Trong khi giúp đỡ học sinh có học lực yếu dành được nhiều sự quan tâm và chú ý để làm sao giúp các em cải thiện thành tích học tập, thì những em học sinh được cho là có năng khiếu hay học khá giỏi lại thường bị bỏ qua.
Quá đỗi quen thuộc khi những đứa trẻ có năng khiếu có thành tích tốt trong học tập, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không bao giờ mắc lỗi hoặc gặp vấn đề với việc học ở trường, giống như bất kỳ học sinh nào khác. Thất bại trong dạy học cho trẻ em có năng khiếu không chỉ giới hạn ở việc tự chúng không đạt điểm. Bộ não trẻ ghi dấu thất bại khi những nỗ lực liên tiếp không đạt được mục tiêu mong muốn. Thất bại có thể xảy ra khi một đứa trẻ điểm A bắt đầu nhận được các bài kiểm tra điểm A trong một môn học và sau đó, mặc dù rất nỗ lực, nhưng không thể đạt được một điểm A nào nữa.
Mắc sai lầm trước các bạn cùng lớp là một dạng thất bại khác đối với những trẻ năng khiếu và điều này có thể gây ra hậu quả tiêu cực, khiến chúng nghi ngờ trí thông minh của chính mình.
Chìa khóa là giúp trẻ có năng khiếu đối phó với thất bại và vượt qua các thử thách và dạy chúng nỗ lực và thất bại là một phần của quá trình học tập.
Nhiều trẻ có năng khiếu cấp 1 học rất giỏi mà không cần phải học nhiều như các bạn cùng lớp, do đó chúng có thể thiếu kỹ năng tổ chức, thiết lập ưu tiên và lập kế hoạch mà bạn bè đã học và thực hành trong những năm nền tảng. Kết quả là, trẻ có xu hướng nghi ngờ bản thân, thất vọng và cuối cùng từ bỏ sự kìm hãm vì chúng không bao giờ có cơ hội để phát triển các nguyên tắc cơ bản cuối cùng cần thiết ở các lớp trên.
Ở bài viết này xin được đưa ra những gợi ý hữu ích bạn có thể làm để giúp tăng sự tự tin cho những đứa trẻ tài năng của mình và giúp chúng xây dựng bộ kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch cần thiết để tiếp tục thành công:
Xây dựng và nuôi dưỡng sự kiên cường và kiên trì ở trẻ
Nhiều trẻ có năng khiếu không quen với việc gặp thử thách, sai lầm hay thất bại vì trước đây chúng có thể chưa từng trải qua những điều đó. Khi ý tưởng về thất bại xuất hiện, chúng có thể không biết cách xử lý như thế nào. Điều này có thể khiến trẻ có năng khiếu mất tự tin, ngừng tham gia các cuộc thảo luận trong lớp, hoặc tránh né những bài tập nâng cao, các nhiệm vụ của học tập dự án. Những đứa trẻ này có thể trở nên quá tin bản thân thiếu khả năng đến nỗi chúng ngừng ôn thi và lựa chọn không tham gia các khóa học cấp cao nhất, mặc dù chúng có trí thông minh dồi dào để thành công. Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể sử dụng để giúp trẻ thay đổi suy nghĩ này:
-
Khen ngợi nỗ lực
Ghi nhận nỗ lực của con thay vì kết quả đạt được và khuyến khích chúng thử những điều mới và chấp nhận rủi ro mắc lỗi một cách thoải mái. Nhắc nhở trẻ rằng chắc chắn sẽ gặp sai lầm, và điều đó hết sức bình thường, vì vậy không nên coi đó là thất bại, mà là cơ hội để học hỏi và tiến bộ. Nói với con rằng luôn có thể làm tốt hơn, và tất cả những gì con có thể làm là chuẩn bị, cố gắng và tiếp tục cố gắng hết sức, thì cuối cùng thành công sẽ đến.
-
Thảo luận về những thách thức mà các nhân vật lịch sử hoặc các nhà tư tưởng đổi mới phải đối mặt
Cho con bạn thấy những ví dụ về những thất bại đã thắp sáng con đường của những người nổi tiếng trên con đường tiến tới thành công, sự đột phá và khám phá của chính họ về kiến thức, công nghệ, nghệ thuật và văn hóa. Điều này sẽ cho con bạn thấy rằng những sai lầm có thể biến thành cơ hội và nó có thể giúp chuẩn bị cho trẻ đối đầu với những sai lầm và thất bại cuối cùng của chính mình một cách hiệu quả hơn.
