9 Điều Cha Mẹ Không Nên Nói Trong Email Gửi Giáo Viên Của Con

0 557

Ngày nay, việc liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh bằng email ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp phụ huynh gửi đến giáo viên những email không phù hợp. Dưới đây là 9 điều cha mẹ không bao giờ nên nói trong email gửi giáo viên của con.

1. Cáo buộc thay vì thắc mắc

Có một sự khác biệt lớn giữa hai cách nói: “Con nói rằng thầy/cô không để cho con làm lại bài kiểm tra của mình, và tôi cho rằng điều đó là một bất công” và “Con nói rằng thầy/cô không cho con làm lại bài kiểm tra, và tôi muốn hỏi là con nói có chính xác hay không? Con bị có bị nhầm lẫn hay quên điều gì đó trên lớp hay không? “. Hẳn là bạn biết, cách nói nào sẽ mang tính hợp tác và xây dựng nhiều hơn, cách nói nào khiến giáo viên cảm thấy bị kết tội phải không nào?

2) “CÀNG SỚM CÀNG TỐT”

Ngày nay, nhiều phụ huynh làm việc trong môi trường doanh nghiệp hoặc các môi trường năng động khác, vì vậy những từ như “càng nhanh càng tốt” “càng sớm càng tốt” ASAP… được dùng khá phổ biến và thoải mái. Tuy nhiên, khi gửi email cho giáo viên của con, bạn nên hạn chế sử dụng những từ như vậy trừ trường hợp khẩn cấp về sức khỏe hoặc trường hợp đặc biệt khác. Lời khuyên cho phụ huynh, là bạn nên bỏ từ viết tắt này ra khỏi điện thoại và email, để bỏ dần đi thói quen sử dụng nó.

3) “Như đã trao đổi trong email trước”

Điều này tưởng chừng như rất rõ ràng và lịch sự, nhưng trong trường hợp này nó lại không hiệu quả khi giao tiếp với giáo viên của con. Rất có thể giáo viên của con đã bỏ lỡ hoặc bị thất lạc email trước của bạn. Cách nói này khiến cho cả hai phải mất thời gian để suy nghĩ về những điều đã trải qua, tốt hơn hết là hãy nói thẳng vào vấn đề và nội dung điều mà bạn muốn đề cập đến.

4) “Tôi đã nói chuyện với hiệu trưởng và cô ấy nói rằng hãy nói chuyện với thầy/cô trước”

Đôi khi phụ huynh có nhiều mối quan hệ cá nhân với hiệu trưởng, đôi khi phụ huynh là những người có “quyền lực. Khi gặp một vấn đề, phụ huynh sẽ không hỏi trực tiếp với giáo viên mà trao đổi thẳng với hiệu trưởng. Sau đó, khi hiệu trưởng yêu cầu quay lại trao đổi với giáo viên, thì cụm từ “Tôi đã nói chuyện với hiệu trưởng và cô ấy nói rằng hãy nói chuyện với thầy/cô trước” xuất hiện trong email. Quả thực, đó không phải là điều dễ chịu đối với giáo viên chút nào? Tại sao cha mẹ không trao đổi trước với giáo viên của con mà lại kiến nghị đến hiệu trưởng? Tại sao khi đã trao đổi với hiệu trưởng rồi, trong email có cần thiết phải có cụm từ đó nữa hay không?

5) Câu hỏi về những học sinh khác

Giáo viên không thể bình luận hoặc báo cáo về hành vi, thành tích học tập, chỗ ở, thông tin cá nhân, lịch trình… của những học sinh khác. Vui lòng đừng hỏi giáo viên về một điều gì/thông tin gì đó mà bạn không muốn giáo viên nói với người khác về con của bạn.

6) Bất cứ điều gì quá dài dòng

Nếu bạn muốn trao đổi về một điều gì đó dài hơn hai đoạn văn, hãy hẹn gặp trực tiếp giáo viên hoặc sắp xếp trao đổi qua điện thoại.

7) Đặt lịch hẹn hoặc cuộc gọi điện thoại không thực sự quan trọng

Tôi nhớ có lần tôi nhận được email hẹn gặp để trao đổi về một vấn đề quan trọng – nhưng phụ huynh đó lại không nói rõ lý do. Đến khi gặp, thì tôi mới biết, phụ huynh thắc mắc về điểm số của con. Nguyên nhân của thắc mắc này là do phụ huynh bị nhầm lẫn và chưa bao giờ xem phiếu đánh giá mà tôi đã gửi về nhà và đưa trang của lớp học. Trong trường hợp này, nếu phụ huynh nói rõ điều mà họ muốn ngay từ đầu trong email, có lẽ cả hai đã không phải mất thời gian, bản thân tôi cũng không cảm thấy bồi hồi, lo lắng, không biết là có chuyện gì nghiêm trọng.

8) Đưa ra thời hạn trả lời

Hầu hết các trường học đều yêu cầu giáo viên trả lời email của phụ huynh trong vòng 24 hoặc 48 giờ sau khi nhận được email. Việc phụ huynh yêu cầu thời gian giáo viên đưa ra câu trả lời là điều chấp nhận được trong những trường hợp liên quan đến sức khỏe, sự an toàn hay các tình huống đặc biệt. Nhưng sẽ là không lịch sự, thậm chí sẽ khiến giáo viên cảm thấy rất khó chịu khi phụ huynh đưa ra thời hạn trả lời sớm hơn cho giáo viên. Ví dụ như: “Tôi cần nhận được phản hồi vào cuối ngày”.

9) DÙNG QUÁ NHIỀU CÁC CHỮ IN HOA

Trừ khi bạn đang nhấn mạnh điều gì đó hài hước hoặc vui vẻ, còn không thì tất cả các chữ viết hoa sẽ bị coi là mệnh lệnh và đòi hỏi. Nó không chỉ là vấn đề về chính tả, hay thể thức của một email mà còn là điều khiến cho giáo viên cảm thấy không được tôn trọng.

Trên đây là một số điều mà phụ huynh cần lưu ý trong quá trình giao tiếp với giáo viên của con qua email. Có những điều tưởng chừng rất đơn giản hoặc bình thường đối với các ngành nghề hoặc công việc khác. Nhưng đối với giáo viên và công việc giảng dạy, nó lại thể hiện sự thiếu tôn trọng hoặc khiến giáo viên cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Đối với giáo viên, hãy chia sẻ điều này với phụ huynh ngay từ đầu năm học, để tránh được những “lỗi nhịp” trong giao tiếp không đáng có.

Táo Trường Học

Leave A Reply

Your email address will not be published.