Trở thành hình mẫu cho con ở tuổi teen
Khi con bạn còn nhỏ, phụ huynh thường là hình mẫu của trẻ về mọi phương diện - ví dụ: đứa trẻ ngưỡng mộ cha mẹ vì cha mẹ biết mọi thứ trong cuộc sống, những gì cha mẹ nói đều là đúng. Nhưng giờ đây khi con đã bước sang tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu có xu hướng độc lập, muốn tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Phụ huynh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Những gì phụ huynh làm, những gì phụ huynh nói đều có tác động đến hành vi, thái độ và niềm tin của trẻ.
Trở thành hình mẫu cho con
Khi con bạn còn nhỏ, phụ huynh thường là hình mẫu của trẻ về mọi phương diện – ví dụ: đứa trẻ ngưỡng mộ cha mẹ vì cha mẹ biết mọi thứ trong cuộc sống, những gì cha mẹ nói đều là đúng. Nhưng giờ đây khi con đã bước sang tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu có xu hướng độc lập, muốn tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Nhưng vai trò của phụ huynh vẫn rất quan trọng…
Những gì phụ huynh làm sẽ cho con thấy sự kì vọng đối với hành vi của con. Ví dụ: sự cằn nhằn, mệt mỏi, cáu gắt sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của con thế nào? Những gì mà phụ huynh thích ăn, việc dậy sớm tập thể dục, hay các thói quen khác sẽ khiến con nghĩ sao?
Những gì phụ huynh nói cũng rất quan trọng. Cha mẹ có thể giúp con kiểm soát hành vi của mình bằng việc nói đến tác động của lời nói đối với người khác. Cha mẹ cũng có thể đưa ra các lí do và các ví dụ để giúp trẻ hiểu được cái gì là đúng và sai. Còn bây giờ là lúc để chúng tôi giúp phụ huynh biết phải làm như thế nào…
Những mẹo dành cho phụ huynh:
- Hãy để trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận của gia đình và cho trẻ được đóng góp vào việc ra quyết định, cũng như xây dựng nội quy của gia đình. Đây là cách làm hữu hiệu giúp trẻ nhận ra làm thế nào để hiểu, thông cảm và hợp tác với người lớn.
- Cố gắng thực hiện và giám sát những gì bạn đã nói. Trẻ có thể sẽ chú ý những thời điểm mà bạn bỏ qua.
- Làm việc, sống với phong cách lành mạnh bao gồm chế độ ăn và tập thể dục. Tránh đưa ra những nhận xét về ngoại hình của chính mình và những người khác. Điều này sẽ khiến trẻ không đánh giá người khác và hài lòng với ngoại hình của bản thân.
- Thể hiện cho trẻ thấy rằng bạn rất yêu việc học và đến trường. Nếu bạn thể hiện điều đó tự nó sẽ tác động và lan tỏa đến con.
- Luôn duy trì thái độ tích cực – nói, hành động, suy nghĩ với tinh thần lạc quan (nếu bạn không muốn trẻ luôn bi quan)
- Luôn chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, thừa nhận sai lầm vào nói với con về cách bạn đã khắc phục nó. Đừng đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh.
- Sử dụng các kĩ năng giải quyết vấn đề trong các mâu thuẫn, xung đột, luôn luôn bình tĩnh để tìm cách giải quyết. Kiểm soát cảm xúc buồn hoặc tức giận khi phải đối mặt với vấn đề và khuyến khích con phản hồi giống như vậy.
- Thể hiện sự bao dung và tôn trọng đối với những người khác.
Ảnh hưởng đến con ở tuổi teen…
Phụ huynh vẫn đóng vai trò quan trọng đối với con. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trẻ ở tuổi dậy thì nhìn chung vẫn muốn gần cha mẹ, chúng cảm thấy giá trị và phản hồi lại những quan điểm tốt, những lời khuyên và sự hỗ trợ. Mặc dù bạn bè có ảnh hưởng đến con theo những cách nhất định nhưng cha mẹ lại tác động đến con ở một góc độ hoàn toàn khác.
