Mục đích của trường học là gì?

Ý niệm “công việc tương lai” trong các cuộc thảo luận về giáo dục hiện đại gần như hoàn toàn quy về cụm từ “sự sẵn sàng cho nghề nghiệp”. Đây là một nhầm lẫn thú vị, vì nó ngụ ý rằng mục đích của việc học là chuẩn bị cho một người bắt tay vào “một nghề, một công việc”.

0 3,773

Ý niệm “công việc tương lai” trong các cuộc thảo luận về giáo dục hiện đại gần như hoàn toàn quy về cụm từ “sự sẵn sàng cho nghề nghiệp”. Đây là một nhầm lẫn thú vị, vì nó ngụ ý rằng mục đích của việc học là chuẩn bị cho một người bắt tay vào “một nghề, một công việc”.

Đối với nhiều người, đây rõ ràng là một điều buồn cười khi mà mọi thứ phải theo khuôn mẫu quen thuộc: đi học, kiếm việc làm và trả tiền thuê nhà. Nói chung, điều này là đúng. Với bất kì ai đang sống, cuộc sống là cuộc sinh tồn, nó đòi hỏi hầu hết mọi người phải làm việc.

Nhưng nếu nhìn rộng ra một chút, chúng ta nhanh chóng nhận thấy cuộc sống không đơn giản chỉ là như vậy.

Trường học và việc học

Bằng cách gọi nó là “trường học” (chứ không phải là học tập) và “một nghề nghiệp” (chứ không phải là công việc), chúng ta vô tình thiết lập một không gian của sự vất vả và chú trọng tuân thủ các mô hình tổ chức cùng với các quy trình của họ (điểm số, thành tích học tập và hiệu quả) mà xem nhẹ kết quả cuối cùng (các kỹ năng -> sự hiểu biết -> trí tuệ).

Vì nhiều lí do, đây thực sự là một vấn đề của giáo dục, nó tạo ra một lộ trình thuận tiện từ “làm tốt ở trường” đến “kiếm công việc tốt” thay vì “tìm kiếm trí tuệ để cải thiện kiến ​​thức của bản thân và sự phụ thuộc lẫn nhau” để “làm tốt công việc”.

Tôi cảm thấy bạn dễ dàng bỏ qua điều này như thể đó là một vụ va chạm khủng khiếp và đầy màu sắc của hippies, triết học và ngữ nghĩa. Nhưng lần sau, khi bước vào một trường học, hãy chú ý đến niềm vui của học sinh mà bạn thấy được trong khi học. Không phải trên hành lang, sân chơi hoặc các hoạt động nhóm yêu thích mà trong chính quá trình học tập.

Điều này không ám chỉ học tập có nghĩa là học sinh luôn cười khúc khích và hỗn loạn – niềm vui xuất hiện dưới nhiều hình thức và việc học tập nghiêm túc với cường độ cao hiếm khi tạo ra được.

Dù ý kiến của tôi chỉ như muối bỏ bể, tôi thực sự tin rằng phần lớn các vấn nạn xã hội khiến chúng ta – ở cấp độ hành tinh chứ không chỉ quốc gia – bế tắc trong hàng tá những chuyện tồi tệ. Họ cám dỗ ta bằng số tiền lương đều đặn, cho phép thế chấp mua nhà và mua ô tô. Chẳng mấy chốc chúng ta dường như bị mắc kẹt; cuộc sống xuống dốc nhanh chóng tại thời điểm đó.

(Hãy đọc Cái chết của một nhân viên bán hàng – Arthur Miller hay Hóa thân – Franz Kafka.)

Và bởi lẽ tất cả chúng ta đều bận bịu, thật dễ dàng nhún vai, hay bỏ qua trước một điều không đúng.

Nhưng không phải vậy.

