Đừng quá áp lực! 4 nguyên nhân gây căng thẳng ở những học sinh giỏi

Liệu những học sinh giỏi có thực sự căng thẳng hay lo lắng, thì có một điểm mà chúng ta phải thừa nhận rằng, những học sinh giỏi có những nét riêng về mặt cảm xúc, nhận thức xã hội và tình cảm. Sự khác biệt có thể gây căng thẳng. Hãy nhìn vào những gì tôi gọi là 4 chướng ngại lớn.

0 1,823

Là một giáo viên dạy những học sinh giỏi trong nhiều năm, tôi đã thấy nhiều bạn trong số các em bị căng thẳng. Tôi nhớ một lần một học sinh đến cạnh tôi vừa khóc vừa nói rằng “bố mẹ bạn ấy sẽ giết bạn ấy” bởi vì bạn ấy không đạt điểm 10 cho tất cả các môn học. Trong khi một đứa trẻ khác lại vui mừng sung sướng và hạnh phúc nếu nhận được điểm 7 trong một bài kiểm tra. Tôi cho rằng nhiều học sinh đã quá mệt mỏi với sự kỳ vọng từ những người xung quanh, các em cũng chẳng vui thú gì khi bị gọi bằng những cái tên như “giáo sư” hay “mọt sách”.

Là một phụ huynh hoặc giáo viên chúng ta nên giúp những học sinh giỏi hiểu được những căng thẳng tiềm ẩn. Bằng cách này, chúng ta biết cách để thúc đẩy học sinh đồng thời sử dụng các chiến lược và can thiệp thích hợp khi con bị quá căng thẳng, áp lực.

Trong khi có rất nhiều cuốn sách viết về chủ đề này, có những nghiên cứu khác nhau về việc liệu những học sinh giỏi có thực sự căng thẳng hay lo lắng, thì có một điểm mà chúng ta phải thừa nhận rằng, những học sinh giỏi có những nét riêng về mặt cảm xúc, nhận thức xã hội và tình cảm. Sự khác biệt có thể gây căng thẳng. Hãy nhìn vào những gì tôi gọi là 4 chướng ngại lớn

  1. Sự hoàn hảo

Người cầu toàn có thể bị áp lực trong việc theo đuổi sự xuất sắc và mục tiêu cao. Một số học sinh có năng khiếu có thể sống trong một trạng thái thất vọng liên tục do khoảng cách trong cách học sinh tin rằng chúng đang thực hiện và mục tiêu cao, sự tự áp đặt của chính bản thân chúng. Nói cách khác, những học sinh này cảm thấy sự cố gắng không bao giờ đủ. Trong khi chúng ta muốn trẻ em có tham vọng và biết cách phát huy tiềm năng của mình, trẻ em phải biết rằng có một ranh giới tốt đẹp giữa sự hoàn hảo tích cực, mục tiêu phấn đấu và sự không lành mạnh. Và chúng ta cũng nên thận trọng; nghiên cứu cho thấy rằng chính cha mẹ có thể dạy cho trẻ em sự hoàn hảo không lành mạnh thông qua những lời chỉ trích và thiết lập những kỳ vọng cao một cách bất hợp lý.

  1. Nhạy cảm

Những học sinh giỏi thường có độ nhạy cảm cao. Một nghiên cứu có của Dabrowski đã chỉ ra rằng một số trẻ em rất thông minh có những năng lực đặc biệt trong năm lĩnh vực: tâm lý, cảm giác, trí tuệ, trí tưởng tượng và cảm xúc. Học sinh giỏi ngay cả từ khi còn rất nhỏ, có thể cực kỳ nhạy cảm với những vấn đề của thế giới, cũng như cách người khác đánh giá về chúng. Ngay cả từ khi còn nhỏ, học sinh giỏi có thể bắt đầu đặt câu hỏi về mục đích cuộc sống của họ và suy ngẫm về các vấn đề của cộng đồng, thế giới.

  1. Mối quan hệ xã hội

Học sinh giỏi/tài năng có thể cảm thấy chúng khác biệt so với những người khác, điều này có thể gây áp lực, căng thẳng. Những học sinh giỏi thường có sở thích trí tuệ và khả năng vượt ra khỏi các bạn cùng tuổi, nhưng thiếu sự phát triển về thể chất và để được các bạn khác chấp nhận. Những học sinh vô cùng tài năng thậm chí còn cảm thấy lúng túng  khó hòa nhập, cô đơn và hướng nội hơn.

  1. Áp lực bên ngoài

Do khả năng và trí tuệ đặc biệt, giáo viên có thể xem những học sinh giỏi là những thành phần xuất sắc và không có vấn đề phải quan tâm, chẳng hạn như bị bắt nạt — điều này có thể hoàn toàn ngược lại. Học sinh giỏi đôi khi lại chán nản với trường học. Nguyên nhân có thể là do thiếu chương trình giảng dạy thử thách. Những yêu cầu cao từ người lớn cũng là nguyên nhân khiến học sinh giỏi cảm thấy áp lực và lo lắng. Một số học sinh tự hỏi liệu chúng có thể theo kịp và những gì khác sẽ được mong đợi.

Đó là bốn yếu tố căng thẳng lớn cho những học sinh giỏi: sự hoàn hảo, các vấn đề xã hội, sự nhạy cảm và áp lực bên ngoài. Bây giờ bạn đã hiểu được những gì có thể gây căng thẳng cho một học sinh giỏi. Bước tiếp theo liên quan đến việc dạy cho con bạn sử dụng các chiến lược đúng đắn để đối phó với sự căng thẳng hoặc tránh được sự căng thẳng, áp lực không nên có.

Cảm ơn vì đã đọc bài viết. Nếu bài viết hữu ích hãy chia sẻ nó với bạn bè và những người mà bạn yêu quý!

Nguyễn Hữu Long dịch

(Nguồn: educationworld.com)

Leave A Reply

Your email address will not be published.