Kinh nghiệm đối phó với các giáo viên đến từ “địa ngục”

Tôi băn khoăn tự hỏi, làm thế nào để có thể đối phó với các giáo viên khó chịu, khó tính và ghê gớm. Dưới đây là 16 kinh nghiệm của bản thân tôi mà bạn có thể tham khảo.

0 1,869

Bạn biết mình đang gặp rắc rối khi nhận ra con trai hoặc con gái của mình đang phải học với kiểu giáo viên “đó” trong năm học này. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, lạc lõng, hiểu lầm, thất vọng hoặc thậm chí tức giận, thì đó cũng là điều bình thường. Nhưng bạn cũng đừng băn khoăn quá. Xây dựng một mối quan hệ tốt hơn với giáo viên của con có thể khiến bạn mất một chút thời gian và công sức lúc đầu, nhưng sẽ mang lại những kết quả vô cùng giá trị:

  1. Gặp giáo viên. Bạn đã gặp mặt giáo viên của con chưa? Dành năm phút để giới thiệu bản thân có thể phát triển mối quan hệ và tạo nên một thế giới khác biệt. Nếu bạn không thể sắp xếp được cuộc gặp với giáo viên, hãy gửi email.
  2. Đừng giả định. Khi bạn lo lắng về điều đó, bạn sẽ thể hiện ra trên khuôn mặt và hành vi. Điều này khiến con của bạn cũng sẽ nhận ra và cảm thấy lo lắng theo. Cố gắng không rơi vào cái bẫy này, hãy giữ cho tâm trí tươi mới là điều tốt nhất.
  3. Tham gia vào sự kiện của lớp: Gặp gỡ giáo viên của con trong các buổi biểu diễn ở trường. Hãy nói chuyện với giáo viên và hỏi về những gì con bạn đang học. Hãy giữ thái độ tích cực trong suốt cuộc gặp.
  4. Kiểm soát cảm xúc. Nếu bạn cảm thấy khó chịu về một sự cố liên quan đến trường học, hãy cho phép bạn có cơ hội để “xả” nó với một người bạn hoặc người thân yêu. Sau đó, hãy giữ thái độ bình tĩnh khi gặp giáo viên của con. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy gửi một nhận xét hoặc kiến nghị mang tính trung lập hoặc đi cùng một người bạn khi đến gặp giáo viên.
  5. Tạo một nền tảng chung. Bạn không thích giáo viên, điều đó rõ rồi, nhưng bạn vẫn phải gặp cô ấy. Hãy bắt đầu với một số điểm chung. “Cô Smith, tôi chỉ rất thích dự án nghiên cứu xã hội của cô, nhưng tôi có thắc mắc về việc làm bài tập về nhà của con”
  6. Sử dụng sự hài hước. Hãy nhớ rằng một giáo viên cũng là con người thức dậy vào buổi sáng và họ cũng có những điều phàn nàn về trường học. Hãy mang sự hài hước phù hợp vào các tương tác của bạn để tạo mối quan hệ.
  7. Cho giáo viên của con biết về những phẩm chất tích cực của con bạn. Không cần phải ngay lập tức tiết lộ điểm yếu. Thông thường, đứa trẻ sẽ cư xử rất khác khi ở trường. Nếu có vấn đề, giáo viên sẽ báo cho bạn biết.
  8. Tách công việc khỏi cảm xúc. Thay vì nói, “Tôi không nhận được các tiêu chí chấm điểm của cô,” bạn nên nói, “Cô có thể trao đổi với tôi về các tiêu chí chấm điểm trong lớp học của con được không.” Luôn luôn đặt câu hỏi trực tiếp về các quy trình, chương trình giảng dạy hoặc quan điểm của trường.
  9. Đừng vội kết luận. Hãy hỏi nhiều câu hỏi. Thay vì buộc tội “Tại sao bạn không trừng phạt bạn A vì đã bắt nạt con tôi?”, Hãy nói, “Hôm qua, con đã nói điều gì đó khiến tôi lo lắng. Tôi muốn hỏi thêm cô về điều này”
  10. Thể hiện sự biết ơn. Nhớ ngày nhà giáo và các ngày kỉ niệm quan trọng của giáo viên. Giảng dạy là công việc khó khăn, và hầu hết các giáo viên đều có tình yêu với học sinh. Hãy thử làm ấm trái tim của họ bằng các món quà tặng xinh xắn, sáng tạo dành cho giáo viên.
  11. Tình nguyện trong lớp học. Đây là một cách tuyệt vời để có được cái nhìn toàn cảnh về thế giới của con bạn ở trường. Hành động quan tâm của bạn sẽ tạo sự cảm kích đối với giáo viên. Hơn nữa việc nhìn thấy con trong môi trường lớp học sẽ khiến bạn không còn những lo lắng.
  12. Thể hiện sự nhiệt tình. Có những giáo viên và trường học không đạt tiêu chuẩn. Nhưng hãy dạy con bạn rằng việc học là do chính bản thân con. Hãy nuôi dưỡng tình yêu học tập trong con bạn.
  13. Đánh giá cao cơ hội. Nếu con bạn gặp khó khăn, hãy nắm bắt thời điểm này. Hãy để con biết rằng khó khăn là một phần của cuộc sống. Dạy cho con của bạn cách giải quyết vấn đề thông qua giao tiếp trung thực và thái độ tích cực.
  14. Cuộc họp phụ huynh là cơ hội để bạn gặp gỡ và trao đổi với giáo viên của con. Hãy lập danh sách các mối quan tâm hoặc lo lắng và mang theo bên mình. Bạn cũng có thể gửi email kèm theo các câu hỏi này trước buổi họp.
  15. Cố gắng không phàn nàn về giáo viên trước mặt con. Mối quan hệ của một đứa trẻ với giáo viên là điều quan trọng. Đừng phá hoại nó. Giúp con bạn trở nên thoải mái trong lớp học. Giúp con trở thành một người học tích cực.
  16. Tham gia vào “hội đồng phụ huynh” và kiến nghị với nhà trường khi việc giao tiếp với giáo viên không có hiệu quả. Điều này đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng giáo viên đang không muốn nghe những điều phụ huynh thắc mắc.

Bạn có gặp tình huống khó khăn nào với giáo viên của con không? Bạn có thể sử dụng một trong số những kinh nghiệm trên không? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận.

Michelle Boom

Táo Trường học dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.