Lời khuyên về các vấn đề giáo dục dành cho phụ huynh

Chúng tôi đã trao đổi với một số chuyên gia giáo dục về các lời khuyên dành cho phụ huynh để giúp con cái phát huy được tối đa tiềm năng của chúng. Dưới đây là những kinh nghiệm mà các chuyên gia đã chia sẻ.

0 2,513

Giáo viên, chuyên gia giáo dục – có nhiều hiểu biết sâu sắc về những điều cần làm để giúp trẻ học hỏi, phát triển và cảm thấy tự tin vào khả năng của bản thân. Nhưng rất nhiều lần, những lời này rơi vào quên lãng vì cha mẹ quá bận rộn trong công việc, những gì cha mẹ làm thường chỉ là chở lũ trẻ đến trường và đưa con về. Đôi khi các chuyên gia giáo dục không có cơ hội chia sẻ thông tin chi tiết của họ với phụ huynh. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã trao đổi với một số chuyên gia giáo dục – về những lời khuyên dành cho phụ huynh. 6 kinh nghiệm dưới đây sẽ đưa ra những gam màu trong các chủ đề và quan điểm khác nhau, nhưng chúng đều là những thông tin hữu ích

  1. Dành thời gian để chơi

Tạo cơ hội và không gian cho các môn nghệ thuật và các trò chơi. Đó là những khoảnh khắc giá trị và phát triển sự sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của một đứa trẻ. Rudolf Steiner, người sáng lập tổ chức giáo dục Waldorf chia sẻ “nỗ lực cao nhất của chúng ta là phát triển những con người tự do, những người có khả năng, của chính họ, để truyền đạt mục đích và hướng đi cho cuộc sống của họ. Sự cần thiết phải có trí tưởng tượng, chân lý, và trách nhiệm – yếu tố này là trụ cột sức mạnh của giáo dục. ”

(Chuyên viên trường Detroit Waldorf)

  1. Khuyến khích con người nghệ sĩ bên trong đứa trẻ

Nghệ thuật là một phần quan trọng của giáo dục. Hướng dẫn con bạn khám phá sự sáng tạo, đó có thể là âm nhạc, sân khấu, vũ đạo, văn học hay nghệ thuật biểu diễn. Con có thể không muốn trở thành một ca sĩ opera hay nhà điêu khắc, nhưng khi tiếp xúc với nghệ thuật, con vẫn có những lợi ích to lớn: nó tăng cường tư duy sáng tạo, cải thiện kỹ năng vận động, thúc đẩy giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, và xây dựng sự tự tin. Nghệ thuật cũng có thể giúp nâng cao hiệu quả học tập; một báo cáo của các chuyên gia người Mỹ về Nghệ thuật cho thấy rằng những trẻ tham gia thường xuyên trong các hoạt động nghệ thuật thường có thành tích học tập cao gấp bốn lần so với các trẻ khác. Vì vậy, hãy cho con tham gia các bài học piano, tìm một lớp học kịch, hoặc cho con vào một lớp học vẽ tranh… Con của bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích.

(Andrea Scobie, Giám đốc Giáo dục, Nhà hát Opera Michigan)

  1. Dạy hiểu sâu hơn

Là một giáo viên của các học sinh từ 2 đến 5 tuổi – trong một thời gian  dài, tôi đã ngừng yêu cầu học sinh nói từ “con xin lỗi”. Liệu rằng đó có phải vì tôi không nghĩ là xin lỗi hay chịu trách nhiệm về hành động của mình là điều không cần thiết? Tuyệt đối không. Mà bởi vì buộc trẻ con phải nói rằng “con xin lỗi” đôi khi là vô nghĩa. Trẻ sẽ coi nó như là một cụm từ “cứu cánh” lướt qua nhanh chóng để biện hộ hoặc mong người lớn tha thứ cho một hành vi.

Lâu dần, việc nói “xin lỗi” trở thành một thói quen mà không có bất kỳ sự hiểu biết hay cảm giác nào đằng sau nó.

Trẻ em – đặc biệt là những trẻ có năng khiếu – nhanh chóng thấy cụm từ này như là tấm thẻ miễn tội. Nếu không có cuộc đối thoại nghiêm túc hoặc sự hiểu biết thực sự hoặc bất kỳ động cơ nào để thay đổi hành vi. Vì vậy hãy dạy trẻ biết cách lắng nghe người khác, làm chủ hành vi, tìm hướng giải quyết vấn đề hơn là nói “xin lỗi”.

