Chửi thề: vấn đề của trẻ tuổi trong độ tuổi đi học

Nó có thể là một cú sốc đối với các bậc phụ huynh khi lần đầu tiên nghe thấy đứa con ngoan ngoãn của mình chửi thể. Bạn tự hỏi liệu rằng con đã học thứ ngôn ngữ đó ở đâu và liệu con có thật sự hiểu những gì con đang nói hay không. Cách bạn phản ứng việc con chửi thề ở tuổi đi học sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con trong tương lai.

Nó có thể là một cú sốc đối với các bậc phụ huynh khi lần đầu tiên nghe thấy đứa con ngoan ngoãn của mình chửi thể. Bạn tự hỏi liệu rằng con đã học thứ ngôn ngữ đó ở đâu và liệu con có thật sự hiểu những gì con đang nói hay không. Cách bạn phản ứng việc con chửi thề ở tuổi đi học sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con trong tương lai.

Chửi thề: tại sao trẻ ở tuổi đi học lại làm điều đó?

Khi trẻ ở tuổi đi học, chửi thề thường là để thể hiện cảm xúc tiêu cực. Nó thường là một phản ứng với một cảm giác đau đớn, khó chịu hoặc bực bội.

Trẻ em cũng có thể chửi thề để phù hợp với xã hội. Con có thể đang cố gắng trở thành một phần của nhóm, hoặc muốn được nổi bật bằng cách làm hài hước hoặc gây sốc cho cuộc nói chuyện. Trẻ em cũng có thể bắt chước người khác chửi thề.

Một số trẻ chửi thề để phản ứng lại với những thái độ của cha mẹ chúng.

Làm gì khi con chửi thề: hành động ngay lập tức

Nói chuyện với con về sự lựa chọn từ ngữ khi nói thay vì bỏ qua các hành vi của con. Con bạn có thể không hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của một từ chửi thề. Nhưng trẻ ở tuổi đi học hiểu rằng lời nói của con có thể làm tổn thương hoặc xúc phạm người khác.

Phản ứng của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc con có chửi thề nữa hay không. Giữ bình tĩnh và giải thích rõ ràng rằng từ mà con bạn sử dụng không được chấp nhận. Bạn cũng có thể giải thích rằng từ đó có thể làm tổn thương cảm xúc của người khác. Điều này sẽ có tác dụng lâu dài hướng tới ngăn ngừa việc con chửi thề trong tương lai.

Bạn có nên giải thích ý nghĩa của từ đó không?

Trẻ em ở tuổi đi học có thể hiểu được những cách giải thích đơn giản. Nếu bạn nghĩ rằng con có thể hiểu được ý nghĩa của từ đó, bạn có thể hỏi con những từ con nói có nghĩa là gì. Sau đó, sử dụng cách nói đơn giản giải thích tại sao nó không ổn.

Ví dụ: bạn có thể nói, ‘Đó là một từ dành cho các bộ phận riêng tư của cơ thể. Chúng ta không nên sử dụng nó như thế trong gia đình’. Hoặc bạn có thể giải thích rằng từ đó mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hoặc không tôn trọng các nhóm người nào đó.

Phải làm gì với việc chửi thề: về lâu dài

Hãy biến chuyện chửi thề trở thành một chủ đề để thảo luận trong gia đình và thống nhất giữa các thành viên về ngôn ngữ có thể chấp nhận được, hãy để cho con được tham gia vào cuộc thảo luận này. Ví dụ, trong một số gia đình từ “vãi” được chấp nhận nhưng những từ khác thì không.

Nếu gia đình bạn có quy tắc về việc chửi thề, sẽ dễ dàng hơn khi chỉ ra cho con thấy con đang sử dụng ngôn ngữ không được chấp nhận. Ví dụ: bạn có thể nói, “Con vừa nói từ gì vậy? từ đó không được phép nói trong gia đình mình”.

Hãy nhớ rằng các quy tắc này áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Nếu bạn muốn con bạn không chửi thề, bạn và các thành viên khác trong gia đình cũng không bao giờ được phép làm điều đó.

Dưới đây là một số ý tưởng để con không chửi thề:

  • Giải thích cho con rằng một số từ được chấp nhận ở nhà có thể không được chấp nhận ở trường (hoặc ở các nơi công cộng hoặc nhà của bạn). Các địa điểm khác nhau có các quy tắc khác nhau.
  • Hãy suy nghĩ về các từ khác để thay thế nếu bạn cảm thấy khó có thể ngăn cản việc chửi thề, và các cách để xử lý các tình huống khó khăn. Ví dụ, thay vì chửi thề, bạn có thể nói điều gì đó như, ‘Tôi cảm thấy thực sự thất vọng hoặc tức giận’. Bằng cách này, bạn đang dạy con biết cách thể hiện cảm xúc tốt hơn. Nếu bạn đã từng chửi thề thì việc con chửi thề cũng không phải là điều khó hiểu.
  • Khen ngợi con khi thấy con xử lý một cách thích hợp hơn với sự tức giận hoặc thất vọng. Ví dụ, nếu con nói với bạn rằng một người bạn đã dùng lời lẽ tục tĩu để trêu ghẹo con, hãy khen ngợi con, và khuyên con tránh xa người bạn đó và không sử dụng những từ chửi bậy.
  • Hãy nhận biết những gì con bạn xem, nghe và chơi. Điều đó có nghĩa là bạn nên biết về các chương trình trên TV mà con đang xem, các bài hát mà con thích…

Con của bạn sẽ nghe những lời nói bậy hoặc tiếng chửi thề trên truyền hình hoặc các video. Tốt nhất là hãy chuẩn bị cho tình huống này. Nếu con bạn hỏi bạn tại sao họ lại sử dụng một từ xấu, bạn có thể chia sẻ với con về chuyên các gia đình khác nhau có các quy tắc khác nhau.

