Con bạn tốt nghiệp đại học là một niềm vui lớn của cả gia đình bạn. Bạn sẽ vẫn vui vẻ ngay cả khi nhận được câu hỏi “con nên làm gì tiếp theo?” và trả lời câu hỏi đó. Thật tuyệt vời! Nhưng nếu bạn không biết trả lời thế nào hoặc trả lời với cảm giác “sao sao” thì có lẽ bạn và con cần bình tĩnh và một chút thời gian để suy nghĩ cho những gì diễn ra sắp tới.
Bài viết 4 phương hướng sau khi tốt nghiệp dưới đây dành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng có thể sẽ rất có ích cho bạn và tân cử nhân của bạn.
_____________________________
Sau bốn năm đại học, việc thích nghi với cuộc sống bên ngoài có thể khó khăn. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm con đường tiếp theo cho bản thân, hãy cân nhắc một số lựa chọn sau tốt nghiệp.
Tốt nghiệp biểu thị sự kết thúc của một quá trình, nhiều sinh viên có thể không khỏi thắc mắc: “Tiếp theo là gì?”
Có một số phương hướng bạn có thể lựa chọn sau khi ra trường – và hành trình của mỗi người sẽ khác nhau. Bạn có thể tìm kiếm một công việc tương ứng với chuyên ngành tốt nghiệp, đăng ký học cao học hoặc thành lập doanh nghiệp của riêng bạn. Nếu bạn muốn có thêm kinh nghiệm trước khi đưa ra quyết định, bạn có thể đi tình nguyện, thực tập hoặc du lịch khắp thế giới trong một năm tạm nghỉ (gap year).
1. Tìm kiếm một công việc tương ứng với chuyên ngành tốt nghiệp
Phần lớn sinh viên ra trường sẽ tìm việc. Trong trường hợp này, cánh cổng đầu tiên cho bạn là dịch vụ hướng nghiệp sau đại học. “Hầu hết các dịch vụ đều cung cấp hỗ trợ liên tục sau khi tốt nghiệp”, Diane Appleton, lãnh đạo trung tâm giới thiệu việc làm tại Đại học Chester giải thích. “Tại Chester, chúng tôi hỗ trợ sinh viên hai năm sau khi tốt nghiệp.”
Diane cũng đưa ra lời khuyên sau đây khi tìm kiếm vị trí tuyển dụng: “Hãy chắc chắn rằng bạn biết những nguồn tuyển dụng tốt nhất cho vai trò bạn đang tìm kiếm. Có hàng ngàn trang web tuyển dụng và các cơ quan, một số chuyên về các lĩnh vực cụ thể.
Cũng cần xem xét các nhà tuyển dụng vừa và nhỏ (SME), cũng như các nhà tuyển dụng nổi tiếng. Trở thành một con cá nhỏ trong một cái ao to không phù hợp với tất cả mọi người; bạn vẫn có thể được đào tạo, phát triển và có triển vọng tốt trong các công ty nhỏ hơn.”
Nếu bạn chưa quyết định nghề nghiệp bạn muốn theo đuổi, hãy xem bạn có thể làm gì với tấm bằng tốt nghiệp và khám phá các lĩnh vực nghề nghiệp truyền cảm hứng cho bạn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng công việc đầu tiên của bạn không ràng buộc bạn mãi mãi với một nghề nghiệp cụ thể, vì vậy hãy cân nhắc mở rộng phạm vi tìm kiếm công việc sau đại học của bạn.
Tạo dựng mối liên hệ với các chuyên gia trong ngành công nghiệp. Điều này có thể được thực hiện thông qua kinh nghiệm làm việc, tham dự các sự kiện kết nối như ngày hội việc làm và các kênh truyền thông xã hội. “LinkedIn đã phát triển thành một công cụ tuyển dụng, cũng như một nền tảng mạng lưới, vì vậy nếu bạn không tham gia vào đó, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội”, Diane bổ sung.
Nếu bạn đang chật vật tìm việc ngay sau khi tốt nghiệp, hãy dành thời gian thực tập, làm tình nguyện, làm thêm hoặc làm nghề tay trái.
Nếu bạn là sinh viên sư phạm hoặc muốn làm việc trong lĩnh vực này thì trang web Táo Nhân Sự là dành cho bạn. Website Táo Nhân Sự là một trang cung cấp thông tin tuyển dụng, hỗ trợ và tạo kết nối cho giáo viên.
“Để tìm một công việc tốt nghiệp, bạn cần phải chủ động, thử các cách tiếp cận khác nhau, tích cực, học hỏi từ bất kỳ công việc nào và liên tục cải thiện hồ sơ ứng tuyển của bạn cho đến khi thành công”, Alan Stuart, giám đốc trung tâm giới thiệu việc làm tại Đại học Middlesex nói.
Nếu bạn rời trường đại học với điểm số 2:2, có rất nhiều lựa chọn mở ra cho bạn. Trong khi nhiều nhà tuyển dụng lớn khăng khăng đòi tỷ lệ 2:1 từ những sinh viên tốt nghiệp tham gia chương trình sau đại học của họ, nhiều tổ chức hiện chấp nhận điểm 2:2.
“Ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng nhận ra rằng trường đại học không chỉ có tỷ lệ 2:1. Các công ty này quan tâm đến những gì bạn đã đạt được, dù là làm thêm, đi tình nguyện hoặc đại diện trường đại học tham gia một nhóm hoặc sự kiện,” Diane nói.
Nhận thêm lời khuyên về quá trình xin việc.
