Cải cách giáo dục cần lắng nghe tiếng nói của học sinh
Tôi có cảm giác hơi “giật mình” mỗi khi tôi nghe một nhà hoạch định chính sách giáo dục nói rằng những cải cách giáo dục đang được thực hiện “là cho trẻ em” “vì lợi ích đầu tiên của đứa trẻ”. Những câu nói đầu môi và thực tế về những điều học sinh mong muốn còn là một khoảng cách khá xa.
Tôi có cảm giác hơi “giật mình” mỗi khi tôi nghe một nhà hoạch định chính sách giáo dục nói rằng những cải cách giáo dục đang được thực hiện “là cho trẻ em” “vì lợi ích đầu tiên của đứa trẻ”. Những câu nói đầu môi và thực tế về những điều học sinh mong muốn còn là một khoảng cách khá xa. Đó chính là vực sâu của một cuộc cải cách giáo dục thất bại. Việc đặt giáo viên ra ngoài quá trình cải cách giáo dục là một trong những lí do khiến cuộc cải cách này không thành công. Nhưng không chỉ có vậy, nguyên nhân thất bại còn nằm ở phía người học. Khi mà các chuyên gia giáo dục đã không hỏi chính học sinh – đối tượng của nền giáo dục này xem họ nghĩ gì về những điểm yếu trong trường học và những thay đổi họ muốn được nhìn thấy. Tôi nghĩ tất cả chúng ta có thể bị choáng váng bởi nhận thức, suy nghĩ của học sinh về cả hai vấn đề: nhận diện thực trạng và đề xuất các giải pháp.
Cuốn sách của Nikhil Goyal
Cách đây vài năm một học sinh trung học là Nikhil Goyal và cuốn sách “Một cỡ không thể vừa cho tất cả: Đánh giá của học sinh trong trường học” đã nhận được những đánh giá cao từ các nhà lãnh đạo và chuyên gia giáo dục. Bây giờ ở tuổi 21, Goyal đã xuất bản một cuốn sách thứ hai: các trường học và những trải nghiệm: “Làm thế nào tự do và sáng tạo có thể định hình chúng tôi”. Cuốn sách mới cũng đang được mọi người đón nhận.
Các nhà cải cách khác đã bày tỏ các quan điểm khác nhau với nhiều lời chỉ trích ýe kiến và giải pháp của Goyal. Nhưng trong các chương như “Hãy dừng lại việc ngăn chặn trẻ em” trong cuốn sách đầu tiên của mình và “Niềm tin với con trẻ trong tư cách là con người” cuốn sách đã đưa ra một lời cảnh tỉnh rằng chúng ta nên chú ý đến tiếng nói của học sinh. Tiếng nói của một người trẻ tuổi có thể sẽ là những mục tiêu quan trong trong cuộc cải cách giáo dục. Đó là ví dụ về những gì học sinh có thể làm trong việc đánh giá trường học của mình, xem xét chất lượng giáo dục công, cung cấp phản hồi về những gì họ nhìn thấy và đề xuất cách giải quyết vấn đề.
Một sự thức tỉnh khác
Tôi cũng nhớ về một học sinh khác là Sam Levin, một học sinh ở Great Barrington, Massachusetts. Học sinh này là người tiên phong trong việc tạo nên những thay đổi trong một trường học thông qua dự án ở Great Barrington’s Monument High School. Sam Levin đã thể hiện giá trị, vai trò, tiếng nói của học sinh trong quá trình thay đổi nền giáo dục. Sam Levin đã viết: “Tôi thích trường học. Tôi luôn làm tốt. Tôi luôn đạt điểm cao. Tôi thích hầu hết giáo viên của tôi. Tôi không bao giờ gặp khó khăn. Nhưng tôi đã bắt đầu cảm nhận được một điều gia đó không ổn đang xảy ra xung quanh tôi… Tôi cảm thấy bạn bè của tôi đã không tham gia vào quá trình học tập. Họ không thích việc học, họ không cảm thấy hạnh phúc… và điều đó đã bắt đầu đeo đuổi tôi“. Nhờ sự khuyến khích của cha mẹ, Sam Levin nhận được sự giúp đỡ của một chuyên gia cố vấn, một giáo viên có trách nhiệm, và cuối cùng là hiệu trưởng để tạo nên sự thay đổi.
