Bạn cần yêu cầu con bạn làm điều gì đó. Thật bình tĩnh. Thật hợp lý. Và có chủ đích.
Thay vì hành động, bạn thủ thỉ với con. Đáp lại là sự im lặng.
“Có lẽ con không nghe thấy tôi chăng?,” bạn nghĩ. Vì vậy, bạn nhẹ nhàng hỏi lại. Cứng rắn, nhưng nhẹ nhàng.
Không có gì sau đó.
Bạn cảm thấy mình nhanh chóng rơi vào chu kỳ quen thuộc của “Nhắc lại. Nhớ lại. Nhắc lại. Nhớ lại.”
Và sau đó, cơn tức giận bùng lên. Trong khoảnh khắc cảm thấy thất bại hoàn toàn, bạn hét lên những yêu cầu mà chỉ vài phút trước, bạn đã từ tốn nói với con. Tình thế căng như dây đàn, mọi người đều thất vọng và nản lòng.
Tôi hiểu. Hầu hết các bậc cha mẹ đều vậy. Tôi đã nuôi dạy con cái trong hơn mười lăm năm và có thể nói một cách dứt khoát rằng việc trẻ em “không lắng nghe” là sự thất vọng phổ biến nhất mà tôi biết được từ các ông bố bà mẹ.
Dù vậy, nếu bạn muốn xử lý thái độ không phản hồi của con bạn, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu TẠI SAO con KHÔNG lắng nghe. Thường thì sự thiếu phản ứng của con là một TRIỆU CHỨNG, chứ không phải vấn đề thực sự.
Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này, bạn chắc chắn sẽ thấy một trường hợp “không lắng nghe” đơn giản phát triển thành các vấn đề hành vi nghiêm trọng như giận dữ bộc phát, thách thức và cự cãi.
Tại sao trẻ không lắng nghe?
Câu hỏi hay! Tại sao chúng phớt lờ bạn? Tại sao bạn phải lặp đi lặp lại một điều gì đó cho đến khi chán không chịu nổi và điên lên?
(Trước khi chúng ta tiến xa hơn, hãy chắc chắn rằng bạn đã loại trừ bất kỳ tình trạng y tế tiềm ẩn nào có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu của con bạn. Nếu bạn tin chắc thính lực con của bạn hoàn toàn bình thường, hãy đọc tiếp.)
Trẻ em ở mọi lứa tuổi – từ chập chững biết đi đến thanh thiếu niên – đều có nhu cầu năng lượng cao. Khi trẻ em không có cơ hội giải phóng năng lượng theo những cách tích cực – lựa chọn trang phục, lên thực đơn cho bữa tối, lựa chọn trò chơi… chúng sẽ phát huy sức mạnh của mình theo những cách tiêu cực.
Bởi vì trẻ em có quyền kiểm soát cơ thể và ngôn ngữ của chúng, các cuộc xung đột năng lượng phổ biến (và bực bội) nhất xảy ra khi trẻ sử dụng cơ thể và ngôn ngữ để từ chối các yêu cầu của người lớn.
Bằng cách chọn KHÔNG lắng nghe, trẻ em có thể khẳng định sức mạnh của mình.
Hành vi này chỉ đơn giản là cách trẻ em thể hiện nhu cầu kiểm soát và ra quyết định nhiều hơn trong cuộc sống.
Tôi không khuyên bạn cho phép con giải phóng năng lượng tùy ý. Bằng cách thực hiện một vài chiến thuật nuôi dạy con tích cực đơn giản, bạn có thể trao cho con quyền lực trong giới hạn của bạn. Như vậy, sự hợp tác với con bạn sẽ được cải thiện và chu kỳ đáng sợ nhắc lại – nhớ lại – nhắc lại – nhớ lại sẽ kết thúc.
Có phải “không lắng nghe” chỉ là một cái mác?
Trước khi đi sâu vào các chiến thuật cải thiện khả năng giao tiếp với con trẻ, hãy xem xét câu hỏi này: Chính xác thì ý bạn là gì khi bạn nói rằng con bạn “không lắng nghe”?
Khi nói chuyện với các bậc cha mẹ, việc “không lắng nghe” cuối cùng thường trở thành một thuật ngữ bao trùm vô số vấn đề. Bởi vì cụm từ “không lắng nghe” rất mông lung nên khó tìm ra giải pháp.
Tôi không nói đến những lần con bạn phớt lờ bạn vì lý do chính đáng – điều đó vẫn luôn xảy ra! Tuy nhiên, thường thì việc “không lắng nghe” có liên quan đến một số vấn đề tiềm ẩn.
Con bạn cảm thấy mệt mỏi, đói hay không khỏe? Hoặc có một số vấn đề kiểm soát sâu hơn đang khiến con bị ngắt kết nối, chẳng hạn như…
Việc nhà?
Bài tập về nhà?
Giờ ngủ?
