Con bạn có thường xuyên tức giận không? Điều đó có ảnh hưởng đến việc học tập, tình bạn và cuộc sống gia đình không? Dưới đây là những chiến lược giúp con quản lý được cảm xúc của bản thân.
Tất cả chúng ta đều có những lúc mất kiểm soát và sự bình tĩnh. Điều đó cũng xảy ra với con trẻ. Nhưng một số trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Điều này có thể gây cho con những tổn thường hoặc gặp rắc rối ở trường, và nhiều trường hợp là sự nguy hiểm.
Sự tức giận có thể là một cảm xúc bình thường nhưng nó có nhiều tác hại. Những trẻ gặp khó khăn trong việc quản lý sự tức giận không phải lúc nào cũng là những đứa trẻ “nghịch ngợm”.
Điều gì gây ra sự giận dữ ở trẻ?
Tức giận là một cảm xúc bình thường, và mọi đứa trẻ đều có những khoảng thời gian không kiểm soát được nó. Đôi khi, có một nguyên nhân đơn giản như đói hoặc mệt mỏi, hoặc bị cô lập, ví dụ: một đứa trẻ có ý thức mạnh mẽ về sự công bằng sẽ rất tức giận nếu có điều gì đó không công bằng đến với con.
Trẻ có thể giận dữ nếu chúng không được lắng nghe, hoặc khi không thể diễn tả cảm xúc. Đó là một hình thức giao tiếp khi trẻ đang cố nói một điều gì đó nhưng chưa học được cách diễn đạt phù hợp.
Đối với một số trẻ, giận dữ là dấu hiệu của tổn thương về cảm xúc. Nếu con cảm thấy rất lo lắng, xấu hổ, sợ hãi nó có thể được che đậy bằng cơn giận dữ.
Quản lý tức giận có thể là một cuộc đấu tranh đặc biệt với những trẻ mắc chứng tự kỷ, ADHD, rối loạn cảm xúc và trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Ví dụ, lớp học tiểu học, với màn hình máy chiếu quá sáng và tiếng ồn liên tục có thể tác động đến những đứa trẻ có vấn đề về giác quan, và điều này quá tải sẽ khiến con tức giận.
Ngăn chặn bùng nổ sự tức giận
Việc dạy con đối phó với cơn tức giận sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và đăc điểm tâm sinh lí, cảm xúc và hành vi, nhưng hầu hết trẻ em đều có thể kiểm soát cảm xúc nếu dùng đúng cách.
– Giúp con bạn nhận ra các dấu hiệu bên ngoài khi con đang tức giận. Một số siết chặt hàm, một số cảm thấy đau bụng,… Nếu con có thể xác định các dấu hiệu của sự tức giận con cũng có thể trở lại dưới sự kiểm soát.
– Tìm đến một nơi an toàn, chẳng hạn như một phòng ngủ yên tĩnh hoặc tại trường học, thư viện (với sự cho phép của một giáo viên). Một số trẻ lấy lại sự bình tĩnh bằng cách đọc sách hoặc nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng; một số cần các hoạt động thể chất, chẳng hạn như la hét hoặc đấm một chiếc gối.
– Dạy con bạn chỉ cần hít thở sâu một chút có thể giúp chúng mang lại cảm giác thoải mái. Khi trẻ tức giận adrenaline trong cơ thể gây ra một loạt nhưng biểu hiện như thở gấp, hổn hển, đỏ mặt,… Thở sâu giúp hấp thu oxy, làm giảm tác dụng của adrenaline. Lúc đầu, bạn cần phải ngồi với con và nói chuyện với chúng thông qua các bài tập thở, nhưng trẻ đã quen chúng có thể để tự mình làm.
– Giúp con bạn gọi tên cho cảm xúc để giữ được cảm giác bình tĩnh. Ví dụ, nếu con bạn nói, “Con cảm thấy tức giận vì con không làm xong bài tập này con thấy mình thật kém cỏi” trong trường hợp này con có thể nhờ giáo viên giải thích thêm.
– Chánh niệm đang được sử dụng hiệu quả trong việc loại bỏ những cơn giận dữ tức giận. Ở dạng đơn giản nhất, nó liên quan đến việc con tập trung tất cả sự chú ý của chúng vào thời điểm hiện tại: ở đây và bây giờ: chúng có thể nghe được gì? có thể ngửi thấy mùi gì? có thể cảm thấy áp lực đang đè trên ghế và bàn chân trên sàn nhà? Hoạt động này giúp làm chệch hướng sự chú ý giảm những cảm xúc tiêu cực.
Nếu con thấy khó khăn này, hãy cố gắng dạy con siết chặt và giải phóng tất cả các cơ trong cơ thể theo thứ tự – từ ngón chân đến khuôn mặt. Tập trung sự chú ý vào cảm giác giúp phân tâm khỏi sự tức giận của họ. Một số trẻ thích bóp các quả bóng hoặc sử dụng đồ chơi để giải quyết căng thẳng.
– Với tư cách là phụ huynh, hãy cố gắng nhận ra những yếu tố kích thích cảm xúc của con, như lưu giữ thông tin trong một cuốn nhật ký về những lần con tức giận. Ví dụ, nếu con luôn tức giận khi bạn yêu cầu con tắt máy tính, hãy con lời cảnh báo 10 phút, năm phút và hai phút, nó có thể sẽ hữu ích.
