Chia sẻ của giáo viên: Cha mẹ học sinh nên biết gì về bài tập về nhà

0 1,633

Bài tập về nhà là một vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nhưng theo giáo viên, họ nên biết gì về bài tập về nhà? Bởi vì trong khi các cuộc tranh luận nổ ra – trên mạng, trên bàn ăn tối và trong các nhóm phụ huynh – bài tập về nhà thường bị bỏ qua.

Cuộc tranh luận đó có thể hiểu được. Một số phụ huynh (và các nhà giáo dục) cho rằng bài tập về nhà đã trở nên quá nhiều; trẻ em không có đủ thời gian hoàn thành mọi bài tập sau giờ học, đặc biệt nếu chúng cũng tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ chỉ ra các nghiên cứu cho thấy bài tập về nhà dường như không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập. Những người khác cho rằng bài tập về nhà là một công cụ thiết yếu cho phép giáo viên thường xuyên giao nhiệm vụ ngày càng nhiều với sự hỗ trợ ngày càng ít.

Nói tôi không thích làm bài tập về nhà là còn nhẹ nhàng đấy. Tôi có một đứa con sắp lên lớp Ba và đứa còn lại sắp học mẫu giáo nên tôi đã đánh vật với chuyện bài tập về nhà trong một thời gian và suy nghĩ rất nhiều. Một mặt, tôi ủng hộ quan điểm ​​cho rằng trẻ em cần thời gian để là trẻ em – chạy nhảy, vui chơi và đôi khi chỉ cần làm bất cứ điều gì, học chán thì thôi. Mặt khác, tôi là một con mọt sách và muốn các con tôi hoàn thành tốt nghĩa vụ giáo dục của chúng. Tôi tin tưởng giáo viên nên tôi có xu hướng nghĩ rằng việc gì họ giao đều có lý do chính đáng.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh là có thật.

Vì vậy, tôi đã hỏi một số giáo viên về quan điểm của họ và thành thật mà nói, câu trả lời của họ thực sự rất mới mẻ. Vấn đề mấu chốt, có vẻ như, là giao tiếp. Nếu bạn (hoặc con bạn) bối rối hoặc lo lắng, hãy nói chuyện với giáo viên! Họ sẽ dành thời gian cố gắng giải thích cụ thể. Nhưng nếu bạn muốn biết chi tiết, tôi sẽ để họ tự nói:

Candy, giáo viên lớp 3

“Tôi không muốn bạn dành hàng giờ cùng con đánh vật với bài tập về nhà bên bàn bếp. Nếu con bạn không hiểu, hãy viết nó ra giấy và gửi lại. Tôi sẽ trao đổi với con vào ban ngày. Sự thất vọng chỉ khiến mọi người cảm thấy tồi tệ hơn.”

Sarah, giáo viên THPT

“Đọc. Trò chuyện với những người khác trong gia đình bạn. Thảo luận một cách sâu sắc và ý nghĩa hơn về các khái niệm và ý tưởng mà con đang học trên lớp. Nếu tôi chỉ giao ‘bài tập về nhà’ mà không yêu cầu đọc… tức là bài tập đó không thể làm trên lớp. Ví dụ, tôi có thể nói rằng một cuộc thảo luận 10 phút với phụ huynh về lý do tại sao họ nghĩ sự sửa đổi đầu tiên là quan trọng – nếu đó là những gì con đang tìm hiểu – và ghi lại ba ý tưởng tốt nhất được chia sẻ trong cuộc thảo luận đó. Tôi coi trọng thời gian của chính mình và học sinh bên ngoài trường học nên không hề muốn lãng phí nó. Ngoài ra, hãy đọc thêm tài liệu.”

Amanda, giáo viên THPT

“Vui lòng nhắc nhở con bạn có trách nhiệm làm bài tập về nhà! Với tư cách là một giáo viên trung học, số lần phụ huynh đổ lỗi cho tôi vì con họ không làm bài tập nhiều đến mức đáng kinh ngạc.

Hỏi con bạn về bài tập của họ, yêu cầu kiểm tra lại và đưa ra hậu quả nếu họ không hoàn thành. Hầu hết các trường hiện nay đều có bảng tin trực tuyến để bạn có thể kiểm tra xem con có quên gì không hoặc có điểm kém không. (Vì vậy, vui lòng không làm phiền giáo viên của con bạn nếu họ thiếu thứ gì hoặc có điểm kém. Họ đã mất hàng giờ để chấm và nhập điểm lên các trang web đó, vì vậy hãy sử dụng nó!)

