Nuôi dưỡng tình yêu học tập

Nhiều bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cam kết phát triển những người học suốt đời nhưng điều đó có ý nghĩa như thế nào? Làm thế nào để biết được những mầm non tương lai có đang đi đúng hướng? Và làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng tình yêu đối với việc học tập?

Nhiều bậc cha mẹ và các nhà giáo dục cam kết phát triển những người học suốt đờinhưng điều đó có ý nghĩa như thế nào? Làm thế nào để biết được những mầm non tương lai có đang đi đúng hướng? Và làm thế nào chúng ta có thể nuôi dưỡng tình yêu đối với việc học tập?

Làm thế nào để khơi dậy lòng ham học?

Gần đây, tôi bắt gặp cậu con trai 12 tuổi của mình đang cố dùng kính lúp để đốt cháy một đống cành cây nhỏ. (Con đã được tôi cho phép và đảm bảo an toàn). Con ngồi ở đó 30 phút nhìn chằm chằm vào ánh sáng chiếu lên những cành cây. Không có gì xảy ra cả. Tôi đề nghị con đưa ra giả thuyết về lý do tại sao đống cành cây không bắt lửa và con đã nói một số ý tưởng thú vị. Khi chúng tôi đi đến một cuộc thảo luận về lửa và tôi nhìn thấy niềm say mê hứng thú trên gương mặt con trai, tôi nhận ra rằng cơ hội học tập vô tận từ sự tò mò của nó.

Tôi nói: “Nếu bây giờ bố dạy lớp Sáu, bố sẽ thiết kế một đơn vị kiến thức cho cả học kì có tên là: Làm thế nào để bắt đầu một trận hỏa hoạn?” Phản ứng của cậu bé không nằm ngoài dự đoán của tôi: Nó thốt lên: “Ôi… Chắc sẽ tuyệt lắm đây!”

Tôi mô tả đơn vị kiến thức mà tôi sẽ thiết kế, phù hợp với các tiêu chuẩn lớp Sáu. Tất nhiên, chúng ta sẽ khám phá khoa học và bên cạnh đó, xem xét vai trò của lửa trong lịch sử. Gần đây tôi có xem một bộ phim tài liệu của Michael Pollan dựa trên cuốn sách mới nhất của ông, Cooked. Trong tập đầu tiên, ông khám phá xem lửa có mối quan hệ như thế nào với sự phát triển của loài người bởi vì lửa giúp tổ tiên ta nấu ăn, do đó thức ăn trở nên bổ dưỡng hơn, cho phép não chúng ta phát triển – và phần còn lại là lịch sử.

Khi tôi giới thiệu tài liệu này cho con trai tôi, con tôi vẫn đặt cây hỏi và chỉ ngừng lại khi tôi giải thích về bài học mà tôi đã mơ ước: những huyền thoại về lửa đến từ khắp nơi trên thế giới, cách chúng ta kết hợp nghệ thuật vào đơn vị kiến thức này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem cháy rừng tự nhiên ảnh hưởng đến cộng đồng như thế nào?

“Con nghĩ có thể có bao nhiêu câu hỏi về lửa?” Tôi hỏi con trai. “Một ngàn,” con nói mà không hề do dự. “Không, mười ngàn ạ,” con nhanh chóng sửa lại.

Chính sự tò mò ấy sẽ nuôi dưỡng, duy trì và định hướng kết quả trong một tình yêu học tập. Tôi tin rằng, đó là vai trò chính của giáo viên – khơi gợi sự tò mò và thắp lên niềm đam mê học tập.

Các câu hỏi gợi mở

Bước đầu tiên mà cha mẹ và các nhà giáo dục cần làm để nuôi dưỡng một tình yêu học tập là đặt những câu hỏi gợi mở. Gợi mở có nghĩa là từ một câu hỏi ban đầu, dẫn dắt để đặt tiếp những câu hỏi khác. Chúng ta có thể nói với con mình thế này: “Con muốn biết thêm điều gì? Sao con lại nghĩ như vậy?” Chúng ta có thể khen ngợi câu hỏi của con: “Ý tưởng của con thú vị đấy. Bố/ mẹ rất hài lòng.” Chúng ta có thể hạn chế không trả lời các câu hỏi của con, ngay cả khi chúng ta biết câu trả lời:  “Bố/ mẹ đánh giá cao câu hỏi đó. Con nghĩ thế nào? Tại sao con lại nghĩ điều đó có thể xảy ra?”

Chúng ta càng khuyến khích các câu hỏi thì càng tốt. Nếu đang trong lớp học, chúng ta có thể liệt kê các câu hỏi của học sinh lên bảng. Chúng ta có thể tham khảo các câu hỏi của họ. Chúng ta có thể nhắc nhở họ về những gì họ muốn biết khi nào họ được quyền quyết định việc học của bản thân. Cho học sinh lựa chọn là một chiến thuật quan trọng để nuôi dưỡng tình yêu học tập.

Cho học sinh lựa chọn

Để trở thành những người học suốt đời, học sinh cần có cơ hội theo đuổi sự tò mò và sở thích cá nhân. Một số trường học khuyến khích giáo viên thiết kế các đơn vị nghiên cứu phù hợp với tiêu chuẩn và đáp ứng được lợi ích của học sinh; ở các trường học khác, giáo trình cố định hơn và giáo viên ít nói về những lựa chọn mà họ có thể cung cấp cho học sinh.

Dù phải thừa nhận rằng chúng ta làm việc trong những môi trường khác nhau, tôi vẫn khuyến khích các giáo viên tạo mọi cơ hội để học sinh được lựa chọn. Đôi khi việc đọc tự do sẽ kích thích học sinh đặt câu hỏi; đôi khi giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh viết theo chủ đề tự chọn. Khi bạn lên kế hoạch và hướng dẫn, hãy nhớ câu hỏi này: “Làm cách nào để tạo cơ hội học tập cho học sinh tự học và theo đuổi sự tò mò?” Bạn có thể sẽ thành công hơn mong đợi.

Những khoảnh khắc “xuất thần”

Những khoảnh khắc đó có thể xảy ra ở bàn ăn tối hoặc khi bạn đang lái xe chở con đi học và chợt nghe thấy một điều gì đó trên đài. Những khoảnh khắc đó có thể xảy ra khi bạn đang trên đường đến căng-tin trường để ăn trưa và một học sinh nói chuyện về thời tiết. Hãy lắng nghe và tìm kiếm những khoảnh khắc “xuất thần” trong bạn để có thể khơi gợi niềm tò mò ở lũ trẻ. Mỗi ngày, có rất nhiều khoảnh khắc như vậy và mỗi đứa trẻ có thể nghĩ ra vô số câu hỏi.

Ngay lúc này, bạn đang tò mò về điều gì? Vui lòng chia sẻ trong phần bình luận dưới đây.

ELENA AGUILAR

Táo trường học dịch

Hỗ trợ conTình yêu học tậpViệc học của con
Comments (0)
Add Comment