Nếu con ở trong một tình huống căng thẳng cần sử dụng các chiến lược để kiểm soát tính khí, hãy chắc chắn bạn khen ngợi những nỗ lực của con. Điều này sẽ giúp con tự tin vào bản thân.
Phải làm gì nếu con mất bình tĩnh
Cho dù có bao nhiêu chiến lược đối phó cũng không thể tránh khỏi sự tức giận. Điều quan trọng là con phải nhận ra rằng tức giận là một cảm xúc bình thường và con không phải xấu hổ vì điều đó. Nếu bạn nói với con đừng có cảm thấy tức giận, con sẽ cảm thấy con là một đứa trẻ xấu hay không bình thường.
Điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh và kiểm soát bản thân. Nếu những người lớn xung quanh trẻ tỏ ra sợ hãi trước các con tức giận, khi đó trẻ sẽ cảm thấy không an toàn. Tương tự như vậy, hãy cố gắng không tức giận với của con bạn: hãy nhớ rằng con đang cố gắng giao tiếp với bạn nhưng chưa tìm được cách phù hợp mà thôi.
Nếu sự tức giận của con như quả bong bóng, hãy giúp con tìm một nơi an toàn, yên tĩnh để giúp con bình tĩnh lại nhanh hơn. Một số trẻ thích ở một mình khi chúng tức giận, nhưng hãy cố gắng ở lại với con và nhắc nhở con hít thở thật sâu.
Cố gắng nói chuyện với con ở mức tối thiểu nếu con đang bị khủng hoảng. Hãy nói theo cách thật nhẹ nhàng và đơn giản.
Cho con bạn không gian và thời gian cần thiết để bình tĩnh lại. Điều này có thể mất khá nhiều thời gian, và đôi khi, bạn có thể nghĩ con đã bình tĩnh, nhưng sau đó cơn tức giận lại bùng lên. Phụ huynh cũng cần phải giữ bình tĩnh và chắc chắn rằng bạn sẵn sàng ở bên con.
Trong trường hợp cực đoan, khi con có nguy cơ làm tổn thương bản thân hoặc người khác, bạn có thể phải kiềm chế chúng, nhưng hãy sử dụng nó như một phương sách cuối cùng.
Sau đó cần nói chuyện với con bạn về nguyên nhân khiến con bùng nổ sự tức giận và những gì chúng có thể hạn chế nó. “Một số trẻ em có thể nói về cảm xúc của bản thân một cách khá dễ dàng, trong khi những trẻ khác cần giúp đỡ nhiều hơn. Bắt đầu bằng cách yêu cầu con cho bạn biết điều gì đã xảy ra, nhưng đừng hỏi con TẠI SAO con tức giận vì con không thể nói cho bạn biết.’
Đối phó với sự tức giận ở trường
Trẻ em hay tức giận có thể gặp khó khăn ở trường. Cảm xúc của con có thể ảnh hưởng đến việc học tập và bị dán nhãn là học sinh cá biệt. Tình bạn của con cũng có thể bị ảnh hưởng, con có thể bị cô lập và đối xử không công bằng.
Hãy nói chuyện với giáo viên của con và chia sẻ về những tình huống khiến con không kiểm soát được cảm xúc. Ví dụ, nếu con có xu hướng mất bình tĩnh trong khi chơi bóng đá vào giờ chơi, thì cần phải có một người lớn giám sát để tránh những xung đột.
Một không gian yên tĩnh, an toàn trong trường học là điều cần thiết. Con có thể đến thư viện, phòng giáo viên để kiềm chế cảm xúc. Đặc biệt là đối với trẻ em có vấn đề cảm giác, những trẻ bị choáng ngợp bởi sự ồn ào và các hoạt động trong lớp học. Tương tự như vậy, khi đó cần có một người lớn đáng tin cậy có thể ở bên con.
Nếu việc tức giận khiến con hoặc người khác gặp nguy hiểm, điều quan trọng là làm cho giáo viên của nhận thức được điều này. Về phía nhà trường phải có chính sách quản lý hành vi bạo lực hoặc hung dữ, có thể bao gồm cả các biện pháp mạnh.
Sự tức giận của con: khi bạn cần giúp đỡ
Hầu hết trẻ sẽ học cách kiểm soát cảm xúc khi chúng lớn lên và có kinh nghiệm hơn nhưng đôi khi vấn đề nghiêm trọng hơn, bạn thực sự cần sự giúp đỡ:
- Hành vi của con đang khiến bản thân con hoặc những người khác gặp nguy hiểm.
- Nó ảnh hưởng đến việc học của con, hoặc khiến giáo viên phải vật lộn để kiểm soát chúng.
- Những cơn tức giận đang ảnh hưởng đến tình bạn, ví dụ, nếu những đứa trẻ khác không chơi với con.
- Sự tức giận của con đang tác động tiêu cực đến cuộc sống gia đình.
- Con tỏ ra buồn bã, căng thẳng hoặc lo lắng về hành vi của bản thân.
Người đầu tiên bạn cần là bác sĩ gia đình – người có thể giới thiệu con với các dịch vụ tư vấn tâm lí. Ngoài ra bạn có thể tham gia các khóa học nuôi dạy con cái và các hội thảo quản lý sự tức giận cho con của bạn….
Việc lo lắng rằng hành vi của con bạn là do bạn gây ra là một quan niệm không chính xác. Nó có thể phá hủy niềm tin và sự nỗ lực của bạn. Cố gắng đừng che giấu nó. Hãy tâm sự và chia sẻ!
Theo theschoolrun.com
Táo trường học dịch