Giải quyết vấn đề của trẻ ở tuổi dậy thì: Thiếu sự tôn trọng
Đứa trẻ ngoan ngoãn ngày nào đã biến đâu mất? tại sao con tự nhiên lại cáu bẳn, khó chịu và vô lễ như vậy?
Sự thiếu tôn trọng hay các hành vi thô lỗ ở tuổi dậy thì xuất hiện khá phổ biến. Mặc dù điều này có thể sẽ qua đi, nhưng dưới đây sẽ là một vài chiến thuật giúp phụ huynh có thể giải quyết được vấn đề trên:
Vấn đề thiếu tôn trọng ở trẻ
Hãy nghe cuộc đối thoại sau và có thể bạn sẽ thấy có gì đó giống với câu chuyện của mình::
- Mẹ: – ‘Điểm số bài kiểm tra của con thế nào?’
- Con:– ‘Tại sao mẹ lúc nào cũng kiểm soát con thế? Mẹ không tin con à? Con luôn đạt điểm tốt, vậy tại sao mẹ cứ phải hỏi con như vậy?”
- Mẹ:– ‘Mẹ chỉ hỏi con thôi mà. Mẹ chỉ muốn quan tâm đến con mà thôi…’
- Con:– ‘Vâng, chắc chắn rồi, mẹ quan tâm đến con!!!…”
Với tư cách là phụ huynh, chắc hẳn mọi người sẽ cảm thấy rất buồn, tức giận, lo lắng không biết điều gì đã xảy ra khi con phản ứng như vậy. Đứa trẻ ngoan ngoãn ngày nào đã biến đâu mất? tại sao con tự nhiên lại cáu bẳn, khó chịu và vô lễ như vậy? Dưới đây là những nguyên nhân giải thích vì sao trẻ lại hành xử như vậy. Và điều đáng mừng là: những điều như vậy sẽ nhanh chóng qua đi.
Sự thiếu tôn trọng: nó đến từ đâu?
Không phải tất cả học sinh tuổi dậy thì đều thiếu tôn trọng, vô lễ trong cách cư xử với người lớn, nhưng đó cũng là một điều khá phổ biến. Trước hết chúng ta nên coi nó là một phần bình thường của sự phát triển và trưởng thành của trẻ ở tuổi dậy thì.
Điều này một phần là vì con đang học cách thể hiện và kiểm tra những ý tưởng độc lập của bản thân, vì vậy sẽ có những lúc khiến phụ huynh không hài lòng. Việc phát triển tính độc lập là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành và là dấu hiệu tốt cho thấy con của bạn đang cố gắng có nhiều trách nhiệm hơn đối với cuộc sống. Nhưng con vẫn cần phải học cách giải quyết những bất đồng và thể hiện ý kiến cá nhân một cách hợp lý.
Ngoài ra, đây là giai đoạn tâm lý của con có thể thay đổi nhanh chóng. Vì bộ não đang trong quá trình phát triển hoàn thiện, không phải lúc nào con cũng có thể xử lý những cảm xúc và phản ứng phù hợp với những thay đổi hoặc những điều bất ngờ. Điều này đôi khi có thể dẫn đến những phản ứng quá nhạy cảm, có khi là sự thiếu tôn trọng, hỗn láo hoặc thô lỗ trong giao tiếp.
Đôi khi hành vi thiếu tôn trọng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy con đang cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng quá mức trước một điều gì đó.
Và các học sinh ở độ tuổi dậy thì bắt đầu suy nghĩ sâu sắc hơn so với vài năm trước đó, và chúng có thể có những suy nghĩ và cảm xúc mà chưa từng có. Một số bạn tuổi teen dường như muốn bùng nổ, muốn lao vào thế giới với một cái nhìn đầy xung đột và khá đơn điệu về mọi thứ. Quá trình chuyển đổi này dần đưa con sang giai đoạn tư duy sâu sắc hơn. Đó cũng là một phần của sự phát triển bình thường.
Cho dù con có cảm thấy buồn bã hay chán chường thế nào, chúng sẽ vẫn có thời gian nói chuyện và kết nối với cha mẹ. Chỉ cần bạn có một chút hiểu biết về con, bình tĩnh hơn nếu con nóng tính hoặc thay đổi. Hãy nhớ rằng giai đoạn này con đang khủng hoảng và sẽ vượt qua.
Xử lý hành vi thiếu tôn trọng của con: Lời khuyên cho vấn đề kỷ luật
- Thiết lập các quy tắc rõ ràng về hành vi và giao tiếp. Ví dụ, bạn có thể nói, “Chúng ta phải luôn tôn trọng lẫn nhau trong các cuộc nói trong gia đình”. Điều này có nghĩa là chúng ta phải xin phép và lễ độ khi nói chuyện với người trên.
- Hãy để con tham gia trong các cuộc thảo luận về các nội quy của gia đình. Điều đó nhắc nhở con rằng chính con là người tạo ra nó và con cần phải tuân thủ nó.
- Tập trung vào hành vi của con và cảm giác của phụ huynh về hành vi đó. Tránh bất kỳ định kiến nào về tính cách hoặc cá tính của con. Thay vì nói, “con thật bất lịch sự” hoặc “Con hư quá” hãy thử một cái gì đó như: ‘Mẹ cảm thấy rất buồn khi con nói như vậy với mẹ”. Thỉnh thoảng bạn có thể nói rõ cảm giác của bạn như thế nào – “Mẹ cảm thấy rất tức giận vì…”
- Thiết lập và sử dụng các hậu quả, nhưng cố gắng không đặt quá nhiều. Có thể thích hợp khi sử dụng các hậu quả đối với những hành vi như thô tục, chửi bậy hoặc gọi trống không người trên tuổi.