Hãy nỗ lực cải thiện CV và thư xin việc để thể hiện phẩm chất và kinh nghiệm của bạn. Sau đó, khi hồ sơ ứng tuyển của bạn được hồi đáp, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn.
2. Tự làm chủ
Đôi khi bạn cần phải nghĩ thoáng ra. Nếu không thể tìm thấy công việc mơ ước, tại sao không tạo ra nó bằng cách thành lập công ty của riêng bạn? Có lẽ bạn có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời hoặc tin rằng dự án năm cuối của bạn có khiếu kinh doanh. Nếu vậy, việc thử nghiệm các kỹ năng có thể là một bước đi thông minh.
“Nhiều trường đại học hỗ trợ để bạn bắt đầu. Tại Đại học Chester, chúng tôi điều hành Chương trình liên doanh, được thiết kế để trang bị cho sinh viên (đang theo học và vừa tốt nghiệp) các kỹ năng và kiến thức để bắt đầu kinh doanh,” Diane nói.
Nếu bạn có sự tự tin, kiên trì và nhạy bén trong kinh doanh để vận hành tổ chức của bạn, lợi thế của việc tự làm chủ bao gồm:
● độc lập và tự chủ – tự quyết
● kiểm soát – đối với cộng sự và công việc
● tự do – lựa chọn thời điểm và dự án bạn muốn thực hiện
● linh hoạt – đưa ra các cam kết công việc phù hợp với gia đình và các lợi ích khác
● cơ hội – để lập danh mục các hoạt động được tài trợ bởi các nguồn khác nhau, đáp ứng các ý tưởng và đề xuất khi bạn thấy phù hợp
● công nhận – bạn có thể đầu tư cho mọi thứ bạn làm, sáng tạo, thiết kế hoặc phát minh.
“Sau khi tốt nghiệp, bạn nên chuẩn bị một lộ trình khởi nghiệp – dù bạn đang xem xét hoạt động với tư cách công ty một thành viên, kinh doanh tự do hay một tổ chức chính thức hơn như công ty TNHH,” Alan giải thích.
Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng lựa chọn này phù hợp với bạn. Tự làm chủ nghe có vẻ oách, nhưng là chủ sở hữu của một doanh nghiệp, bạn cần dàn xếp nhiều việc như cung cấp dịch vụ, tiếp thị, quản lý tài chính và nhân viên. Bạn cũng sẽ phải chiều lòng khách hàng và đối phó với rủi ro trong công việc. Việc này cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn khi ranh giới giữa công việc và giải trí trở nên mờ nhạt.
3. Làm nghiên cứu sinh
Một cách khác là quay trở lại trường đại học để học cao học, một lộ trình mà nhiều người cảm thấy bổ ích. Tuy nhiên, học thạc sĩ cần thời gian và tiền bạc, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn tham gia vì những lý do chính đáng.
“Nếu bạn thực sự có mong muốn nghiên cứu một khía cạnh cụ thể trong chuyên ngành nào đó, cao học là lựa chọn dành cho bạn. Một số lĩnh vực nghề nghiệp, chẳng hạn như luật pháp và tâm lý học, yêu cầu nghiên cứu ở cấp độ sau đại học để đủ điều kiện,” Diane nói.
Tìm hiểu thêm về cao học và tìm kiếm các khóa học. Để mở rộng kinh nghiệm và chân trời văn hóa của bạn, bạn cũng có thể cân nhắc việc đi du học.
Tuy nhiên, Alan cảnh báo “rõ ràng cần một khoản chi phí không nhỏ dành cho cao học và có ý kiến cho rằng các nhà tuyển dụng đang ngày càng tập trung vào cá nhân – kinh nghiệm, nguyện vọng và động lực của họ – có khả năng ít liên quan đến thông tin giáo dục của họ.”
Đừng lấy bằng thạc sĩ để trì hoãn thời gian hoặc tăng khả năng tuyển dụng nói chung. Các khóa học đắt tiền và không cần thiết cho một số công việc nhất định. Nói chuyện với cố vấn hướng nghiệp của bạn để cân nhắc các lựa chọn sau đại học và nói chuyện với gia đình, phòng đào tạo sau đại học và những người đã làm những công việc bạn muốn để hỏi xem bằng thạc sĩ có đáng học không.
4. Tạm nghỉ một năm
Nếu bạn muốn khám phá thế giới, học thêm ngôn ngữ, trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau và gặp gỡ những người mới trước khi ổn định công việc, bạn có thể tạm nghỉ một năm. Kinh nghiệm du lịch giúp bạn trở thành một ứng viên thú vị và có thể cải thiện công việc trong thời gian dài. Việc dành thời gian trải nghiệm thể hiện sự trưởng thành, kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch tốt và tự túc.
Làm việc trong khi đi du lịch cũng là một cách tuyệt vời để làm đẹp CV của bạn và phát triển một loạt các kỹ năng. Dành một năm để cân nhắc các lựa chọn, quyết định sở thích nghề nghiệp, đi du lịch và tích lũy kinh nghiệm sống cũng giúp bạn đưa ra quyết định nghề nghiệp sáng suốt hơn.
Nếu bạn cũng đang có ý định này, bạn cần phải có kế hoạch hành động khi quay trở lại đời sống thường nhật. Đừng mong đợi một công việc sẽ chờ bạn quay về ứng tuyển. Để tìm hiểu những yêu cầu về công việc ở một quốc gia khác, hãy đến đó trải nghiệm.
Jemma Smith