Giải quyết chửi thề bằng cách đối phó với nguyên nhân

Nếu bạn biết tại sao con bạn chửi thề, nó có thể giúp bạn tìm ra được giải pháp

Chửi thề để giống với mọi người

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang chửi thề để phù hợp với những người xung quanh, hãy thử nói chuyện với con về lý do tại sao con nghĩ rằng các bạn của con lại chửi thề. Bạn có thể chia sẻ những cách khác để giải quyết điều đó.

Khi trẻ lớn lên, tốt nhất là nhắc nhở chúng rằng chúng có thể sử dụng ngôn ngữ khác nhau ở các nhóm người khác nhau – nhưng một số từ không bao giờ được chấp nhận.

Chửi thề vì giận dữ và thất vọng

Nếu chửi thề là vì tức giận hoặc thất vọng, bạn có thể giúp con bạn gọi tên cho những cảm xúc đó – ví dụ: ‘Tôi thực sự tức giận / thất vọng’. Điều quan trọng là con phải biết rằng đó là điều bình thường và phải thừ nhận những cảm xúc này. Dạy con cách thể hiện cảm xúc của mình bằng những từ thích hợp hơn.

Với sự tức giận, điều quan trọng là con cần tránh xa những gì khiến con tức giận. Ví dụ, nếu con của bạn đang tức giận với một người bạn của con, hãy bảo bạn ấy bỏ đi hoặc yêu cầu một người lớn giúp đỡ.

Với sự thất vọng, bạn có thể nói chuyện với con thông qua các bước để giải quyết vấn đề cho bản thân. Ví dụ, nếu con đang cố buộc dây giày của mình, đề nghị con bắt đầu, từng bước, từng bước để buộc được nó.

Trong cả hai tình huống này, bạn có thể dạy cho con những cách để đối phó với sự tức giận và thất vọng như: cho con đếm đến 10, hít thở sâu hoặc nói về những cảm xúc khó khăn.

Bạn cũng có thể khuyến khích con sử dụng các từ thay thế như “thật là ghê gớm” hoặc “Trời ơi” hoặc đôi khi là các cử chỉ hài hước mà bạn và con cùng nhau tạo nên.

Khi con bạn vẫn tiếp tục chửi thề

Một số trẻ em sẽ tiếp tục chửi thề sau khi được nhắc nhở. Nếu bạn thấy con mình trong tình huống này, có thể thử các chiến lược sau:

  • Nêu rõ các quy tắc. Ví dụ: bạn có thể nói, ‘Chúng ta sử dụng ngôn ngữ tôn trọng trong gia đình mình’.
  • Khẳng định bạn sẽ không chịu đựng bất kỳ hành vi hoặc ngôn ngữ nào gây tồn thương hoặc xúc phạm người khác. Trẻ ở tuổi đi học có thể hiểu về việc làm tổn thương cảm xúc người khác.
  • Nói cho con của biết hậu quả sẽ xảy ra nếu bạn nghe thấy những lời chửi thề – ví dụ, thời gian im lặng hoặc mất đặc quyền như thời gian xem TV, tiền tiêu vặt, v.v.
  • Khen ngợi con đã không chửi thề trong những tình huống bình thường. Hoặc nếu con không chửi thề trong một thời gian dài, hãy nói với con rằng bạn tự hào vì con đã biết cách cư xử và sử dụng từ ngữ rất lịch sự.

Nếu chửi thề vẫn liên tục lặp lại với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn, bạn có thể cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia về trẻ em như một nhà tâm lý học hoặc nhân viên tư vấn trường học.

Con thường nghe các từ nói bậy, chửi thề ở đâu?

Trẻ thường tiếp nhận từ nói bậy, chửi thề từ nhiều nguồn, bên ngoài và bên trong gia đình. Không phải tất cả trẻ đều học từ cha mẹ.

Việc tiếp xúc với những lời chửi thề trên TV có thể dẫn đến xu thế, trào lưu ở trẻ.

Bạn bè và bạn bè cũng sẽ ảnh hưởng đến con. Trẻ tiếp nhận những từ mới khi con tiếp xúc với các bạn cùng lớp hoặc các bạn lớn hơn.

(http://raisingchildren.net.au)

Táo Trường Học dịch

Chửi thềHỗ trợ conNói bậyPhụ Huynhvấn đề về hành vi
Comments (0)
Add Comment