1. Cô có thể giải thích ngắn gọn động lực thôi thúc cô viết cuốn sách này không? Có phải cô viết về con trai của mình, người gặp khó khăn trong học tập tại một trường học truyền thống?
Tôi sẽ không nói rằng con trai tôi gặp khó khăn trong việc học tập tại một trường học truyền thống, chắc chắn không nhiều hơn bất cứ ai khác. Thay vào đó, tôi sẽ nói rằng con cảm thấy mất tự do vì trường học không thể cho con theo đuổi sở thích cá nhân, đặt câu hỏi cá nhân, giải quyết vấn đề theo cách riêng và trình bày ý tưởng của mình một cách trung thực. Con thấy như thế là vi phạm nhân quyền. Một khi cậu chàng thuyết phục được mẹ và tôi về điều này, chúng tôi tìm thấy một ngôi trường rất khác biệt, thực sự là một mô hình học tập tự định hướng. Cuối cùng, trải nghiệm này đã khiến tôi thay đổi hướng nghiên cứu của mình. Tôi bắt đầu tập trung vào cách trẻ tự giáo dục bản thân – phần lớn thông qua vui chơi và khám phá – khi chúng được tự do và tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng. Tôi viết cuốn sách này vì cảm thấy chúng ta, một xã hội, đang phát triển trí tuệ, xã hội của trẻ em bằng cách tước đoạt tự do mà chúng cần để vui chơi và khám phá.
Đừng để công nghệ quyền năng kiểm soát thông tin bạn thấy. Hãy cập nhật tin tức mỗi ngày.
2. Trong sách, cô viết rằng việc hạn chế tự do không chỉ cản trở quá trình học tập mà còn thực sự gia tăng tình trạng rối loạn tâm lý, tình cảm và xã hội ở trẻ em. Mọi người có thấy điều này không? Cha mẹ có thấy điều này không? Tại sao không có nhiều sự phẫn nộ?
Việc hạn chế quyền tự do vui chơi và khám phá của trẻ em, không có sự định hướng của người lớn, đã diễn ra trong 50 hoặc 60 năm qua. Tình trạng này đã đi kèm với sự gia tăng nỗi lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác ở trẻ em. Bởi vì sự thay đổi diễn ra chậm, mọi người dường như không nhìn thấy. Tuy nhiên, theo thời gian, nó ngày càng trở nên rõ rệt. Ngày nay, do không có các biện pháp khắc phục, tỷ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng gấp 5-8 lần so với những năm 1950. Khi mọi người thấy con mình bị trầm cảm hoặc lo âu, họ có xu hướng đổ lỗi cho bản thân chứ không phải điều kiện xã hội đã tước đoạt tự do của trẻ em. Cũng có khi họ cho rằng đây chỉ là một phần bình thường của thời thơ ấu hoặc tuổi vị thành niên, bởi vì nó rất phổ biến.
3. Trong các cuộc thảo luận giáo dục, mọi người thường nói về mối quan hệ giữa nghèo đói với việc nuôi dạy con cái không chu đáo và tình trạng thất học. Nhưng thật thú vị khi đọc được thông tin các bậc cha mẹ quan tâm quá nhiều đến việc giáo dục con cái thậm chí còn gây hại nhiều hơn đến sự phát triển của con. Cô nghĩ sao về điều này?
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ lo âu, trầm cảm, lạm dụng ma túy và hoài nghi thường cao ở nhóm trẻ em và thanh thiếu niên thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu, đặc biệt là những em có cha mẹ ép học để vào trường chuyên lớp chọn, đặt nặng điểm số và danh hiệu ở trường. Những người trẻ này đang nhìn cuộc sống như một chuỗi các vòng lặp do người lớn thiết lập. Họ không thấy cuộc sống là một cuộc phiêu lưu vui vẻ mà họ nắm quyền kiểm soát. Họ không tìm thấy và theo đuổi niềm đam mê của chính họ. Đây là một sự phát triển đáng buồn.
