Hầu hết cha mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của việc đọc cùng với con từ khi còn nhỏ. Trên thực tế, có 18% số cha mẹ quyết tâm tập trung vào việc đọc nhiều hơn với trẻ em cho Chiến dịch Sát cánh Năm học của chúng tôi. Nhưng làm thế nào để chắc chắn con thực sự hiểu những gì đã đọc? Thậm chí, trong khi đọc to tất cả các từ thì trẻ vẫn có thể gặp vấn đề với việc hiểu những gì xảy ra trong câu truyện hoặc được truyền đạt trong đoạn văn.
Để con hình thành được các kỹ năng đọc hiểu thì cần phải luyện tập thường xuyên và liên tục. Trong tuần lễ Đọc của Hoa Kỳ, chúng tôi có điều kiện để gặp gỡ và trao đổi với giáo sư trường Đại học Michigan và chuyên gia về Các công cụ cho Phụ huynh Nell Duke về vấn đề các bậc cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ phát triển các kỹ năng đọc hiểu cho con em mình.
Đọc đa dạng thể loại văn học
Duke giải thích bên cạnh việc thường xuyên đọc thể loại hư cấu và cổ tích với con thì việc đọc các thể loại khác cũng rất quan trọng. Thể loại phi hư cấu, hoặc hiện thực cũng rất quan trọng để xây dựng kỹ năng đọc hiểu. Các cuốn về không gian, lịch sử hoặc khủng long có thể mang đến rất nhiều thông tin mới cũng thu hút trí tưởng tượng cho trẻ. Tuy nhiên cũng đừng dừng lại ở thể loại hiện thực hoặc các câu chuyện có thật. Hãy thử giới thiệu cho con về thơ, báo hoặc thậm chí các hoạt động đòi hỏi hướng dẫn, ví dụ sách hướng dẫn nấu ăn. Bất cứ khi nào con đọc và làm theo hướng dẫn để tạo ra một thứ gì đó, chúng sẽ tự củng cố kỹ năng đọc hiểu của chúng. Hay một lựa chọn nữa cho con là cuốn dạy origami cho những đứa trẻ say mê nghệ thuật và thủ công.
Kể truyện
Đọc không phải là cách duy nhất để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Hãy kể chuyện về những gì bạn đã trải qua hoặc kể về sự kiện nào đó sắp diễn ra. Các câu truyện được bắt đầu bằng, “ Ba/mẹ sẽ kể con nghe một câu chuyện, khi ở tuổi của con..” luôn là một cách hay để xây dựng kỹ năng toàn diện. Khi bắt đầu kể về thời thơ ấu, bạn không kể chi tiết cho con nghe, hãy để ngỏ một vài khía cạnh để cơ hội cho trí tưởng tượng của con. Để trẻ tự suy luận là một quá trình dài và có thể được xây dựng đơn giản bằng cách lắng nghe những câu chuyện mà bạn kể cho chúng.
Giữ thói quen đọc cùng con
Duke nói rằng cha mẹ nên tiếp tục đọc cùng con trong suốt thời kỳ tiểu học. Có thể bạn sẽ nghĩ trẻ tự đọc sẽ tốt hơn. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng những gì trẻ có thể tự đọc chưa chắc đã là những gì chúng hiểu. Đọc to sẽ khiến chúng được tiếp xúc với những từ và từ vựng khó cũng như cấu trúc thông tin và văn học khác nhau. Cũng theo như Duke đã nói, mức độ đọc sách độc lập của trẻ trung bình không tương xứng với mức độ hiểu của chúng cho đến cấp trung học cơ sở.