Mẹo để giao tiếp với con:
- Bình tĩnh. Điều này rất quan trọng nếu con bạn phản ứng và có thái độ gay gắt khi trao đổi với bạn. Dừng lại, hít một hơi thật sâu và tiếp tục bình tĩnh với những gì bạn muốn nói.
- Sử dụng sự hài hước. Một tiếng cười chia sẻ có thể phá vỡ bế tắc, mang lại một bầu không khí mới hoặc làm nhẹ đi sự căng thẳng trong một cuộc trò chuyện. Việc cảm thấy nhẹ nhàng cũng có thể giúp cả phụ huynh và con thoát ra khỏi tình huống khó xử. Phụ huynh cần phải nhớ là không bao giờ được chế nhạo, chế giễu hoặc châm chọc con.
- Nhún nhún vai của bạn, đôi mắt to và buồn nếu con không cư xử theo cách mà bạn muốn.
- Bạn có thực sự hiểu con? Đôi khi tuổi teen sự thiếu tôn trọng lại không có ý nghĩa hỗn láo. Một kinh nghiệm hữu ích có thể là “Hành động đó thực sự là bất lịch sự, Ý của con có thực sự là như vậy?”
- Hãy khen ngợi khi giao tiếp một cách tích cực. Khi bạn thấy có một giao tiếp tích cực hãy chỉ cho con và khen ngợi con điều đó. Điều này cho con biết rằng bạn luôn quan tâm và ghi nhận những điều tốt của con.
- Là một hình mẫu. Khi bạn ở cùng con, hãy cố gắng nói và hành động theo cách bạn muốn con làm theo. Ví dụ, nếu không giữ lời hứa, sẽ chẳng khó hiểu để biết được vì sao con bạn không giữ lời hứa.
- Nếu có nhiều căng thẳng giữa bạn và con, hãy nhờ một người lớn khác mà bạn tin cậy, như bác, cô, chú hay một người bạn thân trong gia đình để có thể hỗ trợ con trong giai đoạn này. Nhờ sự hỗ trợ từ một ai đó có thể là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng.
- Hãy tìm hiểu và chắc chắn rằng không có gì làm cho con ấy cảm thấy đặc biệt căng thẳng hoặc lo lắng.
Một số cách tiếp cận khác nhau để xử lý hành vi thiếu tôn trọng của con ở tuổi teen:
* Những điều cần tránh khi con thể hiện sự thiếu tôn trọng:
– Tranh cãi hiếm khi giải quyết được vấn đề. Khi chúng ta tức giận, chúng ta có thể bị lỡ lời làm tổn thương con. Cách tiếp cận hiệu quả hơn là để cho bản thân chúng ta và con một chút thời gian để bình tĩnh lại.
Nếu chúng ta tức giận hoặc đang ở trong một cuộc cãi vã, thật khó để bình tĩnh thảo luận về những gì chúng ta mong đợi ở con. Cách tiếp cận hiệu quả hơn là nói với con rằng chúng ta muốn nói chuyện, và đồng ý để cho con có thời gian suy nghĩ.
Việc cố gắng bảo vệ quan điểm của mình rất hiếm khi hữu ích. Cố gắng không sử dụng quyền lực của cha mẹ để ép con. Điều này có thể giúp nhắc bạn rằng con của bạn đang cố gắng trở thành người lớn, đang khẳng định sự độc lập của mình.
– Mặc dù bạn có nhiều kinh nghiệm sống hơn con, nhưng việc thuyết giảng về cách cư xử có thể khiến con cảm thấy khó chịu và không lắng nghe. Nếu bạn muốn con lắng nghe bạn, bạn có thể cần phải dành thời gian nghe con.
– Việc cằn nhằn, la mắng dường như không có nhiều hiệu quả. Nó có thể làm tăng sự thất vọng của bạn, và con của bạn có lẽ sẽ bị tổn thương.
– Việc chế nhạo, châm chọc chắc chắn chỉ tạo ra sự oán giận và tăng khoảng cách giữa bạn và con bạn.
Khi nào chúng ta phải lo ngại về sự thiếu tôn trọng của con
Nếu con bạn không phản ứng lại trước bất kỳ chiến lược nào được gợi ý ở trên, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng có vấn đề đáng lo ngại hơn.
Bạn cũng phải chú ý nếu con có nhiều thay đổi về thái độ và tâm trạng khi con muốn thoát khỏi gia đình, bạn bè hoặc các hoạt động thông thường, hoặc nếu nó bỏ nhà ra hoặc bỏ học thường xuyên.
Nếu bạn quan tâm đến hành vi của con, đây là một số điều bạn có thể làm:
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia – những người có thể hỗ trợ bạn bao gồm các cố vấn trường học, giáo viên và bác sĩ tâm lí.
- Thảo luận về vấn đề này một cách trực tiếp trong gia đình để tìm ra phương cách hỗ trợ lẫn nhau.
- Nói chuyện với phụ huynh khác và tìm hiểu những gì họ làm.
Và nhớ là chính phụ huynh cũng cần được chăm sóc bản thân mình cả về thể chất và tinh thần. Điều này có thể giúp phụ huynh giữ được bình tĩnh và nhất quán trước khi mọi việc trở nên khó khăn hơn.
Nguyễn Hữu Long dịch
(Nguồn: http://raisingchildren.net.au)