Khi thực hiện một số nghiên cứu về giáo dục, tôi đã bắt gặp một số gợi ý rằng nên coi phụ huynh là “khách hàng” của nền giáo dục. Vì tôi làm việc với lĩnh vực giáo dục tư, các các cán bộ quản lý giáo dục công và các giáo viên để giúp họ đối phó với những “khách hàng” khó tính trong quá trình sử dụng dịch vụ, tôi thấy xu hướng này đang gây một sự hiểu lầm. Có một điều gì đó khá u ám về mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên, rộng hơn là mối quan hệ với ngành giáo dục, không thể giải quyết được bằng mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng. Tôi không cho rằng phụ huynh là khách hàng của nền giáo dục. Thực sự là KHÔNG!. Phụ huynh nên là đối tác của nền giáo dục cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục đứa trẻ.
Nhiều người có thể nghĩ rằng phụ huynh là những người nộp thuế để chi trả cho hệ thống giáo dục. Họ nên được đặt ở vị trí số một và là trung tâm trong các trường học. Nhưng họ vẫn không phải là khách hàng theo nghĩa của từ này. Và đây là một số điểm khác biệt.
– Khách hàng theo nghĩa thực sự, không có nghĩa vụ, đạo đức đối với doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp dịch vụ mà họ bảo trợ ngoài những quy định trong pháp luật. Khách hàng có thể làm việc với một công ty, nhưng thường chỉ vì lợi ích riêng của họ, không phải lợi ích của công ty, trong khi cha mẹ phải là người tham gia và đóng góp tích cực cho phúc lợi của con cái. Họ có cả nghĩa vụ đạo đức và thực tế. Nếu cha mẹ không thực hiện những nghĩa vụ đó, toàn bộ doanh nghiệp giáo dục và đứa trẻ đều sẽ thất bại.
– Giá trị duy nhất của một khách hàng phụ thuộc vào khả năng đóng góp của họ vào doanh thu của doanh nghiệp. Điều đó hoàn toàn khác với vấn đề trong giáo dục, trong đó “các giá trị” không phải là kết quả của một “giao dịch bằng tiền”, mà là kết quả của việc phụ huynh làm việc với các trường học vì lợi ích của trẻ em.
– Các công ty có một số cách để làm hài lòng khách hàng của họ, bằng phương pháp đó, họ sẽ khiến cho khách hàng tiêu nhiều tiền hơn. Trong khi các trường học có nghĩa vụ làm cho phụ huynh cảm thấy có giá trị, và đó không phải là vì mục đích kiếm tiền. Điều đó thay đổi mối quan hệ. Cả tổ chức hoặc “khách hàng” đều không nắm giữ các mối quan hệ cần thiết để việc học được thành công.
Nó không chỉ là vấn đề câu chữ
Vâng, ai quan tâm đến điều này? Đó chẳng qua cũng chỉ là cách giải thích mà thôi? Không thật sự là như vậy. Những thuật ngữ chúng ta sử dụng sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta và cách chúng ta hình thành các mối quan hệ. Có nhiều phụ huynh tin rằng vì họ trả lương cho giáo viên, họ có quyền, cũng như nhiều khách hàng, đưa ra những yêu cầu đối với giáo viên có thể vừa vô lý, vừa làm ảnh hưởng đến con đường giáo dục học sinh. Quá nhiều phụ huynh nghĩ rằng họ giống như khách hàng, trong khi, trên thực tế, họ không phải là như vậy.
Thay vào đó, hãy suy nghĩ về quan hệ đối tác
Tôi tin rằng một trong những yếu tố chính trong quá trình giáo dục thành công một đứa trẻ là thiết lập quan hệ đối tác giữa gia đình và nhà trường. Điều đó có nghĩa là cần xây dựng mối quan hệ bình đẳng hơn so với các mối quan hệ xảy ra trong các doanh nghiệp với khách hàng. Điều đó có nghĩa là các đối tác cần tập trung vào mục tiêu chung, đó là lợi ích của con em họ và lựa chọn các phương thức giao tiếp hiệu quả.
Tôi biết rằng, ngày nay, cha mẹ có nhiều sự lựa chọn hơn để gửi con cái họ. Ngày càng có nhiều sự canh tranh hơn về môi trường giáo dục. Có nhiều trường học mong muốn coi cha mẹ là khách hàng, nhưng ngay cả trong các trường dân lập, chúng ta vẫn cần nhận ra rằng. Điều cần thiết nhất với những đứa trẻ là sự hợp tác, nơi những điểm mạnh, kiến thức và khả năng của cả phụ huynh và giáo viên được kết nối và đồng hành cùng nhau.
Trích Nội san Giáo Viên Hiệu Quả số 17 – Táo Giáo Dục