4. Cô có nghĩ rằng một lý do khiến giáo viên không cho phép học sinh tự chủ trong học tập là họ không tin rằng có thể học bất cứ điều gì từ học sinh của mình? Mục tiêu của giáo viên là gì? Họ có mong muốn “học hỏi” thay vì “dạy dỗ” học sinh không?
Tôi không đổ lỗi cho giáo viên về vấn đề này. Vấn đề nằm ở cả hệ thống. Với cấu trúc trường học của chúng ta, không thể cho phép học sinh chịu trách nhiệm về nền giáo dục của chính họ ở trường. Để làm điều đó, chúng ta cần phải lật lại từ đầu và thiết kế trường học theo mô hình người lớn định hướng chứ không độc quyền. Tuy nhiên, tôi nghĩ giáo viên có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách linh hoạt trong khả năng của hệ thống, tôn trọng học sinh và cho phép học sinh theo đuổi sở thích cá nhân miễn là không quá giới hạn hệ thống cho phép. Thật không may, điều này là khó hơn hơn bao giờ hết kể cả đối với những giáo viên giỏi nhất. Càng ngày, công việc của họ càng thu về một việc duy nhất là bằng mọi giá khiến học sinh đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Không ai quan tâm nhiều hơn về việc học tập thực sự ở trường – mối quan tâm hiện nay tập trung vào điểm kiểm tra.
5. Có những học sinh thích đi học – có lẽ là những em xuất sắc nổi trội gần như không phải cố gắng gì. Họ có gì khác biệt? Hay là họ đang kìm nén điều gì đó?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn học sinh cảm thấy ít hạnh phúc khi ở trường so với bất kỳ môi trường nào khác mà họ định vị được bản thân. Tuy nhiên, đúng là một số học sinh thích đi học. Tôi nghĩ rằng nhiều em trong số đó đã học cách chinh phục các cuộc thi của trường. Họ cảm thấy tốt khi đạt điểm cao, được khen ngợi và trao thưởng. Tuy nhiên, nhiều em lại tỏ ra bối rối khi được hỏi về thực trạng của trường học. Họ thừa nhận rằng họ đã nắm vững nghệ thuật đạt được kỳ vọng của các giáo viên. Tuy nhiên, nhiều học sinh trả lời rằng họ thích trường học vì đó là nơi họ được gặp gỡ bạn bè. Trẻ em thực sự cần bạn bè; nếu trường học là nơi duy nhất họ có thể gặp bạn thì vì lẽ đó, họ thích trường học. Nếu họ có cơ hội chơi với bạn bè ngoài trường, họ sẽ thích nơi đó hơn.
6. Cô viết rằng con người là một thực thể “tự nhiên” mà tồn tại tốt nhất trong một xã hội săn bắt hái lượm. Cô đổ lỗi cho nông nghiệp như là nguồn cơn của sự thay đổi từ xã hội săn bắt hái lượm sang xã hội công nghiệp, nơi trẻ em thường không thích trường học và, với cá nhân tôi, người lớn thường không thích làm việc. Nếu chúng ta có khuynh hướng “tự nhiên” sống trong một xã hội săn bắt hái lượm, nơi trẻ em có thể tự học và người lớn có thể tạo ra những gì họ mong muốn, tại sao chúng ta lại rời xa nó? Có thể nào nông nghiệp là một sai lầm thuần túy của xã hội ngày nay?
