Biểu đồ hành vi cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt

0 1,486

Biểu đồ hành vi, trong đó các việc vặt, ứng xử tốt và các nhiệm vụ tự chăm sóc được thưởng điểm, có thể là phương thức hiệu quả để dạy trẻ làm theo những gì cha mẹ muốn. Nhưng thường cha mẹ của những đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt cho rằng con họ không phản ứng với biểu đồ thưởng; khái niệm này quá trừu tượng với trẻ hoặc trẻ không đợi được phần thưởng. Bạn cần điều chỉnh và đơn giản hóa ý tưởng biểu đồ theo nhu cầu và năng lực cụ thể của con. Dưới đây là một số giải pháp. 

Làm thế nào sử dụng biểu đồ hành vi của một cách hiệu quả?

1. Nhấn mạnh khía cạnh tích cực. Thiết kế biểu đồ tập trung vào khen thưởng hành vi tích cực, không xử phạt hành vi tiêu cực. Thực hiện một thỏa thuận nghiêm túc nhưng thú vị về việc tích điểm hoặc rà soát các mục. Đừng đề ra hình phạt cho các mục mà con chưa hoàn thành. Biểu đồ là một cơ hội để khen thưởng những hành vi tốt của con.

2. Khiến cho lộ trình thành công trở nên dễ dàng. Đừng đưa vào biểu đồ những thách thức lớn. Một vài chướng ngại cũng được nhưng hãy chắc chắn rằng có một số điều con thường làm hoặc rất dễ tích điểm. Thêm một danh mục “lặt vặt” để thưởng cho các hành vi tốt mà bạn ngẫu nhiên thấy con thực hiện.

3. Cho điểm linh hoạt. Nếu con bạn không phải lúc nào cũng có thể thực hiện các mục trên biểu đồ mà không cần sự trợ giúp, thì hãy nâng số điểm ban đầu cho nhiệm vụ đó và thưởng dựa trên mức độ nỗ lực. Ví dụ, nếu con bạn gặp khó khăn khi mặc quần áo vào buổi sáng, bạn có thể thưởng 3 điểm nếu bé tự làm, 2 điểm nếu bạn chỉ cần giúp một chút và 1 điểm nếu bạn phải mặc quần áo cùng bé. Như thế, bạn có thể tạo ra trải nghiệm tích cực từ hầu hết mọi kết quả.

4. Khen thưởng hành vi học tập tốt. Yêu cầu giáo viên của con bạn gửi về nhà một báo cáo hành vi mỗi ngày; nếu cần thiết, bạn có thể gửi một mẫu danh mục để giáo viên dễ dàng kiểm tra. Điểm thưởng dựa trên hiệu quả. Hãy thỏa thuận biểu đồ hành vi với con, nhưng nếu con bạn có một ngày tồi tệ, đừng tạo thêm áp lực. Ngày mai sẽ may mắn hơn. 

5. Thử các mẫu biểu đồ ít trừu tượng hơn. Nếu con bạn không hiểu biểu đồ có điểm hoặc chỗ đánh dấu hoàn thành, hãy thử thay bằng khuôn mặt hạnh phúc hoặc nhãn dán trên biểu đồ khi con đạt kết quả tốt. Hoặc bỏ qua biểu đồ và sử dụng hình thức thưởng xu bất cứ khi nào bạn hài lòng với một hành vi nào đó của con. Thêm hạt vào chuỗi dây, thêm miếng ghép vào tháp Lego cũng là một hình thức trực quan hiệu quả.

6. Xem lại biểu đồ vào mỗi tối. Điều này tạo cơ hội cho bạn cung cấp phản hồi tích cực về việc con hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nếu con bạn hài lòng nhất với phần thưởng ngắn hạn, bạn có thể tặng một cái gì đó như sticker cho số điểm con kiếm được. Hoặc sử dụng phần mềm để thiết kế thẻ tích điểm có hình ảnh của con bạn trên đó và thanh toán hàng ngày; con sẽ được đổi điểm lấy phần thưởng hoặc dùng số điểm đó để “mua” mọi thứ trong suốt cả tuần.

7. Làm phần thưởng tạo động lực. Một số trẻ em có động lực hơn nếu được thưởng tiền tiêu vặt và với họ, điểm thưởng nên được quy ra tiền mặt. Ấn định một khoản tiền và đưa nó vào biểu đồ. Nếu tiền không tạo động lực, hãy tìm thứ gì khác như một món đồ chơi nhỏ, một bữa ăn trưa, thời gian chơi game, một suất cơm trưa đặc biệt, đồng xu, một thẻ “đi chơi cuối tuần”… Hãy sáng tạo và tìm hiểu điều mà con bạn đang thực sự khao khát chứ không phải những thứ có ý nghĩa với bạn.

8. Luôn chuẩn bị sẵn phần thưởng. Nếu con bạn có tinh thần hăng hái nhưng thể chất không tốt, hãy chắc chắn rằng con sẽ luôn nhận được một phần thưởng nào đó. Ý tưởng ở đây là tỏ thái độ tích cực với những thành công, không tiêu cực và lên án. Cung cấp một tỷ lệ phần thưởng giảm dần cho số điểm con đạt được – số tiền nhỏ hơn, nếu đó là phần thưởng hoặc các mục tạo động lực nhỏ hơn. Nếu bạn có thể thỏa thuận với con về điều này, hãy cùng nhau đề ra các phần thưởng. Đưa chúng vào biểu đồ.

9. Phần thưởng thiết thực. Đừng đưa vào biểu đồ bất cứ thứ gì bạn không thể tặng con. Những chuyến đi lớn hoặc đồ chơi đắt tiền đều là rắc rối; nếu không đạt được thì con sẽ cảm thấy tiêu cực và nếu con đạt được thì bạn cũng khó mà tặng. Nếu con bạn đang phấn đấu giành được một món tiền tiêu vặt, hãy áng chừng thời gian để bạn có thể cho con đủ số tiền đã hứa.

10. Thường xuyên điều chỉnh biểu đồ. Năng lực của con và nhu cầu của gia đình bạn thay đổi thì biểu đồ cũng thay đổi. Trao đổi với con nếu có thể. Thêm nhiệm vụ mới khi con bạn đã tiến bộ và loại bỏ những mục con hiếm khi thành công. Tiếp tục nghĩ ra những phần thưởng mới và phương pháp mới để con giành được chúng. Đảm bảo con bạn luôn có khả năng kiếm được phần thưởng và hào hứng thực hiện, đó là bí quyết tạo nên một biểu đồ hành vi tốt.L

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Tác giả: Terri Mauro

Bài liên quan:

3 bước dạy tự chăm sóc cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt

7 loại trường dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt

Leave A Reply

Your email address will not be published.