Các Trường Học Đang Tạo Ra Các Bậc Cha Mẹ Trực Thăng

0 1,417

Nếu hỏi bất kỳ giáo viên nào trong trường công lập xem đều là điều thử thách nhất trong công việc giảng dạy, và một trong những câu trả lời phổ biến nhất là việc giải quyết vấn đề liên quan đến cha mẹ học sinh. Nhiều nghiên cứu và điều tra đã cho thấy quá trình phụ huynh học sinh đi từ việc quá thụ động sang giai đoạn can thiệp quá sâu vào hoạt động của nhà trường. Câu trả lời nằm ở phía các bậc cha mẹ, những người đã sống qua những năm năm 70 của thế kỉ trước. Khi họ đã có đủ các nguồn lực về tài chính và đặc biệt là họ có thời gian và những công cụ hỗ trợ. Đối tượng thứ hai là những phụ huynh sinh ra trong những thập niên sau khi phát hành cuốn A Nation at Risk (1983), cha mẹ bị áp lực phải suy nghĩ nhiều hơn về tương lai của con họ và viễn cảnh của một kinh tế của quốc gia đang đứng trước các “nguy cơ”.

Nhưng nếu sau những năm tháng đổ lỗi cho chủ nghĩa tự do, chính sách tự do hay sự xuống cấp của xã hội, vấn đề đã dần được khắc phục, trớ trêu thay, bởi chính nhóm người ngày nay bị bao vây bởi những điều đó.

Tôi muốn đưa ra một vài dẫn chứng về việc giảng dạy hiện nay đang tạo ra vấn đề sự can thiệp giám sát quá sâu vào việc học của con.

Các nhà giáo dục đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự tham gia của cha mẹ ở nhà và thành công của đứa trẻ trong trường học. Điều đó đã làm cho phụ huynh tham gia nhiều hơn vào giáo dục, kể cả những người trước đây không tham gia. Đây đã và đang là một nguyện vọng hợp lý, nhưng tôi cảm thấy nó mang lại nhiều điều bất lợi hơn là tốt đẹp. Đây có thể là một quan điểm còn nhiều tranh cãi, nhưng trên thực tế, nó lại là sự thật. Hiểm họa ở đây không phải là sự tham gia cha mẹ, mà là có quá nhiều phương pháp được sử dụng và cùng tác động đến trẻ. Hãy nhìn vào một vài chiến lược chung mà giáo viên và toàn bộ hệ thống trường học sử dụng để giúp cha mẹ tham gia giáo dục:

  • Gửi bài về nhà ở nhà yêu cầu sự đóng góp của phụ huynh / và sau đó xếp loại kết quả.
  • Gửi sách đọc ở nhà hoặc các tài liệu mà phụ huynh phải đọc hoặc làm việc với đứa trẻ
  • Tạo ra các cuốn sổ liên lạc và yêu cầu phải được cha mẹ và giáo viên ký hàng ngày, có ý nghĩa cho việc liên lạc ở nhà / trường
  • Phân công các dự án hợp lý đòi hỏi thời gian hoặc tài liệu từ cha mẹ
  • Yêu cầu tham gia các cuộc hội thảo về nuôi dạy con
  • Kỳ vọng phụ huynh truy cập thường xuyên vào các chương trình chấm điểm của nhà trường.
  • Học tập ở nhà hoặc tập thể dục cùng con.
  • Có nhiều khả năng, hầu hết các trường công đều sử dụng một hoặc nhiều chiến lược để khuyến khích sự tham gia của phụ huynh. Một lần nữa, mục tiêu là hoàn toàn tốt đẹp, và tôi thấy không có vấn đề gì khi cha mẹ tham gia nhiều hơn nữa vào hoạt động của nhà trường. Nhưng hãy lùi lại một chút và nhìn vào danh sách đó trong một phút. Ai đang được đánh giá? Phụ huynh hay học sinh? Thực ra là cả hai. Mặc dù đây là những mục tiêu thực tế và hợp lý, cần phải quan sát thấy rằng kết quả của nhiều hay hầu hết các nỗ lực này ảnh hưởng đến cấp độ của học sinh theo cách nào đó. Những học sinh KHÔNG có sự tham gia của phụ huynh, sẽ rất dễ  thất bại và sau đó đổ lỗi cho cha mẹ. Với các học sinh khác, nó tạo ra sự lo lắng cho cha mẹ, họ  cảm thấy rằng nhà trường đang đánh giá đứa trẻ không thực chất.

