Vấn đề với hệ thống giáo dục hiện nay trên toàn thế giới
Giáo dục là quá trình hình thành tri thức, kỹ năng, giá trị, niềm tin và thói quen. Các phương pháp giáo dục bao gồm kể chuyện, thảo luận, giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu có hướng dẫn. Giáo dục đại diện cho tất cả các phương pháp nêu trên. Nhưng thế giới có thực sự cập nhật để đáp ứng nhu cầu của học sinh không?
Thực trạng của các hệ thống giáo dục
Giáo dục hiện nay vẫn duy trì lối học thi cử, chủ yếu dựa trên sự học vẹt và rập khuôn, sử dụng điểm kiểm tra làm tiêu chí chính hoặc duy nhất để đánh giá học sinh. Do đó, giáo dục trên toàn thế giới có bản chất độc đoán và tạo ra điểm kiểm tra tốt chứ không phải công dân đa tài, sáng tạo và đổi mới. Đó như là một sự độc quyền trong khi nhà cung cấp (trường học, các tổ chức giáo dục) không thực sự quan tâm đến nhu cầu của đối tượng mục tiêu (người học) và tiếp tục bán sản phẩm đã lỗi thời vì người tiêu dùng dù sao cũng mua nó. Các phương pháp như kể chuyện, thảo luận, đào tạo và nghiên cứu hầu như bị bỏ qua hoặc sử dụng hời hợt.
Các quốc gia như Trung Quốc, Singapore đã cố gắng tập trung vào phát triển kỹ năng, vốn là công cụ nuôi dưỡng nền công nghiệp cắt cổ của họ. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy vẫn còn một khoảng cách lớn. Một đội quân có thể giành chiến thắng trong một trận chiến với lợi thế về các binh đoàn nhưng nó vẫn sự hỗ trợ từ Không quân và Thủy quân lục chiến. Do đó, thế giới cần một hệ thống giáo dục khuyến khích và thúc đẩy trẻ em, tạo điều kiện học tập mà họ cần và đáng được nhận để phát huy tiềm năng của họ. Điều này có nghĩa là cung cấp một chương trình học tập thực tế, đào tạo nghề kết hợp nghiên cứu lý thuyết.
Nhu cầu thay đổi này chưa bao giờ cấp bách hơn. Lỗi không thuộc về bất kỳ cá nhân nào, bất kỳ trường học hay thậm chí một tổ chức chính trị nào mà xuất phát từ một thực tế đơn giản là thế giới đang thay đổi – và hệ thống giáo dục của chúng ta chưa thay đổi đủ nhanh. Thật vậy, nó chủ yếu dựa trên một hệ thống được phát triển hơn một thế kỷ trước; một mô hình sản xuất tại nhà máy nơi trẻ em được đặt trên băng chuyền học tập, sau đó được sắp xếp, đóng gói và dán nhãn theo cái gọi là trí thông minh của chúng.
Tuy nhiên, ngày nay, không có lý do gì cho sự tồn tại của một hệ thống giáo dục áp đặt, đóng khuôn, không cho phép tất cả trẻ em phát triển theo cách riêng của chúng. Chúng ta phải nhận thức được rằng trẻ em là những cá nhân có tài năng và ước mơ khác nhau. Như vậy, không phải tất cả họ đều học tập theo cùng một cách. Chúng ta cần hướng tới một hệ thống phân hóa, dựa trên cốt lõi chung là các kỹ năng và kiến thức thiết yếu, cho phép trẻ em phát triển tài năng và khát vọng đặc biệt của riêng chúng.
Tác nhân bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục
Chúng ta phải hỗ trợ trẻ em khám phá những gì chúng thích và giỏi – chúng muốn trở thành ai trong cuộc sống. Chúng ta phải khuyến khích và hỗ trợ giáo viên và nhà trường trong việc đáp ứng những nhu cầu khác nhau này. Trẻ em sẽ học nếu chúng thấy việc học là quan trọng, ý nghĩa và đáng giá. Ý tưởng học tập vì mục đích tự thân chứ không phải vì bất kỳ lý do nào khác nên được phổ biến. Những gì học sinh học được, cuối cùng, sẽ có ý nghĩa thiết thực. Họ nên tự chủ thay vì phải đối mặt với “khủng hoảng tồn tại” đang diễn ra trong những thế hệ gần đây.Đây là những tác nhân bên trong hệ thống giáo dục. Có một số tác nhân đến từ bên ngoài hệ thống giáo dục.
