Con của bạn bắt nạt người khác

Nếu con của bạn đang làm tổn thương những đứa trẻ khác về mặt thể chất hoặc tinh thần, và còn đang lặp đi lặp lại nhiều lần - đây chính là sự bắt nạt. Bắt đầu đi học là thời điểm then chốt để giúp con bạn học cách hòa hợp với người khác và tránh hành vi bắt nạt trong tương lai.

0 1,285

Nếu con của bạn đang làm tổn thương những đứa trẻ khác về mặt thể chất hoặc tinh thần, và còn đang lặp đi lặp lại nhiều lần – đây chính là sự bắt nạt. Bắt đầu đi học là thời điểm then chốt để giúp con bạn học cách hòa hợp với người khác và tránh hành vi bắt nạt trong tương lai.

Bắt nạt: những điều cơ bản

Phần lớn trẻ em trêu chọc người khác ở một số giai đoạn. Nhưng bắt nạt thường nhiều hơn là trêu chọc. Đó là:

– Trêu chọc những đứa trẻ khác nhiều lần

– Bỏ qua những đứa trẻ khác hoặc loại bỏ chúng ra khỏi trò chơi hay các hoạt động

– Nói những miệt thị hoặc gọi những đứa trẻ khác bằng những biệt danh xấu

– Lan truyền những câu chuyện khó chịu về những đứa trẻ khác

– Đánh và đẩy những đứa trẻ khác

– Lấy đồ của những đứa trẻ khác.

Nếu trẻ em tham gia việc bắt nạt hay khuyến khích người khác cư xử như thế, đó cũng đều là bắt nạt.

Bắt nạt có thể xảy ra trực tiếp. Nó cũng có thể xảy ra trực tuyến – chính là đe doạ trực tuyến.

Nếu con của bạn đang cư xử theo những cách trên đây với mục đích làm tổn thương những đứa trẻ khác về thể chất hay tinh thần, thì có thể đã đến lúc cần nói chuyện với con của bạn về việc bắt nạt.

Dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đang bắt nạt những đứa trẻ khác

Nếu con của bạn đang bắt nạt những đứa trẻ khác, thì một ai đó sẽ nói với bạn – đó có thể là giáo viên, cha mẹ của một đứa trẻ khác, hoặc một trong những đứa con khác của bạn.

Các dấu hiệu khác về việc con bạn bắt nạt những đứa trẻ khác:

– Nói về những đứa trẻ khác theo cách tích cực hay tiêu cực

– Có tiền, đồ chơi hoặc những thứ khác không phải là của con bạn.

Ngay cả khi không có những dấu hiệu này thì con bạn vẫn có thể là người bắt nạt, nhưng bạn nên nói chuyện với giáo viên của con bạn để tìm hiểu xem có vấn đề gì ở trường hay không.

Phải làm gì với hành động bắt nạt người khác của con bạn

Nói về bắt nạt ở nhà

Điều quan trọng là phải nói với con bạn rằng hành vi bắt nạt của trẻ không được chấp nhận. Cố gắng bình tĩnh, nhưng hãy chắc chắn rằng con bạn biết rằng bạn muốn nó kết thúc.

Sau đây là cách bắt đầu:

– Giải thích cho con của bạn bắt nạt là những gì. Nói chuyện với con bạn về những gì trẻ đang làm và lý do tại sao con bạn lại làm điều đó. Lắng nghe, và cố gắng tránh đổ lỗi.

– Giúp con bạn hiểu hành vi của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào – ví dụ: “Con có muốn ai đó làm điều đó với con không?” Hoặc “Con nghĩ điều đó khiến người khác cảm thấy như thế nào?”

– Theo dõi việc sử dụng internet và điện thoại di động của con bạn.

Nói về bắt nạt ở trường

Điều quan trọng là phải nói chuyện với nhà trường (hoặc câu lạc bộ hay tổ chức nơi việc bắt nạt đang xảy ra) về chính sách hay nguyên tắc của việc bắt nạt. Họ sẽ sử dụng chúng để đưa ra quyết định xử lý con bạn.

Nếu bạn ủng hộ quyết định của trường học hoặc tổ chức, nó sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ cho con bạn rằng hành vi bắt nạt là điều không được chấp nhận. Bạn cũng có thể hỏi về những việc bạn có thể làm ở nhà để hỗ trợ con, và sau đó thường xuyên liên lạc với trường học hay các tổ chức để nắm được tình hình.

