Dạy Cho Học Sinh Nghệ Thuật Của Hạnh Phúc

0 1,380

Hạnh phúc và tích cực có thể tạo nên sự khác biệt lớn đối với sức khỏe và thành tích của con bạn. Chúng ta hãy nhìn vào những gì mà trường học đang làm và cách bạn có thể giúp cho học sinh hạnh phúc hơn mỗi ngày. Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến bạo lực học đường và an toàn trường học. Học sinh phải chịu áp lực học tập thi cử, số lượng học sinh có ý nghĩ tự tử tăng đáng kể, nhiều trẻ em cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ và chuyên gia tâm lý.

Trước sự gia tăng lớn về các vấn đề này, các chuyên gia đang kiến nghị cho trẻ em nên được giáo dục về các kỹ năng sức khỏe tinh thần như một phần của giáo dục chính quy. Nhưng liệu việc đưa sự “hạnh phúc” vào chương trình có thể thực sự tạo ra sự khác biệt?

Tại sao hạnh phúc trong trường học lại quan trọng?

Thật khó để giải thích những lý do cho các bệnh sức khỏe tâm thần ở trẻ em hiện nay, Tiến sĩ tâm lý tích cực Andy Cope, một giáo viên giỏi và là tác giả của các cuốn sách bao gồm loạt truyện Spy Dog và Những ngày tươi sáng cùng nghệ thuật làm một giáo viên tài ba  cho hay tốc độ của cuộc sống hiện tại là một phần lý do. Ồng Andy giải thích “Nhịp sống của thế giới quá nhanh kể từ khi chúng ta còn là một đứa trẻ và tất cả chúng ta đều có những lịch trình bận rộn kể cả trẻ em. Bạn thấy đấy, khi sắp kết thúc năm học, không chỉ giáo viên mà học sinh cũng kiệt sức, và không chỉ kiệt sức về thể chất, chúng còn mệt mỏi về cảm xúc trong cuộc sống”

Ông còn nói rằng áp lực thành công ở trường cũng là một phần lý do, như ở trường tiểu học tập trung vào kết quả hơn bao giờ hết. “Hệ thống trường học đang gây áp lực cho giáo viên phải đạt kết quả cao trong các kì thi, sau đó đổ dồn xuống cho học sinh”,”Tất cả các hiệu trưởng đều thừa nhận tầm quan trọng của việc chăm sóc học sinh toàn diện, nhưng chương trình học lại bắt chúng tập trung vào thành công trong học tập, nên không còn nhiều thời gian để đẩy mạnh sức khỏe và hạnh phúc”. Điều trớ trêu là một đứa trẻ hạnh phúc có nhiều khả năng hoạt động tốt ở trường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vấn đề về tinh thần và cảm xúc ảnh hưởng đến thành tích học tập của trẻ. Những đứa trẻ hạnh phúc có xu hướng đạt điểm cao hơn, và ngược lại, những đứa trẻ có điểm cao hơn có xu hướng hạnh phúc hơn trong cuộc sống sau này.

TS Andy giải thích: “Khó khăn là hệ thống trường học không được tổ chức để tôn vinh những điều trẻ em giỏi. Chúng được dạy rằng nếu chúng đạt kết quả cao trong kỳ thi thì chúng sẽ có được niềm vui, nhưng sự thật là, nếu như học sinh cảm thấy hạnh phúc ngay từ đầu thì chúng có nhiều khả năng để đạt kết quả cao trong kỳ thi hơn”.

Chuyện gì xảy ra trong trường học?

Hiện tại, không có yêu cầu theo luật định đối với các trường học để dạy trẻ kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần; trong thực tế, ngay cả  các bài học PSHE (giáo dục phát triển cả nhân, giao tiếp xã hội, sức khỏe, kinh tế) cũng chỉ là môn tùy chọn trong các trường tiểu học. Tuy nhiên, nó có một cái gì đó mà ngày càng nhiều trường tiểu học đang nắm bắt.

Dự án thực hành chánh niệm trong trường học (MiSP) chung cấp chương trình gồm 6 đến 12 bài học trong chánh niệm: một hình thức thiền định dành cho sức khỏe tinh thần liên quan đến việc tập trung chú ý tại thời điểm hiện tại thay vì bị phân tâm vởi những suy nghĩ tiêu cực. Những bài học trong chương trình “paws.b” (lắng đọng) được cung cấp trong chương trình bài học của PSHE cho trẻ từ 7 đên 11 tuổi, và kết quả ban đầu đã cho thấy sau khóa học trẻ em có thái độ tích cực hơn đối với việc học và mang lại kết quả tốt hơn

Trong khi đó, Tổ chức Hành động vì Hạnh phúc và Cục Trẻ em Quốc gia đang lên kế hoạch khởi động một chiến dịch Hành động vì Hạnh phúc trong Trường học, tạo ra một phong trào trong các trường, đặt hạnh phúc và sức khỏe vào  tâm đạo của học sinh. Và các chuyên gia từ cựu thư ký giáo dục Liz Truss và Anthony Seldon, đến nguyên hiệu trưởng của trường Wellington College, đã nói về tầm quan trọng của việc giảng dạy hạnh phúc trong trường học.

Viễn cảnh hạnh phúc hay chánh niệm là một phần của chương trình giảng dạy có thể còn xa vời, nhưng rõ ràng các trường học đang bắt đầu nhận ra giá trị của nó và tích hợp nó vào giảng dạy.

Vậy bài học về hạnh phúc sẽ như thế nào?

