5 Điều phụ huynh cần hiểu về việc đọc của con

Việc đo kĩ năng đọc thì cực kì đơn giản nhưng để hiểu được ý nghĩa thực sự của việc đọc là điều vô cùng khó khăn. Cũng giống như một thời kì chúng ta quá quan tâm đến điểm số trong kì thi đại học và rồi bất chợt ta nhận ra nó thật vô nghĩa.

0 2,084

Việc đo kĩ năng đọc thì cực kì đơn giản nhưng để hiểu được ý nghĩa thực sự của việc đọc là điều vô cùng khó khăn. Cũng giống như một thời kì chúng ta quá quan tâm đến điểm số trong kì thi đại học và rồi bất chợt ta nhận ra nó thật vô nghĩa.

Chính các bậc phụ huynh là người đã cho tôi thấy được một cách chính xác tầm quan trọng của việc đọc. Họ đã cho tôi biết trong các cuộc gặp ở thư viện, họ luôn luôn tìm mua cho con mình những cuốn sách mới nhất và điều quan trọng nhất là khi đứa trẻ đọc một cuốn sách hay chúng tập trung đến độ không hề để ý gì đến xung quanh. Chúng thường nói với tôi những câu kiểu như: con sẽ làm điều đó sau khi đọc xong chương này hay để con đọc xong bài này rồi mới đi ăn… những câu nói đó đã giúp tôi thấy việc đọc sách ý nghĩa như thế nào với bọn trẻ.

Ngày nay khi văn hóa đọc đang dần trở thành một xu hướng quan trọng. Việc dạy đọc hiểu đang dần trở thành một bộ môn trong nhà trường. Các bài kiểm tra kĩ năng đọc hiểu đang dần được chuẩn hóa để đo được tốc độ đọc được đo bằng bao nhiêu từ trên một phút, các thang đo về năng lực đọc cũng được hình thành. Một cách vô tình, đọc lại trở thành một áp lực giống như các môn học khác trong nhà trường. Nó chi phối đến cả giáo viên và phụ huynh học sinh. Và dưới đây là 5 điều mà tôi muốn chia sẻ với tất cả các bậc phụ huynh.

1. Cuốn sách này không phải dễ dàng đối với các con

Đọc là quá trình hiểu ý nghĩa chứ không phải nhận ra từng con chữ. Vì vậy nó không hề dễ dàng đặc biệt là với lứa tuổi học sinh. Dường như dễ dàng để mặc định rằng, học sinh có kĩ năng đọc tốt phải hiểu được hết ý nghĩa của văn bản. Trong vai trò của người lớn khi chúng ta đọc một văn bản, tài liệu và cảm thấy khó hiểu, chúng ta sẽ đọc lại, đọc chậm, tìm kiếm thêm thông tin hoặc nhờ sự trợ giúp. Những học sinh của chúng ta sẽ phải dùng nhiều năm để học các kĩ năng đó. Đôi khi sự thành thạo các kĩ năng đọc mà ta nhìn thấy ở trẻ chỉ là với các văn bản trong nhà trường.

️2. Đọc sách không phải là một cuộc đua để tìm ra người đứng đầu

Tôi thực sự xin lỗi các phụ huynh khi nói điều đó với địa vị là giáo viên. Việc đo kĩ năng đọc thì cực kì đơn giản nhưng để hiểu được ý nghĩa thực sự của việc đọc là điều vô cùng khó khăn. Cũng giống như một thời kì chúng ta quá quan tâm đến điểm số trong kì thi đại học và rồi bất chợt ta nhận ra nó thật vô nghĩa. Việc phụ huynh quan tâm đến trình độ của con trong môn đọc hiểu liệu có thực sự là cần thiết, liệu rằng việc con đứng đầu cả lớp trong số trang sách đã đọc có thực sự là ý nghĩa. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần thay đổi suy nghĩ về việc đọc trước khi chúng ta muốn phụ huynh thay đổi nó.

3. Những bức hình xuất hiện trong các cuốn sách không phải là điều vô nghĩa.

Xin làm ơn, làm ơn để ý giùm tôi những bức tranh mỗi khi đọc sách cùng con. Rằng nó không phải là vô nghĩa. Mỗi bức hình là một câu chuyện. Đối với đứa trẻ bắt đầu việc đọc thì chúng đọc rất ít chữ nhưng ý nghĩa của câu chuyện lại đến từ những hình ảnh. Kể cả khi trẻ đã có kĩ năng đọc hiểu tốt những bức hình không vì thế mà làm giảm năng lực đọc của trẻ.

4. Phụ huynh cần giúp con mình biết chính xác việc đọc quan trọng như thế nào?
Sẽ vô cùng khó khăn khi con của bạn không thích đọc sách. Nhiều phụ huynh đã chia sẽ với tôi làm thế nào để con nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc đọc. Tôi rất thích câu nói: “đừng bao giờ lo lắng rằng trẻ không nghe bạn nói hãy lo lắng khi trẻ luôn nghe bạn nói”. Thông điệp này tôi đã gửi đến học sinh của mình khi chúng tham gia các lớp học nhảy, chơi thể thao, chơi đàn piano. Nhưng tại sao chúng ta không làm điều đó đối với việc đọc trong các thư viện. Hãy cho trẻ thấy giá trị của việc đọc bằng việc biến đọc trở thành một sự ưu tiên trong quỹ thời gian của chúng.

5. Truyện tranh cũng là sách
Vâng đúng như vậy. Trên thực tế việc học các từ vựng mới, các từ mang tính học thuật sẽ nhiều hơn trong các cuốn sách có nhiều chữ hơn là các cuốn truyện tranh. Nhiều phụ huynh mắc căn bệnh ám ảnh bởi truyện tranh khi thấy đứa trẻ lúc nào cũng cầm nó. Nhưng điều quan trọng nhất là trẻ cần được học từ chính câu truyện tranh như bất kì một thể loại sách nào khác. Để làm được điều đó bắt buộc phụ huynh phải đồng hành và đọc sách cùng con.

Theo các bạn còn những cách nào khác để giáo viên chúng ta có thể chia sẻ với phụ huynh trong việc phát triển kĩ năng đọc của trẻ. Hãy chia sẻ cùng chúng tôi.

Theo readingrocket

Nguyễn Hữu Long dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.