Bắt nạt ở sân chơi
Bắt nạt có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và có những trải nghiệm không tốt trong quá trình học tập của trẻ – hãy làm theo lời khuyên dưới đây để giúp con bạn vượt qua trải nghiệm khó khăn này:
Khi nói đến việc gửi con cái đến trường, đối với hầu hết chúng ta, mối quan tâm hàng đầu không phải là liệu con có học tốt hay không mà là con có cảm thấy hạnh phúc không. Khi một đứa trẻ về nhà và nói rằng con bị bắt nạt, nó có thể mang đến cho các phụ huynh một loạt các cảm xúc – từ giận dữ đến lo lắng. Và không còn nghi ngờ gì nữa: bắt nạt thường để lại cho đứa trẻ sự tổn thường về tinh thần và trongnhiều trường hợp cực đoan khiến trẻ có cảm giác muốn tự tử. Nó có thể tác động xấu đến những trải nghiệm và trí nhớ của trẻ, vì nhiều người lớn bị bắt nạt khi họ còn trẻ em có thể chứng minh điều đó.
Một phụ huynh đã chia sẻ với tổ chức từ thiện Family Lives: “Một đêm cô con gái tôi để lại một lời nhắn trên giường rằng con đang bị bắt nạt ở trường. Cô giáo đã tổ chức một cuộc khảo sát của con để tìm ra ‘người bắt nạt con’. Sau cuộc khảo sát đó hoàn thành, con thực sự cảm thấy suy sụp”.
Các loại bắt nạt khác nhau
Khi tổ chức chống bắt nạt trường học ở Anh thực hiện Khảo sát về nạn bắt nạt trên quy mô quốc gia năm 2006, họ đã bị sốc khi thấy rằng 69% trẻ nói rằng chúng đã bị bắt nạt dưới các hình thức khác nhau. Có sáu loại bắt nạt chủ yếu bao gồm: gọi tên kiểu đe dọa, đe dọa, lan truyền tin đồn hoặc nói dối để làm cho người đó gặp rắc rối, ăn cắp tài sản hoặc tẩy chay một đứa trẻ từ bạn bè của họ.
Những kẻ bắt nạt trong trường học đang sử dụng công nghệ mới như điện thoại di động và các trang web mạng xã hội để nhắm mục tiêu nạn nhân của họ”, Liz Carnell cho biết “Bắt nạt trên mạng thực sự có thể tồi tệ hơn các hình thức bắt nạt truyền thống bởi vì sự xúc phạm quá công khai khi website được lan truyền đến hàng trăm học sinh ở trường.”
Hãy dừng lại việc bắt nạt
– Nếu con bạn nói rằng chúng đang bị bắt nạt, hãy giải thích rằng hành vi đó không phù hợp và không được chấp nhận bạn sẽ phải bắt tay vào làm những gì bạn có thể để chấm dứt nó.
– Lắng nghe nỗi sợ của con và trấn an con rằng đó không phải là lỗi của con và con không phải đối mặt một mình.
– Đừng gây áp lực cho con để con phải nói chuyện với bạn.
– Cung cấp cho con những gợi ý về những người khác mà con có thể nói chuyện – người họ hàng, giáo viên hoặc bác sĩ gia đình của bạn – nếu con thấy khó nói chuyện với bạn.
– Khen ngợi và khuyến khích con giúp con xây dựng sự tự tin.
– Giữ một báo cáo với các chi tiết bằng văn bản của sự cố và, thủ phạm.
– Đừng lặp đi lặp lại rằng hành động đó không phải là sự bắt nạt hay chỉ là trêu chọc – sự khác biệt quan trọng là liệu nó có gây đau khổ cho con không.
– Đảm bảo rằng nhà trường có hành động và theo dõi từng bước quan trọng cho đến khi bạn hài lòng.
– Ghi chép các cuộc họp, bản sao các văn bản và chi tiết hồ sơ của các cuộc điện thoại.
– Nếu bạn không hài lòng với câu trả lời của giáo viên, hãy nói chuyện với người khác – có thể là một giáo viên khác hoặc giáo viên đứng đầu nhà trường.
– Luôn thảo luận về các giải pháp của bạn trước khi bạn tiếp tục. Con có thể sợ sẽ bị bắt nạt nhiều hơn sau đó.
– Không bao giờ nói với một đứa trẻ đang bị bắt nạt để ‘chỉ phớt lờ nó’.
– Không bao giờ khuyên con bạn đánh trả lại bạn hay trừng bạt con. Hãy thảo luận những cách khác để con có thể tự đứng lên giải quyết vấn đề.
Táo trường học dịch