Trẻ em và COVID-19: Những điều cha mẹ nên biết

0 22,339

Hiện nay, chúng ta đã biết virus corona 2019 (COVID-19) gây ra căn bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp. Trong khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp và các chuyên gia phải học hỏi nhiều hơn mỗi ngày, những lo ngại về dân số trẻ có thể đang đè nặng lên đôi vai của các bậc cha mẹ.

Vì những lý do mà chưa ai hiểu cặn kẽ, COVID-19 dường như không gây bệnh nặng ở trẻ em. Theo Thomas Murray, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tại Yale, phó giám đốc y tế về phòng chống nhiễm trùng tại bệnh viện Yale New Haven Children cho biết: “Kịch bản đầu tiên, và khả thi nhất, là trẻ em mắc COVID-19 nhưng triệu chứng nhẹ hơn.”

Các khả năng khác: họ không tiếp xúc hoặc đã tiếp xúc và không bị lây nhiễm. Tiến sĩ Murray cho biết: “Bất chấp mức độ lan truyền nhanh của virus này và những gì chúng ta biết về các loại virus gây bệnh về đường hô hấp khác ở trẻ em, điều này không khả thi.” Dựa trên những hiểu biết trước đây, có thể nói trẻ em mắc COVID-19 nhưng có triệu chứng nhẹ hơn.

Đến hôm nay, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo ở nhóm tuổi 0-9 và tỷ lệ nhập viện của nhóm này thấp hơn người lớn. Bệnh dường như ảnh hưởng chủ yếu đến người lớn tuổi và những người có bệnh lý nền.

Tuy nhiên, cha mẹ muốn được thông báo và đề phòng khi có thể. Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc của các bậc về COVID-19 và cách nó ảnh hưởng đến trẻ em.

Cha mẹ nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào với con cái?

“Rửa tay, rửa tay và rửa tay”, TS. Murray nói. “Trẻ em thích sờ lên mặt. Mũi, miệng và mắt là tất cả các cổng xâm nhập của virus vào cơ thể.” Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, là rất quan trọng.

Giữ trẻ tránh xa những người bệnh, đặc biệt nếu chúng có các triệu chứng về đường hô hấp. Và nếu con bạn bị ốm, hãy cho chúng ở nhà. Đối với COVID-19, một trong những điều quan trọng nhất để ngăn chặn là cách ly những người nhiễm virus.

Mặc dù chưa rõ COVID-19 được lây truyền ra sao, chúng ta đều biết các loại virus đường hô hấp khác có thể lây truyền như thế nào. “Chúng tôi khuyên bạn nên làm sạch các bề mặt bằng chất khử trùng, như Lysol,” TS. Murray nói.

Khi nào cha mẹ nên cho con đi học?

Nhiều trường học hiện đang đóng cửa để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và phụ huynh nên chuẩn bị cho việc đóng cửa kéo dài. Tuy nhiên, nếu/ khi trường học mở cửa trở lại, phụ huynh nên cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu chúng phát triển, trẻ nên ở nhà.

Và nếu con bạn bị bệnh về đường hô hấp, thường xuyên tiếp xúc với ông bà hoặc bảo mẫu, hãy cố gắng tách họ ra cho đến khi đứa trẻ cảm thấy tốt hơn – trẻ có thể là nguồn lây nhiễm bệnh hô hấp. Điều này rất quan trọng vì người già và những người có bệnh lý nền có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

Xem thêm: Phụ huynh phải làm gì khi con nghỉ học

Khi nào cha mẹ nên gọi bác sĩ?

Liên hệ theo đường dây nóng các số được địa phương, bộ y tế chỉ định nếu biết mình đã tiếp xúc với người mắc COVID-19 hoặc bị sốt, ho hay có các triệu chứng liên quan đến hô hấp khác.

“Bạn không thể gọi bác sĩ nhi khoa nếu con có triệu chứng nhẹ vì lượng virus có thể khó xác định hơn thế,” TS. Murray nói. “Tôi xin nhắc lại là virus dường như biểu hiện rất nhẹ ở trẻ em và ngày nay chưa có phương pháp điều trị. Các loại thuốc được chỉ định nhằm điều trị các triệu chứng là: Tylenol, ibuprofen và hydrat hóa với chất lỏng, như súp gà.”