Sự so sánh với anh chị em trong gia đình?
Đừng gọi mọi cuộc “chiến tranh lạnh” là “không lắng nghe”. Đi sâu khám phá căn nguyên của tình trạng, sau đó bạn có thể lập kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề đó một cách cụ thể.
Nếu đó thực sự là một trường hợp không lắng nghe điển hình, dưới đây là 7 bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo con bạn thực sự lắng nghe bạn.
7 bước để trẻ lắng nghe
1. Lại gần con
Khi bạn cần con chú ý, hãy chắc chắn rằng bạn đã thu hút được sự chú ý của con – tức là giao tiếp bằng mắt. Khi bạn cúi xuống và nhìn thẳng vào mắt con, bạn không chỉ kiểm chứng con nhìn và nghe thấy bạn, mà còn tăng cường giao tiếp.
Xem thêm: Sự chú ý và hành vi của con bạn
Điều này nghĩa là bạn có thể phải rời khỏi phòng giặt hoặc đặt máy đánh trứng xuống trong một phút rồi bước sang một căn phòng khác. Sự gần gũi là chìa khóa – không ra lệnh cho con từ một vị trí khác mà trò chuyện với con.
2. Thay mệnh lệnh phủ định bằng mệnh lệnh khẳng định
Đừng chạm vào em trai con. Đừng chạy nhảy trong hội trường. Đừng nghịch đồ ăn. Đừng đọc câu tiếp theo. (Bạn đã thấy tôi đã làm gì lúc đó chứ?)
Các mệnh lệnh phủ định, chẳng hạn như “đừng” và “không” khép trẻ em vào quy trình kép. Trẻ em phải trả lời hai câu hỏi:
1) Bố/Mẹ KHÔNG muốn mình làm gì?
2) Bố/Mẹ muốn mình làm gì thay cho hành động kia?
Xem thêm: Làm cha mẹ thật khó – tư duy phát triển có thể giúp
Điều đó khó hiểu và mâu thuẫn. Ví dụ, nếu bạn nói rằng “Đừng chạm vào anh trai con”, một đứa trẻ phải dừng hành vi hiện tại VÀ xác định hành vi thay thế phù hợp: Nếu mình không thể chạm vào em, điều đó cũng có nghĩa là mình không thể ôm em ư? Mình và em có thể chơi đuổi bắt với nhau không? Mình có thể high five với em không? Mình có thể giúp em mặc áo khoác hoặc buộc dây giày nếu mẹ nhờ mình không?
Thay vào đó, hãy bảo con bạn nên LÀM thế nào.
Thay vì nói “Đừng chạm vào em trai con”, hãy thử nói “Chạm nhẹ vào em thôi con nhé” hoặc “Em con không thích mọi người chạm vào lúc này nên hãy nắm tay lại khi chúng ta còn đang ở trong ô tô nhé”.
Thay vì nói “Đừng để đồ chơi bừa khắp sàn nhà”, hãy thử nói “Con bỏ đồ chơi vào thùng đi nhé”.
Thay vì nói “Đừng chạy nhảy trong hội trường”, hãy thử nói “Đi bộ trong hội trường thôi, con”.
3. Nói CÓ
Nghĩ về điều ngay lúc này. Phản ứng bình thường của bạn đối với 10.000 yêu cầu đến từ con bạn mỗi ngày là gì? “Không”, đúng thế chứ?
Khi bạn ngập trong một đống yêu cầu, thật khó để sàng lọc chúng theo cách có ý nghĩa, vì vậy bạn chỉ đưa ra câu trả lời rập khuôn: “Không, không phải hôm nay.” “Không có thời gian để làm điều đó.” “Không”
Nhưng nếu “Không” là câu trả lời thường trực của bạn, không có gì lạ khi trẻ em ngừng lắng nghe những yêu cầu của BẠN! Hãy cố gắng nói “Có” thường xuyên hơn. Câu trả lời “Có” của bạn sẽ bắt đầu gây ngạc nhiên và thích thú cho con bạn và khiến chúng chú ý hơn mỗi khi bạn yêu cầu!
Thay vì nói “Không, chúng ta không thể đi công viên”, hãy thử nói “Công viên nghe có vẻ hay ho! Chúng ta nên đi vào thứ Sáu, sau giờ học hay sáng thứ Bảy?”
Thay vì nói “Không, con không thể ăn kem”, hãy thử nói “Con có muốn ăn kem tráng miệng vào tối thứ Bảy hoặc Chủ nhật không?”
Mặc dù vẫn có những tình huống đòi hỏi câu trả lời dứt khoát “Không”, nhưng bằng cách nói “Có” nhiều hơn, bạn sẽ tạo thêm cơ hội cho con bạn điều chỉnh hành vi.
4. Rút ngắn yêu cầu của bạn
Ôi trời, tôi cũng mắc cái tật nói dông dài. Cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ, có xu hướng biến câu trả lời năm giây thành một bài luận văn dài năm phút!
