Khi cha mẹ và thầy cô giáo hợp tác cùng nhau
Lời khuyên tốt nhất để con cái thành công ở trường là phụ huynh và giáo viên đang hợp tác cùng nhau như các đồng minh tin cậy. Vấn đề này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng nhạy cảm.
Lời khuyên tốt nhất để con cái thành công ở trường là phụ huynh và giáo viên đang hợp tác cùng nhau như các đồng minh tin cậy. Vấn đề này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng nhạy cảm.
Về phía phụ huynh, những điều bạn biết về con mình, sự dành cho con trong các bài tập về nhà và các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Về phía trường học, có tất cả những điều mà giáo viên biết rất rõ về học sinh, sự giúp đỡ đối với quá trình học tập, với sự phát triển về kiến thức, kĩ năng và sự phát triển xã hội, các mối quan hệ với bạn bè.
Thông tin về cả hai phía có thể được kết hợp để tạo sự hiểu biết đầy đủ hơn về con của bạn. Đây không chỉ là lợi ích cho con mà còn cho bạn và giáo viên của con.
- Hãy giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp!
Đó là điều mà cha mẹ đã hiểu nhưng tôi vẫn cần phải lặp đi lặp lại nó. Một trong những chìa khóa để cha mẹ và giáo viên làm việc cùng nhau là có giao tiếp tốt. Quá trình giao tiếp này hoạt động theo cả hai cách.
Chắc chắn, có một số điều bạn nên nói với giáo viên của con về các đặc điểm của con để con có thể hòa nhập tốt với môi trường lớp học, nhưng trách nhiệm duy trì giao tiếp tốt giữa cha mẹ và giáo viên không chỉ nằm ở phụ huynh.
Các mối quan hệ cha mẹ và giáo viên chỉ hoạt động tốt nếu giáo viên không chỉ nỗ lực trả lời những thắc mắc của phụ huynh mà còn tiếp cận để chia sẻ mối quan tâm và khuyến khích con bạn. Nhưng phụ huynh sẽ làm gì khi giáo viên không hợp tác?
- Tiếp cận vấn đề
Đối phó với một giáo viên “có vấn đề” là điều rất nhạy cảm nhưng không phải là không phổ biến. Nếu bạn cảm thấy như giáo viên của con bạn không công bằng hoặc không chia sẻ thông tin về con, đã đến lúc tổ chức cuộc họp phụ huynh để hỏi một số câu hỏi về những gì đang diễn ra trong lớp học của con.
Phụ huynh cần nhớ rằng để tận dụng tối đa thời gian cần phải lên lịch cuộc họp trước.
Việc một giáo viên “tóm lấy” phụ huynh trên sân chơi là việc không thích hợp. Cũng tương tự như vậy, phụ huynh không nên đến trường và kéo giáo viên sang một phòng nào đó của trường. Có một sự khác biệt lớn khi giáo viên đặt một lịch hẹn cụ thể với giáo viên của con để cùng giải quyết một vấn đề nào đó.
- Cùng nhau đối phó với những điều khó khăn
Không phải tất cả học sinh đều thích đến trường hoặc thích cuộc sống ở trường. Trên thực tế, ước tính có tới 20% trẻ em có dấu hiệu muốn từ chối học ở trường trong một giai đoạn nào đó. Và mỗi ngày trôi qua có vô số đứa trẻ than phiền về những điều chán nản ở trường.
Một số phụ huynh gánh trách nhiệm cho các vấn đề của con mình, không nói chuyện đó với nhà trường vì họ cảm thấy như thể đó là vấn đề của họ và họ muốn một mình để giải quyết. Một số phụ huynh có cảm giác rằng nhà trường đang “vô trách nhiệm” trong việc nuôi dạy con cái của họ khi họ nhận được một cú điện thoại phàn nàn về con.
Không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra vậy. Trong nhiều tình huống, phụ huynh và giáo viên ngồi xuống để làm việc và đưa ra các giải pháp với nhau là cách tốt nhất để giải quyết những khó khăn của con. Đối phó với việc từ chối đến trường đòi hỏi bạn và nhà trường chia sẻ những gì bạn biết về con bạn và sử dụng thông tin đó để đưa ra một kế hoạch để con quay trở lại lớp học.
Tương tự như vậy, giáo viên cũng có thể khám phá những lý do con chán ở trường.
Nghe những gì con bạn đang nói ở nhà là hữu ích cho trường học, và biết những gì đang diễn ra trong lớp học cung cấp cho bạn một số thông tin để có thể hiểu rõ hơn những phàn nàn của con.
- Cân nhắc quan điểm của nhau
Xây dựng quan hệ đối tác giữa phụ huynh và giáo viên phụ thuộc vào giáo viên lắng nghe phụ huynh và phụ huynh dành thời gian để hiểu vị trí của giáo viên. Đôi khi cha mẹ và giáo viên đều mắc sai lầm khi loại bỏ quan điểm của người khác.
Là phụ huynh, bạn càng cảm thấy bị gạt bỏ, bạn càng ít có khả năng tham gia vào việc học của con bạn. Là một giáo viên, bạn càng cảm thấy không được lắng nghe, bạn càng có nhiều khả năng ngừng giao tiếp với phụ huynh.
Những thứ có vẻ như đối đầu, giống như vấn đề về bài tập ở nhà. Mục tiêu của giáo viên muốn phụ huynh hỗ trợ con học tập và xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nhưng cha mẹ thì thấy rằng trách nhiệm dạy con và làm bài tập là của giáo viên. Rõ ràng mục tiêu cuối cùng của cả phụ huynh và trường học đều giống nhau, đều muốn giúp trẻ em có trách nhiệm, an toàn và thành công. Nhưng để làm được điều đó, giáo viên và phụ huynh phải hạ vũ khí và coi nhau như những người bạn đồng minh.
Amanda Morin
Táo Trường học dịch