Trường học “Truyền thống” và “Hiện đại”
Có rất nhiều tranh cãi nảy sinh về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, chương trình sách giáo khoa cho đến cách thức tổ chức quản lí trong trường học. Sự so sánh dưới đây được xem như một mục tiêu, một sự chỉ dẫn cho mỗi thầy cô, mỗi cán bộ quản lí khi thực hiện công việc giảng dạy của mình.
Chúng ta đang sống ở những thập niên đầu của thế kỉ XXI, trong những thế kỉ qua, nền giáo dục của thế giới đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về hình thức, nội dung, từ cách tổ chức quản lí trường học cho đến phương pháp giảng dạy của mỗi thầy cô giáo. Tuy giống nhau về mục tiêu nhưng trình độ và sự phát triển về giáo dục của mỗi quốc gia có nhiều điểm khác biệt.
Công cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam hiện nay đang được tiến hành khá mạnh mẽ, quyết liệt nhằm chuyển từ mô hình “trường học truyền thống” sang mô hình “hiện đại”, có rất nhiều tranh cãi nảy sinh về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, chương trình sách giáo khoa cho đến cách thức tổ chức quản lí trong trường học. Sự so sánh dưới đây được xem như một mục tiêu, một sự chỉ dẫn cho mỗi thầy cô, mỗi cán bộ quản lí khi thực hiện công việc giảng dạy của mình.
Trường học truyền thống | Trường học hiện đại |
Trường học là sự chuẩn bị cho cuộc sống mỗi con người.Trẻ học để có điểm số cao, để thi đỗ, để có công việc ổn định, kiếm nhiều tiền… | Trường học là một phần trong cuộc sống của con người.Trường học là một phần tất yếu của cuộc sống như thể cơm ăn, nước uống vậy. |
Người học thụ động tiếp nhận kiến thức do giáo viên hoặc giáo trình đưa đến.Trò: Mắt ngay, cổ thẳng, miệng ngậm tự nhiên. Chỉ được quyền nghe, không được quyền hỏi.
Thầy: Đấng sáng thế, quyền năng tối cao nhưng vẫn bị chi phối bởi một đấng tối cao hơn đó là “Sách giáo khoa” và cứ thế, cứ thế… |
Người học là người chủ động tham gia, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.Trò: học cái này để làm gì?
Thầy: Dạy cái này để làm gì? |
Giáo viên là nguồn cung cấp thông tin và có uy quyền tuyệt đối.“không thầy đố mày làm nên” | Giáo viên là người chỉ đường, là người hướng dẫn, là người thúc đẩy tư duy học sinh.“làm thầy mày không nên đố” |
Cha mẹ đứng ngoài và không tham gia vào các hoạt động của nhà trường.“Trăm sự nhờ thầy” “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy THẦY”. | Cha mẹ chính là thầy cô giáo của con, là người đặt mục tiêu, lên kế hoạch và là một nguồn thông tin.“Người mẹ tốt còn hơn người thầy tốt” |
Cộng đồng và các yếu tố xã hội đứng biệt lập trường học trừ công việc “gây quỹ”.“Trường học là nơi bốn bức tường bủa vây tương lai” | Cộng đồng xã hội chính là lớp học mở rộng.“Cổng trường mở ra” |
Quá trình ra quyết định mang tính mệnh lệnh, hành chính.“Áp lực không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó được truyền từ Bộ xuống Sở, từ Sở xuống hiệu trưởng và hiệu trưởng đến giáo viên và học sinh” | Quá trình ra quyết định được chia sẻ với các bộ phận hợp thành.“Trường học của học sinh, do học sinh và vì học sinh” |
Chương trình được quyết định bởi các tiêu chí nội bộ, đặc biệt là dựa trên kết quả của những bài kiểm tra.“Năm nay trường ta có bao nhiêu em đỗ đại học? bao nhiêu em xếp loại giỏi?” | Chương trình được xây dựng dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, triết lí và mục tiêu giáo dục của mỗi trường.“Mỗi cá nhân đều là một thiên tài, đừng bao giờ bắt cá leo cây” |
Học tập là một đường thẳng với sự tăng lên của các kiến thức và kĩ năng. | Học tập là một mô hình xoắn ốc có sự mở rộng về đề rộng và độ sâu. |
Kiến thức được hình thành qua bài giảng, ngữ liệu, phiếu bài tập.“Các con ghi nhé…” | Kiến thức được hình thành qua các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm và sự tương tác xã hội.“Các con nghe cô hướng dẫn này…” |
Dạy học là đưa bài tập, chữa đáp án, chọn đúng sai.“Thưa thầy con đã thuộc, bài học sáng nay trên bục giảng…” | Dạy học dựa trên một vấn đề trung tâm, một câu hỏi lớn thường xuất phát từ chính những đứa trẻ.“Thưa thầy con muốn biết…” |
Khả năng thực hành, đặc biệt là ngôn ngữ và toán bị tách biệt nhau.“Toán là toán mà văn là văn…” | Khả năng thực hành được tạp lập khi trẻ tạo nên sự liên kết.“Con người là một thực thể sinh học có sự định hình về mặt xã hội” |
Các kĩ năng được dạy riêng biệt và được xem như mục tiêu. | Các kĩ năng có liên quan đến nội dung kiến thức và được xem như các công cụ. |
Đánh giá dựa theo thang điểm cố định bằng hình thức duy nhất là cho điểm.“Con được bao nhiêu điểm?…” | Đánh giá dựa trên thang tiêu chí về năng lực và có nhiều dạng thức, hướng đến ghi nhận sự tiến bộ của cá nhân người học.“Hôm nay con học được điều gì mới?…” |
Thành công dựa trên nền tảng của sự cạnh tranh, dựa trên việc học thuộc và ghi nhớ kiến thức, nhớ các dữ liệu, thời gian hay sự kiện cụ thể. | Thành công được quyết định thông quá khả năng ứng dụng kiến thức và sự hợp tác. |
Sản phẩm là điểm số.“Trường ta dẫn đầu toàn quốc về tỉ lệ học sinh giỏi và đỗ đại học…” | Sản phẩm là kết quả làm việc trong cả một quá trình.“Trường ta nổi tiếng vì học sinh luôn cố gắng nỗ lực để thành công…” |
Trí thông minh được đo dựa trên năng lực học tập các môn ngôn ngữ, toán.“Môn này là môn chính, môn kia phụ thôi” | Sự thông minh được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao các năng khiếu hội họa và được đo bằng khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.“Tất cả mọi môn học đều bình đẳng” |
Trường học là cơn ác mộng dài tập.“Trong cơn ác mộng hàng đêm, em vẫn nghĩ về thầy cô và điểm số…” | Trường học là nơi thử thách những bước đi đầu đời, là niềm vui trong cuộc sống.“Em yêu phút giây này, làm sao có thể nào quên…” |
– Nguyễn Hữu Long –