Làm thế nào để giúp một đứa trẻ nhút nhát
Mỗi phụ huynh đều muốn con mình là một đứa trẻ tự tin. Nhưng đối trẻ, sự nhút nhát và lo lắng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống học đường từ tình bạn đến thành tích học tập.
Mỗi phụ huynh đều muốn con mình là một đứa trẻ tự tin. Nhưng đối trẻ, sự nhút nhát và lo lắng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống học đường từ tình bạn đến thành tích học tập.
“Đôi khi sự nhút nhát là do bẩm sinh, đôi khi đó là do ảnh hưởng từ người khác. Vì vậy cha mẹ nhút nhát có thể con cái cũng nhút nhát” (chuyên gia nuôi dạy con Anita Cleare) “Trẻ em không thể học các kỹ năng xã hội từ một cuốn sách; chúng phải ở giữa những đứa trẻ khác và trải nghiệm tất cả”. Nhưng sự nhút nhát không phải lúc nào cũng tác động xấu đến con “Trẻ nhút nhát có thể học cách tự tin trong các tình huống xã hội. Con bạn có thể có ít bạn bè hơn những đứa trẻ khác, hoặc mất nhiều thời gian hơn để hình thành các kĩ năng, nhưng nhút nhát không nghĩa là con kém cỏi”.
Vậy làm thế nào bạn có thể giúp con đối phó với các tình huống xã hội mà con gặp khó khăn?
- Con tôi không có bạn bè
Mặc dù rất khó để biết con có gặp khó khăn trong việc kết bạn hay không nhưng việc nhút nhát không có nghĩa là con sẽ bị cô đơn. “Về lâu dài, trẻ không gặp những bất lợi khi kết bạn” “Thực tế, những đứa trẻ nhút nhát thường có cảm giác tốt về sự đồng cảm.”
Một chiến lược phụ huynh có thể thực hiện là hỏi xem ba người bạn cùng lớp mà con thân thiết; sau đó bạn có thể mời những đứa trẻ này đến nhà chơi. Mỗi lần mời một bạn và trong một thời gian ngắn. “Dành thời gian cho con chơi cùng với một đứa trẻ khác trong môi trường thoải mái là một cách tuyệt vời để thực hành các kỹ năng xã hội,” Anita giải thích.
Nếu con cảm thấy cô đơn trong giờ chơi, khuyến khích con ngồi ở ghế đá, hoặc ghế băng dài với các bạn dưới sân trường. Một số trường học cũng có các chương trình hỗ trợ, cố vấn, nơi đứa trẻ nhút nhát được một người bạn cùng lớp hoặc một học sinh lớn tuổi hơn chăm sóc; điều này có lợi cho cả hai”.
- Con tôi đang bị bỏ rơi trong lớp học
Nếu bạn lo lắng con đang bị bỏ rơi, hãy chia sẻ với giáo viên. Hãy cùng giáo viên thảo luận các cách để khiến con tham gia vào các hoạt động mà không quá áp lực. Ví dụ con không thích lên bảng những con hãy nêu ý kiến của con trong quá trình làm việc với các bạn trong nhóm.
Bạn cũng có thể đặt con mình những thử thách nhỏ nhưng thực tế – như giơ tay xung phong lên bảng một lần mỗi ngày – và khen thưởng cho con hoặc ghi nhận mỗi khi con thành công.
- Con tôi ghét khi phải đi chơi nhà khác
Việc thay đổi môi trường có thể dẫn đến những lo lắng đối với một đứa trẻ nhút nhát, đặc biệt là khi con phải đi đến nhà của người khác. Anita khuyên bạn nên trao đổi với con về những gì con cảm thấy thoải mái và không. Nếu con không muốn đi đến nhà của người khác thì thôi, hãy để người khác đến nhà mình.
Ngoài ra, bạn có thể đi cùng con khi con tham gia các trò chơi, hoặc gặp gỡ bạn bè để giúp con cảm thấy thoải mái.
- Con đòi đi theo tôi trong các cuộc gặp với bạn bè
Mặc dù rất bực bội khi tham gia các buổi gặp gỡ hẹn hò hoặc các bữa tiệc mà phải mang con đi cùng vì lí do con không chịu ở nhà một mình.
Nếu con bạn níu bám lấy bạn điều đó không phải vấn đề lớn và đừng làm cho nó trở nên ồn ào; chỉ cần tiếp tục như bình thường, trò chuyện với bạn bè của bạn, tiếp tục uống tách cà phê của bạn
- Con tôi quá phụ thuộc vào người bạn thân nhất
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng về việc con quá phụ thuộc vào một người bạn. Có vẻ như toàn bộ tình yêu và sự hi vọng đặt vào người bạn đó. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu đứa trẻ đó không thích con bạn hoặc muốn chuyển đi?
Tuy nhiên, việc có một tình bạn đẹp là một điều rất tốt. “Trẻ em cần phải thực hành các kỹ năng xã hội trong nhiều tình huống khác nhau: 1-1, trong các nhóm nhỏ, trong các nhóm lớn, với trẻ lớn hơn, với trẻ nhỏ và với người lớn”. Nhưng có một tình bạn đẹp với một đứa trẻ khác là một cách tốt để con thực hành những kỹ năng này với người mà con cảm thấy thoải mái.
