Bạn đang tìm kiếm một trường tiểu học cho con? Hãy trả lời những câu hỏi sau.
- Trường học có đáp ứng được những nhu cầu cơ bản?
Dù bạn có thể chọn trường mà ai ai cũng khen tốt nhưng trước hết, hãy cứ đảm bảo rằng nhà trường đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của bạn. Ví dụ, nếu bạn phải đi làm lúc 8:30 mà giờ vào học là 9:00 thì quả là gay go đấy. Tương tự, nếu không có xe buýt mà trường cách nhà 10 km thì chắc hẳn ngôi trường này không phù hợp với gia đình bạn. Cuối cùng, nếu bạn gần như hoặc hoàn toàn không thể đưa con đi học và chuẩn bị bữa trưa cho con, hãy hỏi nhà trường có cung cấp dịch vụ này không và chi phí thế nào (trường công thường phục vụ bữa trưa miễn phí cho một số đối tượng học sinh).
- Tỷ lệ học sinh – giáo viên là bao nhiêu?
Khi tìm hiểu về trường, phụ huynh cần lưu ý mức độ quan tâm mà con mình có thể nhận được trên lớp. Tức là bạn phải xem quy mô lớp học như thế nào, có trợ giảng hay không. Đối với lớp mẫu giáo đến lớp Ba, tỷ lệ học sinh – giáo viên 22:1 là quy mô lớn. Đối với lớp Bốn trở lên, một lớp có khoảng 30 học sinh là giáo viên đã khó quản lí. (Hãy nhớ rằng các nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của quy mô nhỏ đối với lớp Ba trở xuống nhưng không có bằng chứng cho thấy quy mô lớn ở những lớp lớn sẽ phản ánh hiệu quả học tập của học sinh).
Hãy tìm hiểu tỷ lệ này một cách kỹ lưỡng. Vì sao ư? Vì nhiều trường tính toán tỷ lệ nhân viên (chẳng hạn như thủ thư, nhân viên hành chính) và giáo viên, do vậy, tỷ lệ học sinh – giáo viên bị giảm xuống, trong khi các lớp vẫn đông học sinh và giáo viên bị quá tải. Ví dụ, tỷ lệ học sinh – giáo viên là 15:1 có nghĩa lớp có một giáo viên và 35 học sinh, đây là một sự chênh lệch đáng bàn.
Bạn cũng nên hỏi nhà trường về vấn đề gia sư hoặc cố vấn học tập. Trường có cho phép học nhóm, cho phép các học sinh hướng dẫn nhau tự học không? Trường có cho giáo viên hoặc chuyên viên kèm thêm cho học sinh vào giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ học không?
- Nhà trường xử lí các vấn đề hành vi như thế nào?
Những câu hỏi này không quá thoải mái – và nhà trường có thể tìm cách lảng tránh trong các câu hỏi như vậy – nhưng bạn cần hỏi để hiểu được văn hóa ứng xử của trường. Mỗi trường đều có chính sách kỷ luật riêng. Thoải mái hay hà khắc? Họ có các hình thức như hạ hạnh kiểm hay đình chỉ học không? Hay là họ “kỷ luật tích cực” như cảnh cáo lần đầu và cắt giờ nghỉ? Các chính sách kỷ luật rất đa dạng. Quan trọng là bạn cảm thấy hài lòng với cách xử lý của nhà trường.
Các hình thức kỷ luật của nhà trường là gì? (Về mặt pháp lý, nhà trường phải sát sao và công khai các hình thức kỷ luật như đình chỉ học hay xử lý các vụ ẩu đả với chính quyền). Bạn cũng nên nắm chắc về chính sách cấm bắt nạt trong trường. Cán bộ nhà trường có được đào tạo kỹ năng xử lý vấn đề này không?
- Sự độc đáo của nhà trường?
Nhiều trường – cả công lẫn tư – có những thế mạnh về nghệ thuật, ngoại ngữ, công nghệ hay khoa học. Hãy tìm hiểu xem nhà trường chú trọng phát triển cái gì, có phù hợp với sở thích, sở trường và cá tính của con bạn không. Nếu nhà trường không có nền tảng về triết lý hay chương trình giáo dục, hãy hỏi họ về những thành tựu đã đạt được. Nhà trường có hệ thống liên lạc với phụ huynh, vườn trường, chương trình nghệ thuật và tham quan bảo tàng hàng tuần không? Nhà trường có thư viện khang trang hay phòng máy tính hiện đại không? Hãy tìm hiểu một số chi tiết cho thấy bộ mặt và giá trị của trường.
- Có bao nhiêu bài tập về nhà?
