Làm thế nào để xử lý những thất vọng trong cuộc họp phụ huynh

Là phụ huynh, không ai thích nghe những điều xấu về con mình trong cuộc họp phụ huynh. Nhưng làm thế nào để vượt qua nó, giúp con mình tìm được cách giải quyết? Đó thực sự là vấn đề.

0 1,441

Là phụ huynh, không ai thích nghe những điều xấu về con mình trong cuộc họp phụ huynh. Nhưng làm thế nào để vượt qua nó, giúp con mình tìm được cách giải quyết? Đó thực sự là vấn đề.

Đi đến cuộc họp phụ huynh ở trường khiến các bậc cha mẹ giống cảm giác khi đi siêu âm. Rất mong chờ nhưng cũng rất hồi hộp và đầy lo lắng. Phụ huynh nên phản hồi như thế nào nếu những thông tin của giáo viên thông báo không tích cực lắm?

Những công thức trong cuộc họp phụ huynh

Mặc dù những lời khen ngợi về sự tiến bộ và hành vi của con khiến bạn cảm thấy tự hào nhưng bạn cũng nên tỏ ra tích cực và mong muốn nhận được những điểm yếu mà con cần khắc phục. Cuộc họp phụ huynh sẽ là một khoảng thời gian vô nghĩa nếu giáo viên không thảo luận về bức tranh một cách toàn diện và đầy đủ. Các vấn đề như hành vi gây rối hoặc không có sự tiến bộ thường được đề cập đầu tiên trong các cuộc họp, do đó phụ huynh cần yêu cầu giáo viên đưa ra các giải pháp cụ thể để con có thể khắc phục chứ không nên nói chung chung “con cần chú ý hơn” “con cần cố gắng nỗ lực hơn”.

Tuy nhiên, trong cuộc họp phụ huynh có thể có nhiều vấn đề nghiêm trọng nhưng không được thông báo. Những vấn đề này thường được thông báo cho cha mẹ ngay sau giờ học, hoặc thậm chí trong một cuộc họp đột xuất.

Trả lời những phản hồi tiêu cực

Các bậc cha mẹ thường cảm thấy khó chịu khi nghe bất cứ điều gì tiêu cực về con. Ví dụ như chia sẻ của một phụ huynh: “Chúng tôi đã quen với các họp phụ huynh với những lời nhận xét khá tích cực, vì vậy tôi đã thực sự bị sốc khi giáo viên nói với chúng tôi rằng con tôi là trung tâm gây ra những xung đột và bất hòa với các bạn trong lớp. Khi đó chúng tôi chỉ ngồi đó im lặng, và không nghĩ được bất kì điều gì”

Trong khi bạn có thể đang hoang mang, hãy cố gắng để không có những cảm xúc tiêu cực. Không nên cho rằng giáo viên đang có ác cảm với con bạn hay cho rằng bạn đang bị giáo viên kể tội. Đây là cơ hội của bạn để đưa ra quan điểm cá nhân và xây dựng kế hoạch với giáo viên để tiếp tục hỗ trợ con.

Lắng nghe tích cực những gì giáo viên đang nói: không giả định điều tồi tệ nhất của con, hoặc luôn tìm cách bảo vệ con. Hãy sử dụng cơ hội này để xây dựng bức tranh đầy đủ hơn về vấn đề. Bạn có thể muốn đặt câu hỏi như:

  • Thưa cô, vấn đề này đã xảy ra trong bao lâu?
  • Nó có ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp không?
  • Thầy cô đã làm những gì để giúp giải quyết vấn đề này?
  • Thầy cô có thể đưa ra lời khuyên để giúp con của vượt qua vấn đề này?
  • Phụ huynh có thể làm gì ở nhà để giúp đỡ?
  • Làm thế nào để bạn có thể nhận được thông báo về sự tiến bộ của con?

Nếu bạn quá sốc trước những thông tin, bạn nên đi ra ngoài lấy lại bình tĩnh và sau đó yêu cầu cuộc hẹn sau đó với giáo viên. Cách làm này cũng hiệu quả khi bạn không hài lòng với những gì giáo viên thông báo.

Nói chuyện với con

“Mối quan hệ giữa cha mẹ, giáo viên và trẻ là mối quan hệ ba chiều, vì vậy điều quan trọng là thảo luận với con về các vấn đề mà giáo viên đã thông báo. Nhưng nếu phụ huynh đang tức giận, hãy bình tĩnh và chờ đến ngày hôm sau để thảo luận với con. Nếu bạn tức giận và năng lời sẽ khiến con cảm thấy bị tổn thương.

Cố gắng làm cho cuộc trò chuyện với con trở nên tích cực: đề cập đến những điều tuyệt vời mà giáo viên đã nói về con, cũng như các lĩnh vực con cần cải thiện. “Một kế hoạch nên hướng đến sự tiến bộ của con, vì thế hãy làm sau để con cảm thấy rằng cha mẹ và thầy cô đang đồng hành để giúp con khắc phục vấn đề và mang đến cho con những điều tốt nhất.

Bạn có thể muốn thảo luận vấn đề với con và đưa ra các biện pháp giải quyết nó ở nhà: ví dụ, nếu con viết vẫn chưa đẹp, hãy thực hành năm phút mỗi buổi tối. Nếu vấn đề liên quan đến hành vi hãy đưa ra các phần thưởng hoặc ghi nhận những hành vi tốt của con như giơ ngón tay, gật đầu, cười, tặng bộ lego,…

Đừng trừng phạt con bạn vì những thông tin trong buổi họp phụ huynh. Có những lúc con cần biết rằng hành vi của con không được chấp nhận, nhưng nếu một vấn đề đã xảy ra và được giải quyết ở trường, bạn không nhất thiết phải trừng phạt con ở nhà.

Lập kế hoạch

Giáo viên của con thường nêu ra vấn đề và đề xuất cách giải quyết. Có nhiều phương pháp khác nhau trong đó điều này có thể xảy ra chẳng hạn như sử dụng một cuốn sách học ở nhà, giao thêm công việc hoặc hỗ trợ để giúp con theo kịp các bạn, sắp xếp các cuộc họp với giáo viên của con, theo dõi sự tiến bộ, sử dụng các phần thưởng,…

“Tôi đã rất lo lắng khi giáo viên thông báo con viết rất chậm, mắc nhiều lỗi chính tả”

Trong một số trường hợp, bạn hoặc giáo viên cho rằng con cần nhu cầu giáo dục đặc biệt hoặc khuyết tật, bạn nên thoải mái thảo luận với giáo viên về điều này.

Khi đó có vấn đề liên quan đến giảng dạy

Trong một số trường hợp, bạn nhận thấy rằng các vấn đề của con là do giáo viên dạy kém hoặc sai phương pháp hoặc sự xung đột về cá tính giữa con và giáo viên. Đây là một tình huống rất nhạy cảm nhưng không phải là ít gặp. Cách tốt nhất là trao đổi với ban giám hiệu nhà trường hoặc các cấp quản lí giáo dục.

Táo trường học

Leave A Reply

Your email address will not be published.