Săn bắn hái lượm là bản năng của chúng ta dù chỉ diễn ra trong một phần rất nhỏ của lịch sử tiến hóa. Như vậy, lối sống của thợ săn tự nhiên đối với chúng ta hơn là lối sống hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta có khả năng thích ứng và sáng tạo phi thường. Không khó để tưởng tượng làm thế nào và tại sao con người ở nhiều nơi trên thế giới bắt đầu dần dần làm nông nghiệp bắt đầu từ khoảng 12.000 năm trước. Ông cha ta bắt đầu nhận ra rằng họ có thể tăng năng suất của thảm thực vật nếu rải đều hạt giống hoặc trồng rễ và đào mương để tưới tiêu. Cuối cùng, điều này dẫn đến canh nông, chăm sóc đất đai, thuần hóa động vật,… và cả quyền sở hữu đất đai, hình thành tầng lớp trong xã hội (chẳng hạn, những người sở hữu đất đai có quyền lực hơn những người không) và hệ thống phân cấp quản trị. Kết quả cuối cùng là một thế giới mà trẻ em phải được huấn luyện để tuân theo những người có thẩm quyền để tồn tại. Điều này dẫn đến các hệ thống nuôi dạy trẻ em nhằm ngăn chặn hơn là thúc đẩy ý chí của trẻ. Các trường học của chúng ta xuất hiện từ vài thế kỷ trước trong bầu không khí đó. Các nhà phát triển hệ thống trường học hiện đại đầu tiên của chúng ta khá rõ ràng về mục đích của mình là đào tạo truyền giáo và vâng lời; họ công khai về nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phá vỡ ý chí của học sinh. Hãy nhớ rằng, vào thời điểm đó trong lịch sử, ý chí và tội lỗi gần như đồng nghĩa với nhau.
7. Cuối cuốn sách, cô viết rằng cô tin “hệ thống cưỡng chế sẽ biến mất vào một ngày không xa.” Trong bối cảnh xã hội ngày càng trở nên tồi tệ hơn – tham nhũng, bất bình đẳng, xung đột (Do đó, xã hội người săn bắn hái lượm ngày càng ít giá trị hơn), làm sao cô tin điều này là đúng?
Thực ra, tôi không tin rằng xã hội chúng ta ngày càng tệ hơn. Thực tế, chúng ta đã có những tiến bộ lớn hướng tới bình đẳng hơn, ít tham nhũng hơn, ít bạo lực hơn. Hiện tại, chúng ta đang sống trong một thế giới, theo lý thuyết và ngày càng hiện thực hóa, có sự bình đẳng về nhân quyền đối với mọi người bất kể chủng tộc, giới tính. Theo Stephen Pinker trong cuốn sách của ông, The Angels of Our Nature, lịch sử đã cho thấy sự suy giảm liên tục tình trạng bạo lực trên toàn thế giới và gia tăng sự khoan dung của con người. Tất nhiên, chúng ta còn một chặng đường dài phía trước, việc lạm dụng ngày nay rất phổ biến và khủng khiếp; nhưng chúng ta, trên thực tế, hầu hết đều tốt bụng và khoan dung hơn xưa. Chúng ta cũng đang bước vào một kỷ nguyên mới, trong đó sáng tạo và sáng kiến - chứ không phải là ngu muội, học vẹt, sáo rỗng – được coi trọng. Hệ thống trường học của chúng ta không bắt kịp xu thế và đó là lý do tại sao nhiều người bắt đầu thấy nó như đang đàn áp và phản tác dụng đối với giáo dục lành mạnh trong thế giới ngày nay. Tôi nghĩ rằng sự thay đổi sẽ đến khi mọi người rời khỏi hệ thống trường học.
8. Con trai cô bây giờ đã đạt được những thành tựu gì? Cậu ấy đã đi làm ở Sudbury chưa? Đó là trường học hấp dẫn mà cô viết trong cuốn sách, cho phép trẻ em đi lại tự do, tự giáo dục và lấy bằng thông qua hình thức làm luận án.
Vâng, con trai tôi là một học sinh ở trường Sudbury Valley từ 10 đến 18 tuổi. Sau đó, nó học đại học và làm tốt ở đó, mặc dù con tuyên bố rằng học đại học là lãng phí thời gian và tự học nhiều hơn bằng cách đọc sách thay vì chỉ làm bài tập. Sau đó con làm việc một thời gian với tư cách là một chuyên gia máy tính. Hiện tại, con tôi rất hạnh phúc, nó đang là nhân viên của Trường Sudbury Valley.
Alyssa Figueroa / AlterNet
Táo Trường học dịch