Các quốc gia trên thế giới cần tiền để duy trì các chiến lược giáo dục – xây dựng trường học, thuê giáo viên, tổ chức hội thảo,… Vì vậy, các quốc gia đang phát triển trên thế giới phải đối mặt với khủng hoảng tài chính và không thể kiểm soát ngân sách dành cho cải cách giáo dục. Có trường học nhưng không đủ giáo viên hoặc không có bất kỳ lớp học nào. Tỷ lệ học sinh-giáo viên thấp tác động đến sự phát triển của từng học sinh. Chất lượng giảng dạy luôn bị đặt dấu chấm hỏi. Ngoài ra, tài liệu giảng dạy cũng như sách giáo khoa ở một số nơi trên thế giới đang rất thiếu. Ở rất nhiều quốc gia, sách giáo khoa lỗi thời và cũ kỹ được chia cho sáu hoặc nhiều học sinh dùng chung. Giáo dục được gọi là quyền phổ quát của con người, nhưng quyền cơ bản của con người này đang bị từ chối thực thi ở đa số học sinh khuyết tật. Sự kết hợp phân biệt đối xử, thiếu đào tạo về phương pháp giảng dạy hòa nhập giữa các giáo viên và việc thiếu các trường khuyết tật khiến nhóm học sinh này dễ bị tổn thương, đặc biệt khi bị từ chối quyền học tập. Ở rất nhiều quốc gia, phân biệt giới tính là một lý do khiến trẻ em không được đến trường. Bất chấp những tiến bộ gần đây nhằm đòi quyền bình đẳng giới, một thế hệ phụ nữ trẻ đã bị bỏ lại phía sau. Hơn 100 triệu phụ nữ trẻ sống ở các nước đang phát triển không thể đọc được một câu hoàn chỉnh. Ít nhất 1/5 nữ giới trong độ tuổi vị thành niên trên khắp thế giới không được đi học bởi các vấn đề nghèo đói, xung đột và phân biệt đối xử. Nghèo đói buộc nhiều gia đình phải chọn đứa con nào được đến trường. Những người sống ở một đất nước có chiến tranh hoặc xung đột không cảm thấy an tâm khi cho con đi học. Chiến tranh phá hủy hệ thống giáo dục ở một quốc gia, đẩy lùi nền kinh tế và thế hệ hiện tại của nó vào quá khứ một thập kỷ.
Thuở ấu thơ, chúng tôi từng nghe những câu chuyện thành công, họ kể về việc đến trường gian nan thế nào, họ phải đạp xe hoặc đi bộ hàng dặm. Đây vẫn là một vấn đề lớn đối với nhiều người vì họ không có quyền đi học ở các trường trong khu vực lân cận. Đối với nhiều trẻ em trên khắp thế giới, việc đi bộ đến trường mất ba tiếng không phải là hiếm. Điều này là quá sức đối với nhiều trẻ em, đặc biệt những trẻ khuyết tật, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc phải làm thêm phụ giúp gia đình. Ngoài ra, nghèo đói và suy dinh dưỡng cũng gây bất lợi không kém cho giáo dục. Tác động của nạn đói đối với các hệ thống giáo dục đang không được báo cáo đúng mức. Bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, đến mức ảnh hưởng sự phát triển não bộ, có thể tương đương với việc mất bốn năm học.
Những thông tin đó có đồng nghĩa với tương lai tăm tối của giáo dục? Chắc chắn không.
Một số biện pháp đã được thực hiện để nâng cao tiêu chuẩn giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang tiến tới những cải cách tiến bộ. Ở một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, có những thông điệp tinh tế để chuyển từ học vẹt sang nắm bắt việc học tập dựa trên dự án & kỹ năng, đó là nhu cầu hiện nay của nền kinh tế cần nhiều lao động. Thứ hai, các chính phủ trên khắp thế giới đã bắt đầu phân bổ ngân sách lớn hơn cho các Phòng Nhân sự của họ và giáo dục miễn phí cho học sinh đến 14 tuổi đã được kiến nghị ở một số quốc gia. Để cải thiện tình hình, một số tổ chức phi chính phủ và các quỹ đang nỗ lực hỗ trợ chính phủ. Một số quốc gia đã tiến hành cải cách y tế để cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cơ bản cho học sinh, đây là động lực để các gia đình nghèo gửi con nhỏ đến trường. Một số quốc gia thậm chí còn hoan nghênh nhu cầu thay đổi hệ thống đánh giá của họ. Họ bắt đầu quan tâm hơn đến các phương pháp sư phạm mới và thực tế hơn và có hứng thú với “các kĩ năng hướng nghiệp”. Trên hết, công nghệ đang dẫn đầu xu thế.
Những hạt giống của sự thay đổi đang nảy mầm – nhưng chúng không tự nhiên đơm hoa kết trái. Chúng cần được phát hiện và nuôi dưỡng. Chúng cần sự hỗ trợ của quốc gia; từ cha mẹ đến những người trẻ, chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.