Các bậc phụ huynh ngày càng lo lắng về sự tiến bộ của con cái trong kĩ năng đọc hơn bất cứ môn học nào trong nhà trường.Để giúp học sinh đạt được kết quả trong các môn toán, văn học, khoa học, lịch sử, địa lý và các môn học khác, kĩ năng đọc sách phải được phát triển đầu tiên. Học sinh không thể học tốt các môn học ở nhà trường nếu chúng gặp những khó khăn trong vấn đề nhận dạng các con chữ trong một đoạn văn bản.
Vì vậy, kĩ năng đọc là vô cùng quan trong đối với việc học ở trường, cha mẹ là người đóng vai trò lớn trong việc giúp trẻ trở nên hứng thú với việc đọc và khuyến khích chúng có sự phát triển trong các kĩ năng đọc.
Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ trước tuổi đi học có thể học cách đọc?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ con học về kĩ năng đọc trước khi chúng bắt đầu đi học. Trên thực tế, chúng học một cách tốt nhất qua việc quan sát. Ví dụ, trẻ nhỏ nhìn những người xung quanh đọc báo, sách, bản đồ và các biến báo.
Cha mẹ cũng có thể tạo nên sự hứng thú cho trẻ qua việc tìm hiểu các ấn bản in như: nói với con về các kí hiệu trong môi trường sống của chúng, để cho con cảm thấy thích thú với việc được tự đọc.
Khi đọc sách cho con trước độ tuổi đi học, bạn nên chỉ tay vào dưới các con chữ trên trang sách. Việc làm này vô cùng đơn giản nhưng giúp cho trẻ bắt đầu chú ý đến các từ ngữ và những từ ngữ trên trang sách trở nên có ý nghĩa. Chúng cũng có thể mang lại những nhận thức đầu tiên về kĩ năng đọc (ví dụ như đọc sách phải đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, một câu được tạo nên từ các từ và có những câu thì dài hơn một dòng trong trang sách…)
Tôi nên làm gì khi con không thích đọc?
Vào độ tuổi trước tiều học, từ lớp 1 đến lớp 3, trẻ tiếp tục học cách đề đọc. Đó là một quá trình phức tạp, khó khăn đối với nhiều đứa trẻ nhưng cũng có thể là dễ dàng với những đứa trẻ khác. Trong những năm tháng này điều cần thiết nhất là khơi gợi hứng thúc đọc sách chứ không nên quá chú tâm đến việc học các kĩ thuật đọc.
Hoạt động đọc sách nhằm mục đích giải trí và hay tìm kiếm thông tin đều có tác dụng phát triển hứng thú đọc sách và mang đến cho trẻ cơ hội để luyện tập kĩ năng đọc một cách có hiệu quả. Những phụ huynh có con ở lứa tuổi tiểu học nên cung cấp cho trẻ những cuốn sách để đọc ở nhà. Phụ huynh nên ưu tiên những cuốn sách có khả năng khuyến khích sự tò mò hoặc mở rộng nềm đam mê về thế giới xung quanh chúng.
Bằng cách khuyến khích và làm mẫu trong thời gian rảnh rỗi, đọc sách ở nhà, cha mẹ đã tạo nên những bước đi quan trọng đầu tiên trong việc phát triển khả năng đọc sách ở trẻ.
Làm thế nào có thể tìm kiếm được những thông tin bổ ích cho các bậc cha mẹ?
Những nghiên cứu hiện nay về kĩ năng đọc đã chỉ ra cho phụ huynh và các giáo viên:
- Trẻ đọc nhiều, đọc rộng, sẽ trở thành người đọc thông minh.
- Đọc và viết là hai kĩ năng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Trong mối quan hệ với con trẻ, cha mẹ vừa đóng vai trò là hình mẫu, vừa là người hỗ trợ khuyến khích những nỗ lực của trẻ.
Những nghiên cứu đã chỉ ra một số biện pháp để cha mẹ có thể giúp con cái trong việc đọc?
Những gợi ý dưới đây có thể có ích cho các bậc phụ huynh:
- Tạo nên một hình mẫu — Cha mẹ hãy đọc sách thường xuyên và đọc sách cùng con.
- Cung cấp cho con nhiều thể loại sách — một vài cuốn sách đọc để giải trí nhưng cũng có những cuốn sách đọc để có được thông tin về các thói quen, sở thích…
- Khuyến khích các hoạt động yêu cầu con phải đọc – ví dụ, nấu ăn (đọc các nguyên liệu chế biến món ăn), cách làm diều (Đọc hướng dẫn), hoặc nghiên cứu cách một con chim xây tổ hay giới thiệu về một bờ biển đẹp (sử dụng các sách tham khảo)
- Xây dựng thời gian đọc, thậm chí chỉ cần 10 phút/ngày.
- Viết các tờ giấy “note” cho con, khuyến khích con phản hồi.
- Yêu cầu con mượn sách ở thư viện về nhà để đọc cho anh chị em trong nhà.
- Duy trì “buổi tối đọc sách” mỗi tuần (thay vì việc đi xem phim).
- Khuyến khích tất cả những nỗ lực của trẻ cho dù là nhỏ nhất.
(By: Beverley B. Swanson – Nguyễn Hữu Long dịch)
(Nguồn: http://www.readingrockets.org/article/how-can-i-improve-my-childs-reading)