Có một câu nói trong ngành bán hàng: “Đừng bao giờ nói hai lời nếu bạn có thể nói một lời mà đã bán được hàng”. Tôi nghĩ nó cũng có ý nghĩa trong việc nuôi dạy con cái. Khi cố gắng thu hút sự chú ý của con bạn, hãy nói ngắn gọn nhất có thể và con bạn thậm chí không có thời gian để cự nự!
5. Nói lời cảm ơn trước
Giúp con bạn đưa ra một lựa chọn thích hợp bằng cách thực hiện bước nhảy của niềm tin này. Lời khen ngợi “Cảm ơn con đã phơi khăn sau khi tắm” sẽ khích lệ con bạn hướng tới hành vi tốt hơn là nói “Mẹ không muốn nhìn thấy khăn tắm của con vứt bừa trên sàn thêm lần nào nữa!”
Mọi người, và vâng, kể cả trẻ em, thường sẽ sống theo kỳ vọng của chúng ta nếu chúng ta quản lý họ theo cách tích cực. Cho họ biết trước rằng bạn tin tưởng họ sẽ làm điều đúng đắn, điều đó nuôi dưỡng các mối liên hệ mở và tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
6. Đảm bảo con hiểu
Một cách đơn giản để đảm bảo con bạn đã nghe thấy và hiểu ý bạn là yêu cầu con nhắc lại những gì bạn nói.
Trong lĩnh vực y tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 40-80% thông tin bác sĩ chuyển đến bệnh nhân bị lãng quên hoàn toàn hoặc bị hiểu lầm (và hãy nhớ rằng chúng ta đang nói đến NGƯỜI LỚN chứ không chỉ trẻ em).
Để tránh sự hiểu lầm này, các bác sĩ đã bắt đầu sử dụng phương pháp dạy lại: yêu cầu bệnh nhân nhắc lại cho bác sĩ những hướng dẫn điều trị mà họ vừa nhận được. Phương pháp này đã được chứng minh là làm tăng đáng kể khả năng lưu trữ thông tin từ bệnh nhân.
Công cụ tương tự có thể được sử dụng hiệu quả với trẻ em. Một khi bạn đã giao tiếp bằng mắt, rút ngắn yêu cầu và giải thích rõ ràng những gì bạn cần con làm, hãy bình tĩnh yêu cầu con bạn nhắc lại những gì chúng vừa nghe.
Bằng cách đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu, bạn sẽ thấy sự cải thiện tức thời trong giao tiếp và hợp tác tại nhà bạn.
7. Trình bày quan sát
Nếu bạn thấy một nhiệm vụ chưa được hoàn thành, đừng khiển trách, chỉ cần trình bày QUAN SÁT: “Mẹ thấy còn một chiếc áo khoác trên sàn nhà” hay có thể hỏi Hôm nay con định dọn dẹp nhà cửa như thế nào?”
“Kế hoạch của con là gì?” là một trong những chiến thuật yêu thích của tôi để tránh các cuộc đấu tranh quyền lực. Nó hiệu quả bởi vì nó đã giả định rằng bạn có một kế hoạch – cho con bạn một cơ hội để giữ thể diện và nhanh chóng đưa ra một kế hoạch tức thời nếu chúng không có sẵn!
“Ồ vâng! Con đã lên kế hoạch đổ rác ngay sau khi kết thúc bữa trưa ạ.” Điều đó giúp bạn trao quyền chủ động cho con theo hướng tích cực! “Thật tuyệt vời! Mẹ thật sự đánh giá cao hành vi giúp đỡ của con.”
Lời kết
Hãy nhớ rằng, thái độ “không lắng nghe” luôn là một lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Mặc dù nó có vẻ giống sự thách thức hoặc không tập trung của con trẻ, nhưng nhiều khả năng đó là một cách để thu hút sự chú ý của người lớn hoặc thể hiện nhu cầu quyền lực của chúng.
Trẻ em và người lớn đều có nhu cầu được nhìn và nghe thấy. Khi nhu cầu này không được đáp ứng, trẻ em sẽ ngừng lắng nghe chúng ta. Điều này tưởng chừng phản trực giác nhưng RÕ RÀNG hiệu quả vì đó là lời phàn nàn số một mà các bậc cha mẹ chia sẻ!
Nếu những cuộc đấu tranh quyền lực như “không lắng nghe” đang gây căng thẳng cho gia đình bạn, tôi sẵn lòng hướng dẫn bạn từng bước để uốn nắn trẻ mới biết đi đến trẻ vị thành niên. Tôi thích giúp cha mẹ giải quyết vấn đề này và đã giúp hàng ngàn gia đình giống như các bạn.
Như mọi khi, làm cha mẹ là một niềm hạnh phúc! Chúng tôi ở đây vì bạn!