Các nhà cung cấp kêu gọi các gia đình không gọi cấp cứu trừ phi con họ thực sự cần được chăm sóc đặc biệt. Xét nghiệm COVID-19vẫn chưa có sẵn rộng rãi; đến bệnh viện chỉ để xét nghiệm là không nên. Điều này cũng giúp bệnh viện cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho những trẻ em thực sự cần chúng và bảo vệ những trẻ có nguy cơ cao nhất. Số lượng bộ kit xét nghiệm có thể tăng và YNHH.org cập nhật thông tin mới nhất về vấn đề này.

Bắt đầu với bác sĩ nhi khoa hoặc PCP thường xuyên của bạn và chỉ đưa con bạn đến phòng cấp cứu nếu chúng cần được chăm sóc đặc biệt.

Vì những lý do mà chưa ai hiểu cặn kẽ, COVID-19 dường như không gây ra bệnh nặng ở trẻ em.

Các triệu chứng COVID-19 có khác với các triệu chứng cúm không?

COVID-19 có biểu hiện như bệnh hô hấp với các triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng cúm cũng tương tự và thường xuất hiện đột ngột, bao gồm sốt cao hơn 370C, kiệt sức, đau cơ hoặc toàn thân và ớn lạnh.

Cúm, đặc biệt là cúm B, đã tấn công trẻ em trên khắp cả nước trong năm nay.

TS. Murray nói rằng: “Chúng ta đã kiểm soát thành công dịch cúm.” Nếu cúm được chẩn đoán sớm, trong vòng 48 giờ đầu tiên thì sau đó sẽ có những loại thuốc giúp con bạn khỏe nhanh hơn.

“Nó không giúp con bạn khỏi bệnh tức thời nhưng có thể khiến con bạn cảm thấy tốt hơn.”

Có các biện pháp bảo vệ bổ sung cho trẻ em mắc bệnh phổi hoặc bệnh hô hấp mãn tính như u xơ nang không?

Dựa trên hướng dẫn của CDC, dành cho những người có nguy cơ cao hơn, khuyến cáo những người mắc bệnh hô hấp mãn tính và những người bị suy giảm miễn dịch không nên tránh tụ tập đông người và ở nhà càng nhiều càng tốt. Khi đến nơi công cộng, quy tắc sáu bước là một cách khác để tránh mắc bệnh. Việc đeo khẩu trang KHÔNG được khuyến khích nếu bạn không mắc bệnh. Nếu con bạn có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và các triệu chứng đáng lo ngại đối với COVID-19, vui lòng gọi cho nhà cung cấp của bạn để có thêm khuyến nghị.

Chúng ta nên chuẩn bị những gì?

“Đây là một mục tiêu di động,” tiến sĩ Murray nói. Nếu bạn nhiễm hoặc tiếp xúc với bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus COVID-19, hãy chuẩn bị cách ly trong 14 ngày – vì vậy hãy dự trữ đủ đồ dùng gia đình trong thời gian đó. Các trường học có thể bị đóng cửa trong một thời gian dài.

Lời kết…

Sẵn sàng, đừng hoảng loạn. Có khả năng bệnh dịch sẽ lan rộng và nếu con bạn lỡ mắc bệnh thì có thể nó không nghiêm trọng như cúm.

“Chỉ cần thận trọng. Rửa sạch tay. Đối với trẻ em, chủ yếu là phòng bệnh hơn chữa bệnh, chứ không quá nghiêm trọng,” TS. Murray nói. “Phần lớn những người trẻ tuổi khỏe mạnh nhiễm virus này đang trải qua các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.”

Trẻ em mắc virus nên tránh người lớn tuổi để ngăn ngừa bệnh lây lan sang nhóm người có nguy cơ cao nhất này.

Thông tin đang thay đổi nhanh chóng. Vui lòng thường xuyên kiểm tra lại các tài liệu để biết thông tin cập nhật về COVID-19.

_______________________

Tại Việt Nam, phụ huynh nên vào các trang web chính thức của bộ y tế hoặc cơ quan chính phủ để tìm hiểu thêm thông tin và liên hệ hỗ trợ khi cần.

BỘ Y TẾ VIỆT NAM – TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19 https://ncov.moh.gov.vn/ . Đường dây nóng: 19009095 / 19003228

_________________________

Link bài gốc: medicine.yale.edu

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.