Làm việc mà hạ mình, xóa bỏ nhân tính, cơ giới hóa và triệt tiêu nhân cách thông qua thiết lập, hạ thấp, xóa bỏ nhân tính, cơ giới hóa và triệt tiêu nhân cách của xã hội nói chung, rồi lại quay ra nhắc nhở mọi người “hãy biết ơn vì bạn đang có một công việc” là một phản ứng lỗi thời và lầm lạc. Mọi người cần phải biết ơn vì công việc, nhưng điều đó không liên quan gì đến nỗ lực cải thiện bản chất của công việc.

Lời nguyền về điều kiện xã hội và hệ quy chiếu ở đây cũng đang diễn ra: chúng ta xem nó trên các phim ngắn, đọc nó trên facebook và nhìn thấy nó khi chúng ta đang ở một quán thức ăn nhanh, được gọi là tiếp thị qua điện thoại hoặc thư rác trên e-mail. Chúng ta trở nên dễ chấp nhận nhưng công việc thì tệ càng thêm tệ. Công việc có thể là giao điểm của niềm đam mê, tài năng, sự đào tạo và cơ hội hoặc có thể là một sự lừa dối 65 năm bóp méo nhân cách của bạn.

Tìm mục đích sống

Trong một bài viết về “trang bị cho học sinh tiếp nhận công việc tốt”, tôi đã trích dẫn một bức thư của Wendell Berry viết để phản hồi ý tưởng về sự cân bằng “công việc – cuộc sống”. Berry viết: “Ý tưởng cũ và danh giá về “nghề nghiệp” đơn giản là mỗi chúng ta được lựa chọn, bởi Thượng Đế, bởi những món quà hoặc sở thích của chúng ta, để làm một loại công việc tốt mà chúng ta được trang bị chuyên biệt. Ngụ ý trong ý tưởng này là khả năng đáng ngạc nhiên mà chúng ta có thể sẵn sàng làm việc, không có mâu thuẫn tất yếu giữa công việc và niềm hạnh phúc hay sự hài lòng.

Chỉ khi không có bất kỳ ý tưởng khả thi nào về nghề nghiệp hay công việc tốt, người ta mới có thể phân biệt được những cụm từ như “làm ít đi, sống nhiều hơn” hoặc “cân bằng cuộc sống”, như thể một người ngày nào cũng đi từ cực “làm” sang cực “sống”.

Nhưng chẳng phải chúng ta vẫn đang sống ngay cả khi khổ sở và nguy hiểm nhất trong công việc sao?

Và đó chẳng phải là lý do tại sao chúng ta phản đối (khi chúng ta thực sự phản đối) công việc tồi tệ hay sao?

Và nếu bạn theo đuổi niềm đam mê âm nhạc hoặc nông nghiệp hoặc nghề mộc hoặc nghề y, nếu bạn kiếm sống bằng cách gọi điện, nếu bạn sử dụng tốt kỹ năng của mình vào mục đích tốt và nhờ đó, có được hạnh phúc hoặc hài lòng trong công việc, tại sao bạn nhất thiết phải làm ít hơn?

Quan trọng hơn, tại sao bạn phải nghĩ về cuộc sống tách bạch với công việc?

Và tại sao bạn không mấy quan tâm một số những quy định chính thức cho rằng bạn nên làm ít hơn?

Một bài diễn thuyết hữu ích về chủ đề công việc sẽ nêu lên một số câu hỏi mà (tác giả) đã bỏ qua:

Chúng ta đang nói về công việc gì?

Bạn lựa chọn công việc hay buộc phải làm để mưu sinh?

Bạn dành bao nhiêu trí thông minh, tình cảm, kỹ năng và niềm tự hào cho công việc của bạn?

Bạn có trân trọng sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình làm ra không?

Bạn làm việc cho ai: quản lý, sếp hay chính bạn?

Công việc của bạn phải trả giá cho sinh thái và xã hội như thế nào?