Đọc kỹ về một lĩnh vực
Nếu con không thích đọc nhiều thể loại thì bạn cũng đừng quá lo lắng! Việc làm chủ một lĩnh vực môn học cũng có thể là lợi thế cho con. Một nghiên cứu gần đây về trẻ em độ tuổi đi học so sánh giữa trẻ em đọc 6 cuốn sách về 6 chủ đề khác nhau và trẻ đọc 6 cuốn về một chủ đề đã chỉ ra rằng, trẻ đọc nhiều sách về cùng chủ đề phát triển được kỹ năng đọc hiểu và từ vựng tốt hơn. Duke cho rằng tầm quan trọng của cha mẹ hỗ trợ sự thích thú đọc của con và cung cấp nhiều những cuốn sách về cùng chủ đề. Khi bạn có thể phát ngán với việc đọc đi đọc lại, thì các cuốn sách khác nhau vẫn là cơ hội để nói với về sự giống và khác giữa các thông tin trong sách. Hơn nữa đó cũng là cách để trẻ so sánh các phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện như Cô bé lọ lem, hay các câu chuyện khác đem lại những lý giải phong phú cho những lí do vì sao sự kiện mang tính lịch sử đã xảy ra, ví dụ sự tuyệt chủng của khủng long.
Đọc lại
Cho dù con bạn đã đọc một cuốn chuyện rồi, thì việc đọc lại luôn rất đáng. Mỗi lần mở những trang sách lần thứ hai, lần thứ ba, trẻ vẫn có thể cảm nhận được sự tinh tế mà có thể chúng đã bỏ xót ở lần đầu. Thời điểm tốt để đọc lại một cuốn sách là sau khi xem một bộ phim dựa trên cùng câu chuyện. Đọc lại câu chuyện lần nữa cho phép trẻ xác định những gì giống và khác nhau giữa phim và chuyện.
Đọc về các sự kiến sắp diễn ra
Hãy thử đọc các cuốn sách liên quan đế các sự kiện hoặc các ngày lễ. Nếu gia đình bạn đang lập kế hoạch cho một chuyến đi, hãy tìm hiểu thông tin về điểm đến thông qua một cuốn sách hướng dẫn du lịch hoặc một câu chuyện liên quan đến di tích lịch sử nổi tiếng ở nơi mà gia đình bạn sẽ đến. Duke cho rằng việc liên kết những điều trong sách đến những điều xảy ra trong cuộc sống của trẻ rất quan trọng. Các cuốn sách không chỉ giúp trẻ hứng khởi về cuộc hành trình sắp diễn ra, mà còn giúp xây dựng từ vựng cho trẻ. Sau khi quay trở về, đọc một cuốn sách tương tự và trò chuyện với về những gì liên quan đến trải nghiệm của chúng. Trẻ học hỏi và làm chủ nhiều kỹ năng từ việc đọc lại các cuốn sách hơn là đọc một cuốn sách mới mỗi lần.
Đặt câu hỏi
Khi bạn đọc to cho trẻ, hãy hỏi trẻ về những gì bạn vừa đọc. Đặt câu hỏi để trẻ trả lời nhiều hơn một từ. Điều này sẽ bắt đầu một cuộc thảo luận dài hơn và để trẻ giải thích ý tưởng của chúng. Thay vì “Tên của bạn cậu bé là gì?” hoặc “Áo của bạn ấy màu gì?” hãy hỏi “Tại sao nhân vật ấy lại cảm nhận theo cách đó?” Điều này không chỉ xây dựng sự hiểu biết về cuốn sách, nó cũng sẽ xây dựng các kỹ năng từ vựng.
Tập trung vào đọc hiểu là điều quan trọng đối với bố mẹ và cho bất cứ ai đọc với trẻ. Hầu hết các bài kiểm tra trạng thái đo khả năng đọc hiểu của trẻ xem chúng hiểu được những gì chúng đọc. Bằng chứng là các kỹ năng đọc hiểu của con bạn đang phát triển bao gồm việc chúng có thích đọc hay không, chúng nói về những gì chúng đang đọc và chúng bắt đầu tạo kết nối từ cuốn sách này sang cuốn sách khác.
Lê Hải Thanh dịch
Nguồn parenttoolkit