Một câu chuyện từ một người bạn của tôi được coi như một ví dụ điển hình:

“Chúng tôi vừa có buổi họp phụ huynh tối qua về Adam. Điểm thi của con khá tốt, điểm đánh giá của con trên mức trung bình, nhưng con lại bị điểm C và D vì một số bài tập về nhà cần có sự tham gia của phụ huynh, nhưng con đã không nói với cha mẹ. Trên hết, chúng tôi đã không được biết cuốn sách về chương trình học của con, con cũng cũng phải đọc một cuốn sách nhưng con đã làm mất nó. Tôi đã thất vọng về Adam, nhưng thầy giáo đã không quan tâm lắm về chúng tôi. Tôi cảm giác lúc đó cả ba chúng tôi đều thất bại như những học sinh lớp 4”.

Vậy điều này có nghĩa là gì? Các phụ huynh rất bận rộn và không phải lúc nào cũng biết những bài tập của con họ, và vì vậy đứa trẻ phải chịu điểm kém. Con bị tụt lại, và bây giờ con đang phải trả giá bằng điểm số.

Chính nhà trường đã tạo nên các phụ huynh trực thăng

Nhưng điều đó có nghĩa gì với đứa trẻ? Có đứa trẻ là một học sinh nghèo? Bố mẹ con không đủ thời gian để đọc cuốn sổ liên lạc của con? Nếu con không nói với cha mẹ về những nhiệm vụ phải làm? rồi sau đó con lại đổ lỗi cho cha mẹ?

Cha mẹ và trẻ thường xuyên chia sẻ về điểm số. Học sinh được phân loại về sự gọn gàng, mức độ hoàn thành và nỗ lực, gắn liền với sự tham gia của phụ huynh. Tôi nghĩ đây không phải là cách tốt nhất đối với học sinh, cũng không có ích cho việc nuôi dạy con.

Những gì giáo viên đã làm là khiến cha mẹ suy nghĩ về một đứa trẻ ở trường giống như những trải nghiệm của họ trong trường học. Vì vậy, nếu bạn hỗ trợ con không tốt thì sẽ là người nhận được điểm số cho việc làm của cha mẹ. Điều này giải thích tại sao một số bố mẹ làm việc thay cho con, tại sao họ phản ứng quá mức ở các lớp kiểm tra bị điểm thấp và bỏ qua quá trình giáo dục … bởi vì họ cảm thấy họ cần phải chứng minh họ là người có năng lực trong việc nuôi dạy con cái.

Tôi không chắc rằng mình có thể đưa ra một giải pháp thực sự khác biệt, nhưng tôi tin rằng bước đầu tiên là chúng ta nên bỏ khái niệm đánh giá học sinh thông qua sự tham gia của phụ huynh. Chúng ta luôn mong muốn sự tham gia của cha mẹ vào giáo dục. Tuy nhiên, chúng ta không thể tiếp tục khen thưởng hoặc phạt học sinh dựa trên thời gian, công sức, hoặc năng lượng mà phụ huynh đã bỏ ra. Một số phụ huynh PHẢI làm thêm hoặc đi học trong các buổi tối và không có thời gian tương tác với con. Một số cha mẹ và ông bà lại có quá nhiều thời gian kè kè bên trẻ. Một số người chỉ đơn giản cho rằng nếu học sinh gặp khó khăn, trường học sẽ giúp con cho đến khi biện pháp khắc phục. Một số phụ huynh không có trình độ học vấn cao sẽ cảm thấy khó khăn ngay cả với những nhiệm vụ của con. Tôi nghĩ rằng các nhà giáo dục cần tìm những cách hiệu quả hơn để mời phụ huynh tham gia vào việc giáo dục của con mình chứ không chỉ đơn giản bằng sự ủng hộ hỗ trợ làm bài tập hoặc các dự án học tập.

Nguồn: Táo Giáo Dục

13 tiêu chuẩn cho một trường học ở tương lai gần

Leave A Reply

Your email address will not be published.