Vì không có cơ sở nào bắt buộc cho giáo dục hạnh phúc vào trường học, nên không có hướng dẫn chính thức nào về cách thức cung cấp. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn tài liệu mà các trường học có thể sử dụng.

Chảng hạn như paws.b, bao gồm các bài thuyết trình PowerPoint, video, thiền ngắn, thảo luận và các bài tập về nhà dạy cho trẻ em sử dụng các kỹ năng mà chúng đã học được trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Học sinh được dạy cách tự bình tĩnh khi chúng căng thẳng, cách hồi đáp thay vì phản ứng với các tình huống, cách suy nghĩ tác động đến cơ thể và cảm xúc của mình, và các kỹ thuật chánh niệm để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Ông Andy Cope điều hành các hội thảo được gọi là Nghệ thuật tạo nên trường học nổi tiếng, là chìa khóa giúp học sinh nắm được tầm quan trọng của hạnh phúc. Trẻ em ở độ tuổi 5-6 tham gia vào cuộc hội thảo liên quan đế các yếu tố về tâm lý học tích cực, chánh niệm và rèn luyện khả năng phục hồi. Ông Andy nói: “Chúng tôi dự trên cơ sở lựa chọn tích cực và trẻ em đã đưa ra kế hoạch riêng của mình để đưa nó vào hoạt động”

Kết quả rất đáng chú ý. “Một trong những cách tốt nhất để khiến bản thân hạnh phúc là làm việc tốt cho người khác, vì vậy chúng tôi đã cho bọn trẻ đi vào thị trấn và làm những hành động tử tế ngẫu nhiên cho mọi người, rồi rửa xe cho giáo viên vào giờ ăn trưa. Điều hay nhất là bọn trẻ đều hoàn thành nhiệm vụ, và sau đó cung cấp những gì chúng đã được dạy cho các trường còn lại. Chúng tôi thậm chí còn có những đứa trẻ tham gia các bài học hạnh phúc ở các trường khác trong khu vực của chúng.” Ông Andy cho hay.

Dành cho cha mẹ: mười cách để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc

Cho dù trường học có dạy con bạn hạnh phúc hay không, có rất nhiều cách bạn có thể làm để giúp chúng hạnh phúc hơn mỗi ngày. Bao gồm:

  • Viết nhật ký về lòng biết ơn. Thực hiện hàng ngày, ngay cả khi đó là một ngày tồi tệ. Lũ trẻ có thể viết về 10 việc mà chúng biết ơn nhưng thường được coi là bình thường. Điều này ngăn chúng bớt tập trung tiêu cực. Ồng Andy nói
  • Cười sảng khoái. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nó giải phóng những hormone cảm xúc tốt và làm giảm hormone căng thẳng. Ngồi xuống cùng nhau và xem một đĩa DVD vui nhộn hoặc tìm kiếm các video hài nhảm trên YouTube.
  • Thực hiện các hành động tử tế ngẫu nhiên, chẳng hạn như pha cho ai đó một tách trà (tự nguyện), giúp lau rửa hoặc kể cho em nhỏ một câu chuyện.
  • Viết một lá thư cho bản thân. Làm cho bọn trẻ tưởng tượng chúng 30 tuổi và viết cho thời thơ ấu của chính mình. Chúng có lời khuyên gì cho bản thân không?
  • Khuyến khích phát triển tư duy. Khen ngợi trẻ vì sự chăm chỉ và kiên trì hơn là kết quả, khen thưởng cho nỗ lực hơn là kết quả, ông Andy nói.
  • Tập thể dục. Có một mối liên kết mạnh mẽ giữa hoạt động thể chất và tinh thần, như là đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường, chơi bóng đá trong vườn sau khi tan học hoặc tham gia các khóa học khiêu vũ hoặc tennis có thể tăng cường sức khỏe cảm xúc của con bạn.
  • Tán dương những điểm mạnh của con. “Ở trường, nếu một đứa trẻ bị chê kém toán học, mà bị nói về toán quá nhiều, chúng sẽ càng cảm thấy tồi tệ. Vì cậy khi ở nhà, hãy cố gắng khen ngợi con về những điều con làm tốt và làm được nhiều” Ông Andy gợi ý
  • Đọc sách cùng nhau. “Bạn đừng đánh giá thấp tác động của việc ngồi trên giường của con và đọc cho chúng nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ, ngay cả khi chúng có khả năng tự đọc hoàn toàn.”
  • Giúp con hòa đồng hơn. Thay vì cắm đầu chạy bộ, hãy mỉm cười với mọi người trong vòng 10m, giao tiếp bằng mắt và nói lời chào với mọi người trong vòng năm m.
  • Những cái ôm. Hầu hết các cái ôm chỉ kéo dài 2,1 giây, nhưng để có được sự tăng cường tình yêu tối đa, chúng cần kéo dài bảy giây hoặc lâu hơn, vì vậy, hướng dẫn ôm bảy giây là một cách thực sự dễ dàng khiến con bạn cảm thấy đặc biệt, ông Andy giải thích.

Trên hết, hãy cố gắng giữ tầm quan trọng của hạnh phúc ở trong tâm trí bạn hơn là lo lắng về bài tập về nhà, các kì thi và đại học. ‘Không có cha mẹ trẻ nào nhìn đứa trẻ còn đang ẵm trên tay với mong muốn chúng thành thạo đại số hay đọc hiểu được “Macbeth” lúc 11 tuổi. Tất cả những gì chúng ta muốn khi đó là mong con mình hạnh phúc, và đó là điều tất cả chúng ta cần nhớ khi con cái chúng ta lớn lên”. Andy nói.

Nguồn: Táo Giáo Dục

Leave A Reply

Your email address will not be published.