Ngày hôm nay ở trường thế nào?

Đã bao nhiêu lần bạn từng hỏi con mình “Ngày hôm nay ở trường thế nào?” và kết quả mà bạn nhận được chỉ là những câu trả lời lấy lệ, dạng như: bình thường… hoặc “chẳng thế nào cả…”?

0 3,058

Con bạn đã chán ngấy việc trả lời câu hỏi “Ngày hôm nay ở trường thế nào?” 15 câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn tìm được những thông tin quan trọng từ con cái.
Đã bao nhiêu lần bạn từng hỏi con mình “Ngày hôm nay ở trường thế nào?” và kết quả mà bạn nhận được chỉ là những câu trả lời lấy lệ, dạng như: bình thường… hoặc “chẳng thế nào cả…”? với tư cách là một phụ huynh học sinh tôi cảm thấy “tự xấu hổ” khi lần nào cũng hỏi đi hỏi lại một câu hỏi, thậm chí tôi cả khi tôi không nhận được câu trả lời của con.
Đôi khi (một cách rất thành thật), tôi không có đủ năng lượng cho một cuộc trao đổi/nói chuyện thực sự nghiêm túc với con. Một số lần khác, tôi không thể nghĩ ra câu hỏi nào để hỏi. Với tư cách một giáo viên, tôi ước rằng tôi có thể chia sẻ những câu chuyện về những điều tuyệt vời mà chúng tôi đang làm với cha mẹ của học sinh, nhưng tôi không biết phải làm như thế nào?
Hiện tại, con tôi đang học trung học – nơi mà thông tin liên lạc giữa giáo viên và gia đình ít hơn rất nhiều so với cấp tiểu học và con tôi cũng có nhiều rắc rối hơn (điều mà tôi mong muốn được biết một cách rõ ràng nhất). Tôi đã liệt kê ra một danh sách các câu hỏi để xác định những thông tin quan trọng. Tôi ước rằng khi tôi còn ở trên lớp học tôi có thể đưa danh sách này cho phụ huynh để họ có thể nghe được về những gì đã xảy ra trong lớp học của tôi.
Các câu hỏi:
Những câu hỏi dưới đây có thể phù hợp với con bạn ở mọi lứa tuổi.
1. Hãy kể cho cha/mẹ nghe về một khoảng thời gian mà con cảm thấy hứng thú nhất?
2. Hãy nói cho cha mẹ biết về điều mà con cảm thấy khó nhất ngày hôm nay?
3. Hãy nghĩ về những gì con đã trải nghiệm ngày hôm nay. Có điều gì mà con muốn biết rõ hơn không? Nếu phải đặt một câu hỏi cho những gì con vẫn chưa thực sự hiểu rõ, đó sẽ là gì?
4. Con có cảm thấy lo lắng về điều gì không? Có khi nào con cảm thấy sợ hãi một vấn đề gì không?
5. Trong buổi học hôm nay, có khi nào con cảm thấy bản thân không được tôn trọng? Hãy kể cho bố/mẹ nghe về điều đó được không?
6. Có khi nào con cảm thấy một trong số các bạn cùng lớp thể hiện sự quan tâm đối với con?
7. Điều gì khiến cho con tự hào về bản thân mình trong ngày hôm nay?
8. Hãy nói cho bố/mẹ biết về câu chuyện giữa con và các bạn cùng lớp mà con cảm thấy thích thú nhất.
9. Điều gì đã thử thách con ngày hôm nay?
10. Con cảm thấy điều gì khiến con cảm thấy hài lòng về bản thân mình?
11. Điều gì mà con học được từ chính bản thân mình ngày hôm nay?
12. Con có muốn chia sẻ hoặc nói về một điều gì không? Có vấn đề gì con muốn cha mẹ giúp con không?
13. Con có đang lo lắng về điều gì không?
14. Điều con mong đợi cho buổi học ngày mai là gì?
15. Con có bất kì câu hỏi nào muốn được bố/mẹ hỏi không?
Một số mẹo khi đặt câu hỏi
Làm thế nào và vào thời điểm nào khi chúng ta hỏi những câu hỏi này để có thể thu được sự khác biệt về những thông tin mà bọn trẻ nói với chúng ta. Đầu tiên, bạn không muốn hỏi tất cả các câu hỏi này trong 1 ngày. Bạn có thể hỏi một hoặc hai. Sau đó bạn có thể chỉ ra được câu hỏi nào sẽ thu được phản hồi tốt nhất từ con trẻ. Bạn sẽ muốn hỏi trong khoảng thời gian mà bạn có khả năng tập trung để con bạn cảm thấy chúng đang có được sự quan tâm đặc biệt từ bạn. Với những đứa trẻ của tôi – và trong khi làm việc nhà, khi nấu ăn tối và khi lái xe là các khoảng thời gian tốt nhất cho các cuộc đối thoại như vậy.
Bây giờ những cuộc đối thoại như vậy đã trở thành thói quen, con trai tôi biết rằng khi chúng tôi lái xe đến trường tôi sẽ hỏi chúng về những điều mà chúng đang mong đợi, nếu có bất cứ điều gì khiến chúng lo lắng, và bất cứ điều gì chúng muốn nói với tôi có thể giúp chúng chỉ ra điều đó.
Thêm một vài gợi ý
Một số mẹo dưới đây sẽ làm cho cuộc đối thoại trở nên hiệu quả và có ý nghĩa.
• Đừng gián đoạn. Đây là nguyên tắc quan trọng cho bất kì cuộc đối thoại nào, nhưng đặc biệt quan trọng hơn nếu bạn muốn thu có được thông tin từ con bạn.
• Hỏi để biết nhiều hơn. Cách đơn giản hãy nói “Cha/mẹ thực sự muốn biết nhiều hơn về…” hoặc “Con có thể nói rõ hơn một chút được không?”
• Hỏi về cảm xúc. Sau khi con bạn miêu tả về một trải nghiệm của chúng, hãy hỏi “Con cảm thấy như thế nào vào lúc này?” cái mà con thực sự quan tâm/ thu hút sự chú ý của con là gì?”
• Cảm xúc tích cực. Bất cứ điều gì mà con bạn cảm thấy đều là điều bình thường. Hãy để chúng biết rằng, những cảm xúc đó là bình thường như những người khác. Hãy nhớ nói với chúng điều đó.
• Hãy nói cho chúng biết rằng thế nào là một giáo viên không tốt. Nếu chúng kể cho bạn nghe về một câu chuyện về một giáo viên người mà rầy la hoặc không tôn trọng chúng (không quan tâm đến những gì mà chúng nó hoặc làm), hãy để chúng biết rằng đó là điều không tốt khi một người lớn đối xử với trẻ con theo cách như vậy. Tương tự như vậy đối với những đứa trẻ được đối xử bằng tự nhiệt tâm để chia sẻ những điều đặc biệt hoặc thú vị cũng như những thời khắc khó khăn. Điều này sẽ làm đầy dần sự tự tin và tin tưởng khi chúng chia sẻ với bạn nhiều hơn…

– Nguyễn Hữu Long –

Leave A Reply

Your email address will not be published.