Lời khuyên cho cha mẹ muốn lập thời gian biểu cho gia đình

Thời gian biểu giúp mọi gia đình xử lí những nhiệm vụ thường nhật. Chúng cũng là chất keo gắn kết họ với nhau. Một thời gian biểu tốt đáp ứng nhu cầu của tất cả các thành viên trong nhà.

0 2,290

Thời gian biểu giúp mọi gia đình xử lí những nhiệm vụ thường nhật. Chúng cũng là chất keo gắn kết họ với nhau. Một thời gian biểu tốt đáp ứng nhu cầu của tất cả các thành viên trong nhà.

Thời gian biểu: những điều cơ bản

Đây là cách các gia đình tự phân công nhiệm vụ, dành thời gian cho nhau và vui chơi. Mỗi gia đình có một thời gian biểu độc đáo. Nó giúp các thành viên trong gia đình biết ai nên làm gì, khi nào, theo thứ tự nào và tần suất như thế nào.

Ví dụ: gia đình bạn có thể có:

  • thời gian biểu dành cho các buổi sáng đi làm và đi học, giờ tắm, giờ đi ngủ, giờ ăn, lời chào và lời tạm biệt
  • thời gian biểu làm việc nhà, như giặt giũ và dọn dẹp.
  • các thời gian biểu khác liên quan đến ngày lễ và các cuộc họp mặt gia đình.

Cuộc sống gia đình thường suôn sẻ hơn với một vài thời gian biểu, nhưng thực tế, có nhiều thời gian biểu hơn thế.

Thời gian biểu cũng cho con bạn biết điều gì là quan trọng đối với gia đình bạn. Ví dụ, các thói quen thực sự đặc biệt đôi khi được gọi là nghi lễ. Những điều này có thể giúp củng cố niềm tin và giá trị chung của bạn, xây dựng ý thức về sự gắn bó bền chặt trong gia đình bạn.

Duy trì thời gian biểu bình thường có thể giúp trẻ dễ dàng ứng phó với các sự kiện căng thẳng, như có em, bố mẹ ly hôn, bệnh tật hoặc người thân mất, chuyển nhà đến một thành phố hoặc quốc gia mới.

Tại sao việc hình thành thói quen tốt cho trẻ

Một số trẻ thích và cần thói quen hơn những người khác. Tuy nhiên, nói chung, các thói quen có những lợi ích sau đây cho trẻ em:

  • Cảm giác an toàn và được chở che

Một môi trường gia đình quy củ giúp trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy thoải mái, an toàn và được chăm sóc, đặc biệt trong thời gian căng thẳng hoặc giai đoạn phát triển khó khăn, như dậy thì.

Ngoài ra, thời gian vui chơi bên nhau củng cố các mối quan hệ gia đình. Ví dụ, cùng nhau đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ hoặc đi ăn tiệm sau khi chơi bóng đá có thể trở thành kỉ niệm đặc biệt của bạn và con.

  • Kỹ năng và trách nhiệm  

Làm việc vặt trong nhà giúp trẻ em và thanh thiếu niên hình thành ý thức trách nhiệm và một số kỹ năng cơ bản như quản lý thời gian. Đây là những kỹ năng trẻ em có thể vận dụng vào cuộc sống.

Khi trẻ có thể thực hiện thời gian biểu mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của bạn, điều đó cũng giúp chúng trở nên độc lập hơn.

  • Thói quen lành mạnh

Phân công việc nhà có thể là một cách dạy cho trẻ nhỏ những thói quen lành mạnh, như đánh răng, uống thuốc thường xuyên, tập thể dục hoặc rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Điều này có nghĩa là các thói quen tốt cho sức khỏe trẻ em. Ví dụ, trẻ rửa tay thường xuyên hơn có thể ít bị cảm lạnh và mắc các bệnh thông thường khác. Ngoài ra, các thói quen có thể làm giảm căng thẳng, điều đó tốt cho hệ thống miễn dịch của trẻ em.

Thời gian biểu giúp thiết lập đồng hồ sinh học. Ví dụ, thói quen đi ngủ giúp cơ thể trẻ em biết khi nào cần ngủ. Đây có thể là công cụ đắc lực khi trẻ em đến tuổi thiếu niên và đồng hồ cơ thể của chúng bắt đầu thay đổi.

Cuộc sống gia đình sẽ dễ dàng hơn nếu có thời gian biểu. Chúng đem lại rất nhiều lợi ích, trong đó phải kể đến điều tuyệt vời là trẻ em và cha mẹ có thời gian rảnh để vui chơi, thư giãn hoặc sáng tạo.

Tại sao thói quen tốt cho bạn?

Việc thiết kế thời gian biểu cần một chút công phu. Nhưng một khi bạn làm được, chúng đem đến rất nhiều lợi ích:

  • Thời gian biểu giúp bạn hoàn thành công việc hàng ngày và giải phóng thời gian cho những việc khác.
  • Các thói quen thường xuyên và nhất quán giúp bạn giảm bớt áp lực khi làm cha làm mẹ.
  • Khi cuộc sống bận rộn, thời gian biểu có thể giúp bạn tổ chức và kiểm soát hiệu quả hơn, giúp giảm căng thẳng.
  • Thời gian biểu thường giúp bạn tránh được tranh cãi và đưa ra quyết định. Ví dụ, nếu tối Chủ nhật là tối ăn pizza, không ai cần phải tranh luận việc bữa tối ăn gì.

