8 bí kíp quan trọng giúp thanh thiếu niên đặt mục tiêu hiệu quả

Việc thiết lập mục tiêu có thể khiến các cô cậu thanh thiếu niên nản chí: thanh thiếu niên có những ý tưởng lớn và những giấc mơ lớn, nhưng không có kinh nghiệm bứt phá và tổ chức quy trình tiến đến mục tiêu. Các mục tiêu như “Giành điểm A trong tất cả các môn” hoặc “Tiết kiệm tiền mua một chiếc xe” có thể kết thúc trong sự thất vọng hoặc buông thả.

Nếu cứ thực hiện mà không có kế hoạch và chủ đích, một mục tiêu có thể vô tình ảnh hưởng đến tư duy phát triển. Thanh thiếu niên có thể thất bại với một mục tiêu mơ hồ hoặc cao cả và sau đó suy nghĩ rằng “Thấy chưa? Đằng nào thì mình cũng thất bại.”

Bản thân là một hiệu trưởng trường trung học, tôi đã chứng kiến những thanh thiếu niên đạt thành tích tuyệt vời nhưng vẫn cảm thấy thất vọng vì mục tiêu ban đầu của họ quá mơ hồ hoặc viển vông.

Mặt khác, tôi cũng thấy nhiều em làm được những điều phi thường, cảm thấy hài lòng và có thành tựu. Ví dụ, một số em có điểm số tăng vọt hoặc tổ chức các sự kiện/ câu lạc bộ thu hút sự chú ý của toàn trường.

Trong những trường hợp này, các mục tiêu đã được xác định rõ và có một kế hoạch hỗ trợ. Kiểu thiết lập mục tiêu có cấu trúc này có thể kích thích tư duy phát triển thông qua việc giúp thanh thiếu niên kiểm chứng năng lực và tài lãnh đạo của chính họ.

Những lợi ích chính của việc thiết lập mục tiêu hiệu quả 

Bên cạnh việc kích thích phát triển tư duy, việc thiết lập mục tiêu hiệu quả tạo ra những lợi ích khác cho thanh thiếu niên.

  • Nó dạy cho thanh thiếu niên cách sắp xếp thời gian và nhiệm vụ
  • Nó có thể gia tăng động lực, nâng cao tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm
  • Nó dạy cho thanh thiếu niên cách lan tỏa tinh thần trách nhiệm và cảm hứng cho mọi người
  • Nó mang đến cho phụ huynh, giáo viên và những người lớn khác cơ hội hợp tác với thanh thiếu niên, chắp cánh cho những đam mê và sở thích của các em

Vậy làm thế nào để giúp con bạn (hoặc học sinh) đặt mục tiêu hiệu quả?

8 bí kíp quan trọng giúp thanh thiếu niên đặt mục tiêu hiệu quả

1-Không áp đặt mục tiêu của thanh thiếu niên

  • Thanh thiếu niên có thể từ chối bất kỳ sự kiểm soát nào.
  • Cho phép thanh thiếu niên thiết lập mục tiêu và không áp đặt mục tiêu của bạn lên họ. 

2-Đồng hành và chắp cánh cho đam mê của họ

  • Nếu những điều thanh thiếu niên muốn làm an toàn và hợp lý, bạn hãy thể hiện niềm hứng thú của mình với đam mê của họ và hỗ trợ họ.  

3-Cho họ thấy việc thiết lập mục tiêu là công cụ hỗ trợ họ thực hiện ước mơ

  • Tốt hơn hết là ĐỪNG ép buộc thanh thiếu niên thiết lập mục tiêu hoặc nói rằng đó là điều “nên” hoặc “phải” làm
  • Ví dụ về một lời gợi ý hiệu quả: “Nghe nói em muốn cải thiện khả năng nói tiếng Tây Ban Nha nên đã đăng ký một chuyến trao đổi ngắn hạn đến trường nào đó ở Tây Ban Nha vào mùa hè này. Ý hay đấy. Em có muốn thầy/ cô/ bố mẹ hỗ trợ con lập kế hoạch thực hiện không?”

4-Chọn thời điểm thích hợp để thảo luận về việc thiết lập mục tiêu

  • Nếu thanh thiếu niên phàn nàn về một nhiệm vụ nào đó, chẳng hạn như làm bài tập về nhà, đừng vội vã nói đến chuyện thiết lập mục tiêu với họ. 
  • Sẽ hiệu quả hơn nếu để họ phàn nàn trước rồi khéo léo dẫn dắt sang chuyện thiết lập mục tiêu. 

5-Cho họ thấy rằng họ đang nắm quyền kiểm soát

  • Sẽ ra sao nếu thanh thiếu niên phàn nàn về một tình huống mà họ cảm thấy mất quyền kiểm soát, chẳng hạn như bị điểm kém? Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành bạn đồng hành với họ: “Có vẻ con đang cảm thấy thất vọng vì điểm Toán không như mong đợi”.
  • Sau đó, chỉ cho họ thấy rằng họ đã hoàn thành tốt các mục tiêu khác như thế nào. 
  • Cuối cùng, liệt kê các công việc cụ thể mà họ phải làm để hoàn thành mục tiêu. Điều này rất quan trọng trong việc hình thành nhận thức của thanh thiếu niên về hiệu quả học tập mà họ đã đạt được. 

6-Giúp thanh thiếu niên cụ thể hóa và phân cấp các mục tiêu mà họ đã đặt ra

  • Đôi khi một mục tiêu liên quan đến quyết định của ai đó. Ví dụ, một mục tiêu kiểu như “Em muốn lập nhóm nghiên cứu” sẽ phụ thuộc vào quyết định của huấn luyện viên.
  • Thay vào đó, hãy giúp thanh thiếu niên xác định hiệu quả công việc và kỹ năng cần có để được lập nhóm. 

7-Giải thích rằng giá trị nằm ở hành trình chứ không chỉ là điểm đến

  • Chúng ta không muốn dạy thanh thiếu niên rằng họ không thể hạnh phúc hoặc hài lòng trong HIỆN TẠI và rằng họ chỉ có thể hạnh phúc khi đạt được mục tiêu. 
  • Hãy giải thích với thanh thiếu niên rằng họ có thể hài lòng với tất cả các khía cạnh của quá trình tiến đến mục tiêu. Đó là quá trình có khả năng tạo dựng tư duy phát triển. 

8-Giúp họ thấy giá trị tiềm ẩn và lợi ích của mục tiêu

  • Bạn chỉ có thể đạt được mục tiêu nếu hiểu rõ “lý do” hoặc mục đích đằng sau nó. 
  • Nếu chúng ta nói với thanh thiếu niên rằng: “Rõ ràng là nó quan trọng đối với em. Hãy nói cho tôi nghe thêm về nó đi,” họ sẽ dễ dàng bày tỏ hơn.
  • Bạn có thể xác nhận lý do ban đầu của thanh thiếu niên trong khi giúp họ nhận ra giá trị tiềm ẩn và lợi ích của mục tiêu mà chính họ đặt ra.

Julie Nariman
Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Xem thêm:

Phụ huynh nên biết gì về trường trung học cơ sở và điểm số

Tuổi teen: 10 mẹo giúp cha mẹ kết nối với con

Trở thành hình mẫu cho con ở tuổi teen

đặt mục tiêuHỗ trợ contáo giáo dụctáo trường họcthanh thiếu niênTuổi teen
Comments (0)
Add Comment