Ở đầu cấp 1 thường ít bài tập về nhà nhưng các lớp lớn hơn thì sao? Một cách đơn giản để biết đó là cho trẻ 10 phút mỗi tối để nói về bài tập con nhận được vào cuối tuần, ngày nghỉ hoặc bài tập của các giáo viên khác nhau. (Sự đa dạng này là dấu hiệu cho thấy giáo viên không có triết lý giáo dục giống nhau). Nếu trẻ chú ý đến chương trình sau giờ học, hãy hỏi nhà trường xem chương trình có hỗ trợ học sinh làm bài tập về nhà không.
- Nhà trường hỗ trợ học sinh với phong cách học tập và nhu cầu khác nhau như thế nào?
Câu trả lời tùy thuộc vào con bạn. Nếu con bạn học khá, bạn sẽ muốn cho con vào học một trường có giáo viên giúp con tiến bộ với những chương trình nâng cao. Nếu con bạn có khiếm khuyết về năng lực học tập, bạn sẽ muốn một ngôi trường có các chương trình chuyên biệt và cố vấn học tập hỗ trợ được cho con. Nhà trường có cho các học sinh với nhu cầu học tập khác biệt vào học lớp chung không? Hay họ chia lớp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt? Dù nhu cầu của con bạn là gì, hãy tìm một ngôi trường có đủ năng lực và chuyên môn để dìu dắt con bạn. Nếu không, con bạn sẽ gặp khó khăn để hòa nhập với nền giáo dục mà con bị đặt vào.
- Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nào?
Nếu con bạn cần hỗ trợ sau giờ học, hãy tìm hiểu các lớp học chuyên biệt, các câu lạc bộ thể thao hoặc các hoạt động khác. Nhà trường có mở các khóa học về nghệ thuật, âm nhạc, kịch, khoa học, đánh cờ hay vui chơi tự do không? Nhà trường có dạy các môn thể thao hay cung cấp phương tiện để luyện tập và giải trí không? Yêu cầu để được tham gia câu lạc bộ của trường là gì? Cuối cùng, bạn nên cân nhắc dành thời gian cho con làm bài tập về nhà.
- Cơ sở vật chất của nhà trường
Nếu con bạn cần không gian rộng để chạy nhảy và vui chơi trong giờ nghỉ và giờ Thể chất, bạn nên hỏi nhà trường về không gian trong nhà và ngoài trời. Bạn cũng nên chú ý đến vườn trường và hội trường. Lớp học trông ra sao? Học sinh có ngồi theo dãy ngay ngắn đối diện với giáo viên không? Hay học sinh ngồi theo nhóm ở bàn to?
Cuối cùng, bạn hãy đánh giá độ an toàn của thiết kế tòa nhà. Các cửa và lối thoát hiểm có dễ dàng cho học sinh và người lạ ra vào không? Có nội quy nghiêm ngặt cho vấn đề này không?
- Công tác đào tạo giáo viên như thế nào?
Hiểu được nền tảng chuyên môn của nhà trường là một thách thức. Tuy nhiên bạn nên hỏi về sự hợp tác của giáo viên và mục tiêu chung của họ dành cho học sinh. Giáo viên dạy cùng khối lớp có hợp tác viết chương trình, sử dụng cùng một tài liệu? giao cùng một số lượng bài tập không? Giáo viên có họp mặt thường xuyên để thảo luận về chương trình, kỹ thuật dạy học và các học sinh đặc biệt không? “Cộng đồng chuyên môn” là nơi giáo viên thường xuyên gặp mặt để chia sẻ về các thách thức trong công tác giảng dạy.
- Kỳ vọng của nhà trường dành cho học sinh là gì?
Hãy tìm điểm kiểm tra của trường trên website trước khi có một chuyến tham quan trường. Nếu trường có điểm kiểm tra cao, hãy hỏi tại sao. Có thể bạn sẽ không nhận được lời giải thích thỏa đáng nhưng ít nhất bạn có câu trả lời. Ví dụ, một trường mạnh về môn Tiếng Anh sẽ ra đề kiểm tra tiêu chuẩn ở trình độ thấp, vì học sinh được kiểm tra chỉ để xem họ có biết tiếng Anh hay không. Một trường có phần trăm học sinh bị khiếm khuyết năng lực học tập cao có thể có điểm kiểm tra thấp. Hai nhân tố có thể giúp bạn đỡ rối trí hơn trong vấn đề này đó là: thứ nhất, hãy xem điểm có xu hướng tăng hay giảm; thứ hai, hãy xem học sinh tương ứng với hồ sơ mà bạn đang xét học hành ra sao. Đánh giá điểm kiểm tra của trường bằng nhiều tiêu chí là việc làm hữu ích – mặc dù không phải trường nào cũng công khai điểm kiểm tra.
TÁO TRƯỜNG HỌC
(Một thành viên của Táo Giáo Dục – https://taogiaoduc.vn/)