Nếu cảm thấy đã dành đủ thời gian cho con cái, bạn có thể suy nghĩ xem liệu con có thể đóng góp nhiều hơn vào thời gian biểu hiện tại. Thay đổi thời gian biểu để con có thể tham gia? Bạn muốn làm một số việc nhưng chưa có thời gian, bạn có thể đưa một trong số chúng vào thời gian biểu của gia đình bạn không?

Điều gì làm nên một thời gian biểu hiệu quả?

Không luật nào quy định số lượng hoặc loại thói quen bạn nên có. “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”, cái có hiệu quả với nhà này có thể không hiệu quả với nhà khác.

Thời gian biểu của bạn cần dựa trên nhu cầu của các cá nhân trong gia đình bạn. Tuy nhiên một thời gian biểu hiệu quả thường có ba đặc điểm chính:

  • Khoa học: Mọi người đều hiểu vai trò của họ, biết mình cần làm gì, thấy vai trò của mình là hợp lý và công bằng. Ví dụ, con bạn biết rằng chúng thay phiên nhau giặt giũ và phơi khô mỗi tối sau bữa ăn.
  • Thường xuyên: Những thói quen tốt trở thành một phần của cuộc sống gia đình hàng ngày. Ví dụ, cả nhà có thể mong đợi bữa tiệc nướng tối Chủ nhật với ông bà của con bạn.
  • Có thể dự đoán: Mọi thứ xảy ra theo trình tự nhất định. Ví dụ, bạn luôn giặt đồng phục vào cuối tuần nên bạn biết rằng chúng sẽ sẵn sàng cho sáng thứ Hai.

Thời gian biểu cũng hữu ích đối với trẻ em khuyết tật. Chúng có thể còn quan trọng hơn đối với những đứa trẻ cảm thấy khó hiểu hoặc đương đầu với sự thay đổi.

  • Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo: ý tưởng cho thói quen hàng ngày

Đối với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, bạn có thể có thói quen:

  • chuẩn bị tươm tất vào buổi sáng
  • chơi cùng những đứa trẻ khác, có lẽ tại nhóm chơi
  • ăn đủ bữa
  • dành thời gian chơi và nói chuyện với nhau mỗi ngày
  • đọc sách hoặc kể chuyện
  • có thời gian yên tĩnh và đi ngủ vào ban đêm.

Thói quen đi ngủ cho trẻ mới biết đi có thể là đánh răng và thay tã, yên lặng nghe đọc sách, sau đó lên giường nghe bố/ mẹ hát một bài đặc biệt và hôn chúc ngủ ngon.

  • Trẻ em ở độ tuổi đi học: ý tưởng cho thói quen hàng ngày

Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học, bạn có thể có thói quen:

  • sẵn sàng vào buổi sáng và đi ngủ vào ban đêm
  • dọn dẹp đồ chơi
  • cùng với những đứa trẻ khác chơi, có lẽ sau giờ học một hoặc hai lần một tuần
  • cho tiền tiêu vặt vào một ngày và giờ bình thường
  • thực hiện các hoạt động sau giờ học như sở thích hoặc thể thao
  • làm việc vặt – ví dụ, dọn bàn ăn tối, rửa bát, giặt giũ hoặc chăm sóc thú cưng.

Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học, bạn có thể đưa con đi vào những ngày nghỉ làm. Ví dụ, thứ Hai, con bạn được phép mời bạn bè đến chơi sau giờ học. Khi người bạn về nhà vào khoảng 5 giờ chiều, con dọn dẹp trước khi bày bàn ăn tối.

  • Thanh thiếu niên: ý tưởng cho thói quen hàng ngày

Trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên có thể trưởng thành và bắt đầu thách thức nội quy về thời gian của gia đình. Bạn có thể cần phải linh hoạt và thích nghi các thói quen khi con bạn lớn lên. Ví dụ, bạn có thể cần thay đổi thói quen đi ngủ hoặc các việc vặt mà trẻ em đang làm ở nhà.

Đối với thanh thiếu niên, bạn có thể có thói quen:

  • giặt đồ hoặc các công việc khác như dọn giường và dọn phòng
  • làm bài tập về nhà
  • tham gia các hoạt động sau giờ học, bao gồm sở thích hoặc thể thao.

Một thói quen buổi tối trong tuần cho trẻ vị thành niên của bạn có thể bao gồm về nhà sau khi tập luyện thể thao, tắm nhanh, ăn tối với gia đình và sau đó, giúp dọn dẹp trước khi làm bài tập về nhà trong một giờ.

Thói quen cho cả gia đình: ý tưởng

Bạn có thể có thói quen:

  • chuẩn bị và ăn cùng nhau
  • dành thời gian cho gia đình, như đi dạo thường xuyên sau bữa tối hoặc xem phim
  • có các cuộc họp gia đình, hoặc chỉ thay phiên nhau nói chuyện trong ngày
  • dành thời gian đặc biệt một lần với cha mẹ
  • bắt kịp với gia đình và bạn bè mở rộng
  • tham gia vào các ngày lễ kỷ niệm đặc biệt hoặc các hoạt động cộng đồng.

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường học dịch

Nguồn: Raisingchildren

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.