Con bạn có sợ đi học?

Trẻ em có hội chứng sợ trường học thường cảm thấy không an toàn và rất nhạy cảm. Chúng có thể muốn ở gần bố mẹ và cảm thấy lo lắng khi bị tách ra khỏi gia đình.

0 13,614

Con bạn có sợ đi học không? Nhiều trẻ nhỏ, khoảng hai tuổi, trải qua sự lo lắng khi tách khỏi môi trường gia đình quen thuộc, chúng có thể khó chịu và bám bố mẹ. Điều này là bình thường và thường biến mất với sự thoải mái và thời gian. Trong một vài trường hợp, nỗi lo lắng này kéo dài lâu hơn và có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng hơn. Một số trẻ em hình thành nỗi sợ đi học dài hạn

Tình trạng này có thể được gọi là trốn tránh trường học, từ chối đi học hoặc hội chứng sợ trường học.

Trẻ em có hội chứng sợ trường học thường cảm thấy không an toàn và rất nhạy cảm. Chúng có thể muốn ở gần bố mẹ và cảm thấy lo lắng khi bị tách ra khỏi gia đình. Cảm giác lo lắng của chúng có thể làm phát sinh các triệu chứng thể chất như đau đầu, buồn nôn hoặc đau bụng. Trẻ em mắc hội chứng sợ trường học có thể chống đối việc đi học trong nhiều ngày.

Mặc dù nỗi sợ trường học có thể ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ, nó lại là hiện tượng phổ biến. Người ta cho rằng gần 5% trẻ em từng mắc hội chứng sợ trường học.

Đối tượng nào có khả năng mắc hội chứng sợ trường học?

Một số nghiên cứu cho thấy rằng một số trẻ em có nhiều khả năng mắc hội chứng sợ trường học hơn những đứa trẻ khác. Những đối tượng đó bao gồm:

– Trẻ em

– Những đứa trẻ nhỏ nhất trong gia đình

– Trẻ mắc bệnh mãn tính

Dấu hiệu cho thấy con bạn đang trải qua nỗi sợ trường học

Phụ huynh cần chú ý khi trẻ em:

– Có các triệu chứng thể chất thường xuyên như bệnh dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc mệt mỏi quá mức mà không có nguyên nhân cụ thể về mặt y học

– Có hành vi giận dữ, trở nên vụng về, hoặc có dấu hiệu lo âu khi xa cha mẹ

– Sợ hãi quá mức khi phải ở một mình hoặc có những nỗi sợ vô cớ

– Khó ngủ và thường xuyên gặp ác mộng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ trường học

Hội chứng sợ trường học có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

– Thay đổi trong cuộc sống gia đình chẳng hạn như chuyển nhà, bố mẹ ly hôn, có người thân mất hoặc các sự kiện có khả năng gây chấn thương khác

– Cha mẹ quan tâm quá mức

– Vấn đề bảo đảm an toàn của các thành viên trong gia đình

– Bị bắt nạt ở trường

– Lo sợ vì mối quan hệ tiêu cực với giáo viên hoặc bạn học

– Nỗi sợ hãi có thật hay tưởng tượng về sự trêu chọc hoặc trừng phạt ở trường học

Giải quyết nỗi ám ảnh của con bạn

Phụ huynh và giáo viên có thể và nên thực hiện các bước để giải quyết nỗi ám ảnh của một đứa trẻ để ngăn ngừa một vấn đề lâu dài, có thể ảnh hưởng đáng kể đến học tập và khả năng phát triển của một đứa trẻ. Đầu tiên, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám để xác định xem có nguyên nhân y tế tiềm ẩn nào có thể điều trị được hay không. Thứ hai, cha mẹ và đứa trẻ có thể làm việc với nhân viên tư vấn, giáo viên hoặc bộ phận tư vấn tâm lý của trường để giúp xác định nguyên nhân. Phụ huynh và nhân viên nhà trường có thể chung tay xây dựng một kế hoạch can thiệp để động viên trẻ đi học và giảm bớt hành vi từ chối.

Can thiệp hữu ích cho trẻ em bị ám ảnh ở trường học

Một số ví dụ về các loại can thiệp hữu ích bao gồm:

– Sử dụng hệ thống sửa đổi hành vi để thưởng cho đứa trẻ đi học.

– Nhận tư vấn cho bất kỳ vấn đề gia đình nào có thể ảnh hưởng đến vấn đề.

– Nếu mối đe dọa thực sự tồn tại ở trường hoặc trong khu phố, chẳng hạn như bắt nạt, hãy thực hiện các bước để giải quyết vấn đề. Nên nhớ rằng “lời khuyên bắt nạt xấu” rất nhiều. Trước tiên, điều quan trọng là khuyến khích con bạn kể về việc bị bắt nạt. Thật khó để biết bắt đầu từ đâu cho đến khi bạn hiểu thấu đáo. Dưới đây là 15 lời khuyên giúp trẻ em bị bắt nạt lấy lại sự tự chủ, tuy nhiên bạn đừng ngần ngại đến gặp một chuyên gia. Nếu con bạn thậm chí còn gợi ý về hành vi bắt nạt thì việc tác động đến cuộc sống của con có thể cần sát sao hơn.

– Xác định một giáo viên hoặc người lớn đáng tin cậy khác trong trường để hỗ trợ phát triển mối quan hệ với đứa trẻ. Người này có thể là một nguồn động viên cho đứa trẻ khi nó đang lo lắng hoặc cần giúp đỡ.

– Xác định xem các kỹ năng học tập kém có góp phần làm phát sinh vấn đề hay không. Sợ thất bại là một nguyên nhân cơ bản của nỗi sợ trường học, ngay cả đối với những đứa trẻ đang làm tốt.

– Cho học sinh bắt đầu bằng một ngày học ngắn rồi tăng dần thời gian cho đến khi con có thể chấp nhận trọn một ngày học.

– Khi trẻ ở nhà vì không muốn đi học, hãy tránh các hoạt động vui chơi có thể củng cố hành vi từ chối đi học.

– Giúp trẻ phát triển tình bạn ở trường.

– Bảo đảm với con rằng con sẽ ổn và thiết lập mô hình hành vi của riêng bạn để chắc chắn rằng bạn không vô tình thể hiện những dấu hiệu lo lắng.

– Đảm bảo con có cơ hội thành công ở trường và có thể tham gia vào một số hoạt động mà con thích.

– Tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia sức khỏe tâm thần khi nỗi sợ trường học không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng dù đã có sự can thiệp. Việc tư vấn này nên huy động cả gia đình nếu có thể vì nhân tố gia đình có thể vừa góp phần vừa bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ trường học.

Ann Logsdon

Táo trường học dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.