Những học sinh cải thiện nhiều nhất thường có cha mẹ nhắc nhở họ phải chịu trách nhiệm về điểm số, những em có xu hướng không cải thiện là thường có cha mẹ bao che. Tất cả những gì tôi yêu cầu là để thấy được sự cố gắng của học sinh. Khuyến khích họ nỗ lực và tham gia bằng các câu hỏi, thay vì không làm bài tập nào cả!”

Irene, giáo viên THPT&THCS

“Nếu gia đình không hiểu mục đích/ giá trị hoặc yêu cầu trong bài tập về nhà, xin đừng ngần ngại thắc mắc! Nếu tôi, với tư cách là giáo viên, không thể nói rõ điều đó, tôi sẽ không giao nó cho học sinh.”

Jana, giáo viên THCS

“Tôi nghĩ rằng cha mẹ nên biết… nếu một đứa trẻ mang về nhà hàng tấn bài tập về nhà mỗi đêm, có một số loại vấn đề. Có thể họ không làm bài trên lớp. Điều đó nghĩa là con cần được giúp đỡ nhiều hơn về mặt học thuật hoặc hành vi. Hãy gọi cho giáo viên để thông báo tình hình.”

Adam, GV THCS & THPT

“Có ba loại bài tập về nhà. Một là bài làm dở trên lớp – thường là những bài học sinh chưa hoàn thành vì nhiều lý do (cần hỗ trợ thêm, không chú ý…) Loại thứ hai là “chuẩn bị cho tiết sau”, trong đó giáo viên yêu cầu học sinh tìm trước những thông tin cơ bản, suy nghĩ trước/ học trước, xây dựng vốn từ vựng… Đây có thể là loại quan trọng nhất.

Loại thứ ba là các kỹ năng cần luyện tập. Nó có thể hữu ích trong việc phân hóa học sinh (thông qua các dạng bài, số lượng bài ở mỗi dạng). Nếu bài tập về nhà không đáp ứng rõ ràng một trong những tiêu chí đó thì nên trao đổi trực tiếp với giáo viên. Điều tương tự cũng được áp dụng nếu học sinh cảm thấy quá sức vì làm mãi một loại bài tập về nhà – điều đó cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng.

Cuối cùng, học sinh học được bao nhiêu về một chủ đề. Nếu con không thực hành các kỹ năng trong một chủ đề, bạn sẽ không thấy sự cải thiện. Đôi khi cách thực hành duy nhất là làm bài tập về nhà nếu không có đủ thời gian học; những cách rèn luyện kỹ năng khác là cho phụ huynh tích cực tham gia để kết hợp những kỹ năng đó vào cuộc sống hàng ngày. Càng thực hành nhiều, kỹ năng càng tốt. Không có đủ thời gian thực hành, sẽ không có cơ hội cải thiện.”

Stephanie, giáo viên lớp 3-lớp 5

“Một đứa trẻ đang gặp khó khăn nên nói cho giáo viên biết. Đừng làm hộ con. Đọc sách mỗi ngày rất quan trọng.”

Tracy, giáo viên lớp 5

“Chúng tôi giao bài tập về nhà như một cách để phụ huynh xem con mình đang làm gì trên lớp. Ngoài ra, việc dạy con thói quen quản lý thời gian sẽ hữu ích ở trường THCS và hơn thế. Chỉ cần đọc 20 phút mỗi ngày là vốn từ vựng của bạn đã có thể cải thiện! Tôi cũng nói thêm, nếu đứa con ở độ tuổi tiểu học của bạn dành hơn 90 phút cho bài tập về nhà, đã đến lúc nói chuyện với giáo viên. Tôi chỉ thiết kế bài tập về nhà sao cho mất khoảng một giờ để hoàn thành. Tôi cần biết khi học sinh làm lâu hơn và lý do.”

Marie, giáo viên THPT

“Tôi không cho bài tập về nhà. Học sinh của tôi không có người lớn giúp đỡ và không gian để làm bài tập về nhà, nhiều đứa còn cùng ở trên một chiếc thuyền và còn đi làm thêm. Sau giờ học là giờ làm nên họ không hoàn thành được bài tập. Đối với nhiều học sinh của tôi, đây là ngôn ngữ thứ ba của họ và phải mất 6-8 năm họ mới học được ngôn ngữ thứ hai (giống như người lớn), vì vậy toàn bộ lớp học của tôi đều hướng đến những yếu tố đó.

Một giáo viên ngôn ngữ ở vùng ngoại ô và một giáo viên tiếng Tây Ban Nha có những thách thức khác nhau nên thường giao bài tập về nhà cũng như dạy theo kiểu truyền thống hơn. Tôi có nhiều dự án dễ hiểu hơn. Vì vậy, tôi là một ngoại lệ trong cong tác giảng dạy ngôn ngữ.”

Jamie Kenney

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.