Nếu bạn lo lắng rằng con bạn quá phụ thuộc vào bạn bè – ví dụ, nếu bạn bè của con sếp họ xung quanh, hoặc nếu con buồn khi bạn vắng mặt – bạn có thể nhẹ nhàng khuyến khích con tìm các bạn bè khác, nhưng không cố gắng ngăn cản mối quan hệ, vì điều này có thể gây ra cho trẻ rất nhiều lo âu.
- Con tôi không muốn đi học
Trẻ nhút nhát có thể không muốn tách ra khỏi gia đình, và có thể cảm thấy rất khó khăn khi xa môi trường sống quan thuộc. Điều này có thể làm cho việc đi học trở nên cực kỳ khó khăn.
Nếu bạn đẩy một đứa trẻ đang cảm thấy lo lắng, nguy hiểm đến trường học thì chúng sẽ trở nên lo lắng hơn, vì vậy điều quan trọng là để trẻ tự quyết định. Vì vậy, nếu con lo lắng về chuyện đi học bạn có thể thảo luận với giáo viên rằng con có thể đi trong ngày đầu tiên, sau đó về nhà nếu con muốn hoặc con được phép gọi điện về nhà trong thời gian ngắn.
Thông thường, một khi trẻ đã tìm thấy được sự tự tin, con có thể làm nhiều hơn sự mong đợi. Hãy lắng nghe ý kiến của con. Con có thể nhút nhát, nhưng hãy để cho con nói ra những gì con có thể làm và những gì con không có khả năng thực hiện.
- Con tôi không thích tham gia trò chơi với giờ chơi
Thời gian trong giờ chơi có thể là khó khăn thách thức đối với trẻ nhút nhát. Việc có đủ can đảm để tham gia các trò chơi trên sân chơi có thể khó khăn, và trẻ thích các hoạt động yên tĩnh, một mình hơn là chơi các trò chơi bóng đá hoặc náo nhiệt.
Hầu hết các sân chơi đều có các khu vực dành cho trẻ không muốn tham gia. Vì vậy nếu con bạn thích vẽ hoặc đọc hơn là chơi trò chơi đồng đội, hãy khuyến khích trẻ sử dụng không gian này. Rất có thể là con sẽ tìm thấy những bạn bè khác trong đó. Các trường học thường có giáo viên trực, các thầy cô cũng sẽ khuyến khích con tham gia vào các hoạt động trong giờ chơi.
Các câu lạc bộ sau giờ học cũng có thể giúp con kết bạn với những người khác. Những trẻ cảm thấy bị bỏ rơi ở trường vì chúng không thích chơi bóng đá cũng có thể tìm thấy cảm giác thuộc về những câu lạc bộ đọc sách, vẽ tranh hoặc thiền.
- Con tôi đang bị bắt nạt bởi vì quá nhút nhát
Đáng buồn thay, trẻ nhút nhát đôi khi là mục tiêu của những kẻ bắt nạt. “Con trai tôi bị bắt nạt bởi vì con không giống như các bạn khác, con thích vẽ anime vào giờ nghỉ hơn chơi bóng đá” (Christine – mẹ của Tommy 11 tuổi).
Tất cả các trường phải có chính sách chống bắt nạt, vì vậy nếu con của bạn bị rơi vào hoàn cảnh này hãy yêu cầu sự hỗ trợ từ giáo viên và nhà trường. Ngoài ra, bạn có thể trang bị cho con các chiến lược để đối phó với sự bắt nạt. Dạy con một điều có thể làm và nói trong một tình huống khó khăn. Nó có thể đơn giản như: Xin hãy dừng lại, tôi không muốn bạn làm điều đó, và sẽ tìm một người bạn hoặc người lớn để hỗ trợ.
Chín chiến lược để giải quyết sự nhút nhát
- Không dán nhãn cho con bạn. Đừng nói với con theo cách con là “đứa trẻ nhút nhát” vì điều đó có thể trở thành sự thật.
- Làm mẫu hành vi tự tin. Hãy để con nhìn thấy bạn nói chuyện với người khác, giao tiếp bằng mắt và thể hiện ý kiến của bạn, ngay cả khi điều này không đến một cách tự nhiên.
- Cho con cơ hội để thực hành, ví dụ bằng cách đi đến câu lạc bộ, các buổi họp mặt gia đình, đến công viên,…
- Đặt mục tiêu thực tế: việc nói chuyện với một người bạn trong giờ ra chơi thực tế hơn là tham gia vào một trò chơi bóng rổ ồn ào.
- Tôn vinh thành tích của con. Nhận ra khi con bước ra khỏi vùng thoải mái của và đưa ra nhiều lời khen ngợi.
- Hãy sẵn sàng ở lại với con. Con có thể cảm thấy dễ chịu hơn nếu có bố mẹ bên cạnh.
- Đừng thúc đẩy quá mạnh. Ép con bạn vào những tình huống không thoải mái có thể gây hại nhiều hơn.
- Cho con cơ hội để có cảm giác thành công, đó có thể là việc giúp giáo viên tưới nước cho các cây trồng trong lớp học hoặc chơi một loại nhạc cụ.
- Biết khi nào cần giúp đỡ. Nếu sự lo lắng của con đang lớn dần trở nên nghiêm trọng, hãy nói chuyện với giáo viên của con hoặc hẹn gặp bác sĩ để tìm giải pháp.
Theo theschoolsrun.com
Táo trường học dịch