Mỗi khi tôi nói chuyện với các bạn học sinh, cho dù họ đang ở lớp năm hoặc là sinh viên đại học, tôi thấy mình có bổn phận và trách nhiệm lắng nghe họ. Bằng cách nói chuyện với trẻ em, bạn có thể biết chính xác những cải cách nào thực sự có giá trị và những gì không có tính thực tiễn trong quá trình giáo dục một đứa trẻ. Chúng ta cũng biết được những gì liên quan và động lực cho người học và những gì làm cho họ từ bỏ niềm đam mê học tập. Và nếu có thể, hãy nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp trung học và đại học, bạn có thể biết thêm nhiều về những thất bại của người lớn trong công cuộc cải cách giáo dục.
Gần đây tôi đã xem bộ phim ngắn “Before” đã ghi lại suy nghĩ của những đứa trẻ 11 tuổi khi bước vào trường trung học. Nhà làm phim là cha của một đứa trẻ 11 tuổi, ông muốn nghe những người bạn của con trai mình. Nó bao gồm những mối quan tâm của họ về trường trung học, nỗi sợ hãi khi bị bắt nạt, các vấn đề về giới tính và tuổi dậy thì… Tôi nghĩ rằng những người quản lí ở trường trung học và các giáo viên nên xem nó. Môi trường cảm xúc – xã hội của các trường trung học sẽ như thế nào nếu giáo viên và các chuyên gia giáo dục lắng nghe trẻ 11 tuổi để hiểu được một cách thực sự những gì xảy ra trong trường học và lớp học của họ?
Hãy bắt đầu và hành động
Tôi có hai gợi ý để các nhà giáo dục có thể khuyến khích và sử dụng tiếng nói của học sinh để thu được phản hồi về hoạt động của các nhà trường.
Cách đơn giản nhất là tạo một nhóm nhỏ các đại diện học sinh trong mỗi lớp làm việc với vai trò như một hội đồng tư vấn cho giáo viên. Họ có thể đại diện cho tất cả học sinh và thông qua cuộc họp trực tiếp hoặc qua cuộc đối thoại trực tuyến, hãy liên hệ với giáo viên trong mọi thay đổi của trường và lớp học.
Thứ hai là xây dựng một chương trình giáo dục cảm xúc – xã hội trong nhà trường. Đây là một cuộc khảo sát chuyên sâu về trường học gồm: chương trình giảng dạy, hướng dẫn, chính sách hành vi, hội đồng học sinh và cách thức ra quyết định. Đồng nghiệp của tôi và tôi luôn đồng hành giúp đỡ, hướng dẫn suy nghĩ của học sinh. Chúng tôi làm việc với học sinh một cách cẩn thận để xem xét mọi sự thay đổi và tác động của nó. Tôi cũng mong rằng học sinh của tôi có thể viết một cuốn sách để nói lên những điều mà họ mong muốn và kì vọng.
Cả Nikhal Goyal và Sam Levin đều nói về học sinh và quá trình học tập trong các nhà trường. Nó đã chỉ ra cho các nhà cải cách giáo dục những vấn đề thực sự của nền giáo dục. Thách thức đặt ra là mỗi giáo viên có thể nhận thức và điều chỉnh nó.
Bạn có lắng nghe tiếng nói của người học về chất lượng và các phương pháp giáo dục mà bạn đang sử dụng? Vui lòng chia sẻ kinh nghiệm của bạn dưới đây.
Tác giả: Mark Philips
Nguyễn Hữu Long dịch