Nếu không có những câu hỏi như vậy, chúng ta không thể nào nhìn thấy hay thực hiện vượt ra ngoài các giả định của (tác giả) và các chuyên gia về cuộc sống – công việc của ông: rằng tất cả công việc đều là công việc xấu ; rằng tất cả công nhân đều bất hạnh và thậm chí bất lực phụ thuộc vào người sử dụng lao động; rằng công việc và cuộc sống không thể hài hòa với nhau; giải pháp duy nhất để xử lí công việc tồi tệ là rút ngắn tuần làm việc và do đó, chia sẻ sự xấu xa giữa nhiều người hơn.

Mục đích của trường học

“Trách nhiệm” thuộc về trường học hay gia đình có vẻ là một câu hỏi rất đúng nhưng không đi vào trọng tâm: Bất cứ giá trị nào mà gia đình muốn thúc đẩy thông qua quá trình học tập, thay đổi một con người. Bất cứ trải nghiệm học tập nào của một cá nhân sau đó đều có thể là tất cả mọi thứ. Awl gần đây đã xuất bản một bài viết nhấn mạnh ý tưởng này.

“Hãy đặt mình vào vị trí của sinh viên đại học. Người nào mười tám tuổi, đang bắt đầu một sự nghiệp học hành cũng có thể hỏi: Liệu thế giới này có chào đón tôi, chào đón khả năng tiềm ẩn của tôi? Hay tôi đang được đào tạo để sống một cuộc đời như chú chuột hamster trên guồng quay? Giá trị của tôi có phải chỉ đơn giản là giá trị của một con chuột biết chạy, một mô hình sinh học cho Ma trận để đăng nhập và trích xuất bản chất của tôi cho lợi ích của một cỗ máy lớn hơn? Thế giới này có đủ khả năng không, liệu nó có yêu cầu tôi cống hiến, chào đón sự cống hiến của tôi, đánh giá tôi thông qua độ hiểu biết mà một ngày nào đó tôi có thể cống hiến? Hay tôi bị ngược đãi ngay từ đầu, bị đối xử như một “khách hàng”, thường có nghĩa là, than ôi, ai đó để lừa?

Đây có phải là thế giới toàn những người lớn thông minh và cởi mở, lắng nghe những gì tôi nói, khuyến khích tôi làm việc chăm chỉ, học hỏi và thử mọi thứ hay là đầy những tên trộm và những kẻ lang thang, giày xéo và vùi dập tôi bởi nợ nần, biến tôi thành nô lệ trước khi tôi có cơ hội bắt đầu cuộc sống trưởng thành của mình?

Hãy xem xét điều này từ quan điểm của nhà giáo dục. Chẳng phải chất lượng của một nền văn hóa phụ thuộc một phần vào sự tương tác sâu sắc, năng động giữa những người trưởng thành trong hiện tại và tương lai hay sao? ”

Và giáo dục nằm trên giao lộ đó.

Điều này khiến khái niệm công việc tốt trở nên quan trọng và cần được xem xét không chỉ trong một câu hỏi thiết yếu hay một tiêu chuẩn học tập khô khan, mà bằng cách phát triển trường học theo xu hướng mà nhiều tổ chức tiến bộ đang tiến hành hiện nay: không phải là doanh nhân tài chính mà là doanh nhân xã hội. Điều này diễn ra không phải bởi các tiêu chuẩn và trách nhiệm mà bởi tư duy khác nhau về mục đích của trường học.

Công việc tốt là cốt lõi chung của quá trình cải cách trường học và xã hội. Tôi không hoàn toàn chắc chắn ý nghĩa của điều này đối với giáo dục trong thực tiễn, nhưng tôi vẫn coi các hình thức học tập đa dạng được ứng dụng trong các cộng đồng, xã hội là một động thái đầu tiên. Không có công việc tốt đón đợi sau khi “kết thúc việc học ở trường”, vậy thì họ tốt nghiệp để làm gì?

Mục đích của trường học, có thể bắt đầu bằng việc giúp mỗi học sinh tự trả lời câu hỏi đó.

Terry Heick

Táo trường học dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.