Suy nghĩ về lý do tại sao việc bắt nạt lại xảy ra:

Bạn cũng có thể tìm kiếm lý do của việc bắt nạt. Điều này có thể giúp bạn tìm ra cách để giúp ngăn chặn việc bắt nạt. Ví dụ:

– Con của bạn có bị bắt nạt không? Một số trẻ em bắt nạt vì bản thân chúng đã bị bắt nạt. Lắng nghe con bạn để biết dấu hiệu cho thấy bé có thể là nạn nhân của việc bắt nạt.

– Con của bạn có tham gia bắt nạt để tránh bị bắt nạt không? Nói chuyện với nhà trường hoặc câu lạc bộ để giúp con bạn có thể tránh bị dính líu đến việc bắt nạt.

– Con của bạn có đang thấy những cảnh bắt nạt ở nhà, ở các môi trường khác, trong các chương trình truyền hình hay các video trên YouTube không? Đôi khi bắt nạt xảy ra bởi vì trẻ em thấy những người khác làm điều đó.

– Con của bạn có đang bắt nạt để cảm thấy quan trọng hơn hoặc có quyền kiểm soát không? Một số trẻ em bắt nạt vì chúng có lòng tự trọng thấp.

– Có phải con đang muốn thể hiện thông điệp ‘đứng lên cho chính mình’ không? Đôi khi những nhận xét không tích cực về việc gây gổ có thể khuyến khích trẻ em bắt nạt.

Hãy làm gì đó để tránh việc bắt nạt ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bạn có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi bắt nạt của con bạn khi trẻ còn nhỏ – Trẻ còn nhỏ là lúc bạn có nhiều khả năng thay đổi cách hành động của trẻ nhất .

Phải làm gì nếu con bạn tiếp tục bắt nạt người khác

Nếu đây không phải là lần đầu tiên con bạn bắt nạt và bạn đã thử các đề xuất ở trên, bạn có thể cần thực hiện thêm các bước sau.

Nếu việc bắt nạt xảy ra ở trường hoặc câu lạc bộ, làm việc với tổ chức sẽ cho bạn cơ hội tốt nhất để thay đổi hành vi của con bạn.

Hợp đồng hành vi

Một ‘hợp đồng hành vi’ được thực hiện giữa bạn, trường học hoặc tổ chức khác và con bạn. Nó cho phép con bạn biết rằng bạn đang làm việc cùng con. Hợp đồng có thể bao gồm những thứ như điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn bắt nạt người khác và điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn ngừng việc bắt nạt. Bạn cũng có thể liệt kê những thứ mà con bạn có thể làm thay vì bắt nạt người khác.

Là một phần của hợp đồng, bạn có thể khiến con bạn viết một bức thư xin lỗi cho những đứa trẻ mà con bạn đã bắt nạt.

Tư vấn

Con của bạn có thể cần tư vấn để giúp bạn ấy ngừng việc bắt nạt và phát triển mối quan hệ tích cực hơn với đến những đứa trẻ khác. Tư vấn sẽ rất hữu ích nếu con bạn gặp rắc rối với lòng tự trọng, đối phó với sự tức giận.

Nếu việc bắt nạt xảy ra ở trường, nhà trường có thể cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc giới thiệu bạn với người khác.

Làm thế nào để phòng tránh việc bắt nạt trong tương lai

Phòng tránh việc bắt nạt là dạy trẻ cách tiếp cận thân thiện với người khác bằng cách thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng và chăm sóc cho người khác.

Cách tốt nhất để làm điều này là bạn hãy làm gương cho con của bạn, và đảm bảo rằng con bạn luôn thấy bạn đối xử với người khác bằng sự tôn trọng và tử tế. Việc xây dựng lòng tự trọng của con bạn có thể hữu ích. Để làm điều này, bạn có thể cho con mình thử nhiều hoạt động khác nhau, khuyến khích và hỗ trợ con trong bất cứ thứ gì chúng thích. Nó có thể là thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, kịch hay một cái gì đó hoàn toàn khác biệt. Một phần của việc xây dựng lòng tự trọng cho con bạn là hãy cố gắng tạo cho con bạn nhiều sự chú ý tích cực. Trẻ em có được chú ý tích cực thường ít có khả năng bắt nạt hơn. Những đứa trẻ cảm thấy không được yêu thương hoặc bị bạo lực trong gia đình thì dễ đi bắt nạt hơn.

Kỷ luật cũng có thể là một công cụ hữu ích. Điều này có nghĩa là thiết lập giới hạn, nêu ra hậu quả cho hành vi của con bạn, và củng cố hành vi tốt khi nó xảy ra. Nếu bạn muốn con bạn học cách giải quyết mâu thuẫn mà không bắt nạt, con bạn cần nhìn thấy bạn quản lý xung đột của bạn một cách tích cực.

Theo theschoolsrun.com

Táo trường học dịch

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.