-
Làm mẫu từ những sai lầm của bạn
Nếu trẻ em tin rằng phạm sai lầm có nghĩa là chúng không thực sự tài năng và tuân thủ các tiêu chuẩn không thực tế, chúng sẽ bỏ lỡ việc phát triển sự sáng tạo và khám phá những cách mới để áp dụng kiến thức. Tạo cơ hội cho con bạn duy trì nỗ lực khi đối mặt với thử thách và giúp trẻ hiểu rằng yêu cầu giúp đỡ có thể là lựa chọn khôn ngoan hơn, và không phải là bằng chứng về trí thông minh kém hơn. Một cách tốt để làm điều này là mô hình hóa hành vi bạn muốn thấy ở trẻ. Nếu bạn mắc lỗi, đấu tranh với các hình thức thuế hoặc thất vọng bởi các hướng dẫn phức tạp để thiết lập một hệ thống máy tính mới, hãy cho con bạn biết bạn cảm thấy thế nào và bạn đã vượt qua thử thách như thế nào.
-
Cho con bạn thấy rằng không bao giờ chỉ có một cách đúng đắn
Nỗi lo sợ sai lầm giảm đi khi trẻ có cơ hội khám phá ra rằng có những quan điểm và cách khác để giải quyết vấn đề.
Khám phá các ví dụ trong đó các sự kiện tương tự được trình bày khác nhau trong sách lịch sử từ các thời đại khác nhau, hoặc nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, hoặc cách mà các nghệ sĩ diễn giải cùng một cảnh sinh hoạt đời sống rất khác nhau.
Khuyến khích con bạn linh hoạt nhận thức bằng cách khuyến khích bé tìm cách khác để sắp xếp các nút từ một túi hỗn hợp, một cách khác để đạt được giải pháp chính xác cho một vấn đề toán học hoặc tạo ra kết thúc khác nhau cho một câu chuyện.
-
Giúp con bạn vượt qua thử thách
Sẽ rất tuyệt vời nếu giúp trẻ nhận ra rằng, thử thách có thể được vượt qua bằng cách phá vỡ vấn đề thành những câu hỏi, vấn đề nhỏ hơn. Khi vấn đề hoặc bài tập đầy thách thức trong các phân đoạn được giải quyết sẽ giúp chúng thành công trong học tập.
Một cách khác để làm điều này là tận dụng những vật dụng cũ như đồng hồ bị hỏng hoặc các thiết bị được xử lý an toàn và khuyến khích trẻ tìm hiểu cách thức hoạt động của đồ vật đó. Nếu trẻ không biết hoặc không chắc chắn, hãy gợi ý để trẻ tách nó ra. Việc bạn không đưa ra hướng dẫn cụ thể, sẽ cho phép con khám phá và trải nghiệm trọn vẹn cảm giác vui mừng khi biết được các phần của đồ vật phức tạp thực ra lại là những vật con đã biết như lò xo, pin hoặc thiết bị khác.
-
Xây dựng các kỹ năng sẵn sàng sử dụng khi cần
Những đứa trẻ có năng khiếu, thường không học các kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoặc thiết lập thứ tự ưu tiên ở tiểu học, thì chúng có thể xây dựng các kỹ năng này cùng với bạn.
Thách thức con bạn với yêu cầu và các dự án liên quan đến sở thích của trẻ và yêu cầu sử dụng kế hoạch trước và điều chỉnh liên tục trong quá trình đạt được mục tiêu.
Ví dụ, khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ gia đình, cải thiện nhà hoặc quyết định mua xe nào, hãy đưa con bạn vào quyết định. Con sẽ hình thành các kỹ năng ưu tiên, lập kế hoạch và phân tích khi chúng thấy mình có thể ảnh hưởng đến quyết định của cha mẹ. Nếu con bạn nhìn thấy ở đâu đó thông tin về một công viên chủ đề đặc biệt, hội trường danh vọng hoặc phiêu lưu bằng thuyền thì bạn có thể xem xét để thêm điều đó vào kế hoạch kỳ nghỉ của gia đình, hãy để bé đánh giá các khả năng và thực tiễn, vì sự liên quan cá nhân của nhiệm vụ có thể giúp thử thách và thúc đẩy nó. Các kỹ năng nghiên cứu và tư duy phê phán của con sẽ được tăng cường khi chúng tự tìm kiếm tài liệu, sử dụng ước lượng chu đáo, so sánh, ưu tiên và điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch.
Với sự giúp đỡ, con bạn sẽ không chối từ hoặc nghi ngờ khả năng của chúng khi đối mặt với thất bại, sai lầm hoặc khó khăn. Khi trẻ tìm mọi cách để giải tỏa sự nhàm chán, phát triển khả năng phục hồi trước những thất bại, chấp nhận rủi ro mắc lỗi và áp dụng nỗ lực để sửa đổi, chúng sẽ sẵn sàng áp dụng tài năng trong suốt cuộc đời và vượt qua ranh giới cùng với việc giải quyết vấn đề sáng tạo và đổi mới dễ dàng hơn.
JudyWillis ǀ Lê Hải Thanh dịch