Khi cha mẹ tác động đến các giá trị cơ bản của con như là tôn giáo, niềm tin, tương lai – như lựa chọn vào đại học… một cách tự nhiên, phụ huynh sẽ có nhiều cơ hội tác động đến trẻ.
Trong khi bạn bè sẽ tác động đến hành vi hàng ngày của con như loại nhạc mà con nghe, quần áo mà con mặc hoặc con học cách nói chuyện của bạn.
Ở tuổi dậy thì, con thực sự cần phụ huynh bên cạnh. Phụ huynh có thể tìm thấy sự hứng thú trong những gì mà trẻ làm cùng với bạn bè chúng và có thể khuyến khích các hoạt động nhóm.
Phương pháp giáo dục
Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ dạy con theo lối “Nghiêm túc” – rõ ràng về các giới hạn nhưng cũng nhẹ nhàng và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của con – sẽ giúp con ít bị ảnh hưởng bởi bạn bè về các vấn đề liên quan đến hành vi. Những đứa trẻ này thường có xu hướng tích cực và đạt kết quả tốt ở trường.
Che mẹ có phong cách “nghiêm túc” hay “nhẹ nhàng” đều có ảnh hưởng đến trẻ ở độ tuổi này – lứa tuổi mà dễ dàng có các hành vi không phù hợp.
Ảnh hưởng của phụ huynh với quan hệ bạn bè của con
Khi con còn nhỏ, phụ huynh thường có ảnh hưởng đối với các quan hệ bạn bè của con thông qua việc kiểm soát các hoạt động xã hội cũng như việc định hướng cho con trong việc kết bạn.
Ở tuổi teen, phụ huynh có ảnh hưởng nhưng sẽ ko trực tiếp đến các quan hệ bạn bè của con. Phụ huynh định hướng con thông qua thái độ và các giá trị từ đó tác động đến cách con chọn bạn.
Ở tuổi dậy thì, con và các bạn đều có tác động lẫn nhau. Con có xu hướng chọn bạn hoặc kết bạn với những người giống như mình.
Thậm chí khi phụ huynh biết về quan hệ bạn bè của con, phụ huynh cũng phải thừa nhận một điều là nó không đúng với những gì phụ huynh muốn. Những mối quan hệ bạn bè sẽ ảnh hưởng đến con theo cách tích cực, nhưng những tác động xấu từ bạn bè cũng sẽ không phải là điều khó hiểu.
Ảnh hưởng của phụ huynh đối với việc trẻ dùng rượu và thuốc phiện
Cha mẹ có thể lo lắng về việc trẻ bị ảnh hưởng từ bạn bè khi sử dụng rượu, thuốc phiện hoặc các chất kích thích. Nhưng phụ huynh nên nhớ rằng, không hoàn toàn là từ bạn bè – đôi chính chính phụ huynh là nguyên nhân của hiện tượng đó.
Phụ huynh sẽ khó ngăn cản con hút thuốc, uống rượu nhưng phụ huynh có thể là hình mẫu cho con. Cách cha mẹ uống rượu, hút thuốc sẽ ảnh thưởng đến thái độ và hành vi của trẻ. Hãy cân nhắc về những điều mà bạn đã vô tình gieo vào đầu con trẻ khi:
- Uống rượu thường xuyên.
- Uống rượu nặng và hàng ngày
- Hút thuốc sau mỗi bữa ăn hoặc hút thuốc mỗi khi uống cafe
- Nói những câu như “Bố cần/ thích uống rượu/ hút thuốc – vì bố đã phải làm việc cả ngày rồi”
Phụ huynh cũng có thể nói với con về rượu và các chất gây nghiên có tác động như thế nào đến cuộc sống một cách nhẹ nhàng và khéo léo để trẻ có thêm thông tin.
Nguyễn Hữu Long dịch
(Nguồn: http://raisingchildren.net.au/articles/role-modelling.html/context/1141)