“Xin lỗi” là một từ. Cuộc đối thoại là một hành động. Thay vì nói “con xin lỗi,” hay “Con sẽ cố gắng không làm điều đó một lần nữa” sẽ hiệu quả hơn một khi ngồi lại và nghiêm túc nói chuyện với con. Khi đó trẻ đã trải qua một cuộc nói chuyện và biết cách lắng nghe.

Phần thưởng là gì? Một ngày kia, khi chúng ta nghe một đứa trẻ nói lời “xin lỗi” chân thành mà không cần nhắc nhở. Khi đó “xin lỗi” không chỉ là lời nói – đó là sự đồng cảm và chân thành.

(Colleen Shelton, giáo viên tiểu học, Trường Roeper)

  1. Nhận biết gốc rễ của cảm xúc của bản thân

Nếu con bạn bị rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc ADHD, có thể con sẽ có những hành vi khó quản lý, bao gồm cả sự giận dữ. Quy định về cảm xúc có thể gây khó khăn cho trẻ ADHD và cơn giận dữ càng phổ biến hơn. Cho dù con bạn có bị hội chứng ADHD hay có vấn đề trong việc kiểm soát cơn giận dữ, phụ huynh cũng cần biết cách giúp đỡ con nhận thức những cảm xúc khó kiểm soát.

  1. Hãy nhận biết
  2. Hãy cảm thông
  3. Hãy chú ý
  4. Chủ động

Tức giận là một cảm xúc thứ cấp, có nghĩa là nó có nguyên nhân. Ví dụ như thất vọng, cảm giác tội lỗi, sợ hãi, lo lắng, lo âu, cô đơn, thất vọng, ghen tuông, xấu hổ và thậm chí mệt mỏi hoặc đói. Đôi khi, nó bị kích thích bởi một nhân tố bên ngoài như sự trêu chọc của anh chị em. Trong trường hợp khác, lý do không phải là ngay lập tức rõ ràng, như khi con bị căng thẳng bởi một bài kiểm tra sắp tới tại trường. Việc dạy trẻ nhận thức được những nguyên nhân của sự tức giận cho phép chúng tìm ra cách giải quyết vấn đề chứ không phải là nạn nhân.

(Amy Firek, Giám đốc điều hành, Brain Balance)

  1. Cẩn thận với việc “dán nhãn” nghề nghiệp cho con

Tất cả chúng ta đều muốn giúp trẻ em tìm thấy đam mê và nuôi dưỡng đam mê đó. Thật là hấp dẫn khi đưa con đến ‘xưởng cơ khí” hay “vườn thú” đôi khi là các rạp hát,… và chúng ta thấy con mình là kĩ sư tương lai, là nghệ sĩ tương lai hay là cử nhân,… việc dán nhãn đã vô tình được tạo ra. Trong một số trường hợp nó có tác dụng tốt. Nhưng bên cạnh đó, nó đặt rất nhiều áp lực lên trẻ khi xác định sở thích quá sớm. Chính điều đó sẽ loại trừ các yếu tố khác có thể làm cho con phát triển về sau. Thế giới của chúng ta ngày hôm nay phát triển vô cùng nhanh chóng, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên hướng trẻ đến việc tiếp cận càng nhiều trải nghiệm càng tốt. Thay vì tạo ra một nghề nghiệp cố định cho con.

(Sarah Jacobs, Chủ sở hữu, Nhà để xe Robot)

  1. Giúp con có tiếng nói và tự ra quyết định

Cha mẹ thường là những người ủng hộ con cái vô điều kiện. Phụ huynh lên tiếng để đảm bảo nhu cầu của con được đáp ứng và tiếp cận với các cơ hội. Bởi vì các bậc phụ huynh giỏi trong việc xác định nhu cầu giáo dục, xã hội và cảm xúc của con, có vẻ là những người ủng hộ con tốt nhất. Tuy nhiên, tiếng nói, quan điểm của đứa trẻ cũng quan trọng như tiếng nói của cha mẹ vậy. Nnó giúp con phát triển khả năng tự chủ. Khi cha mẹ làm mẫu, dạy và thực hành với sự tự vận động, con bắt đầu tìm kiếm và sử dụng “tiếng nói” của chính mình. Ngoài ra, con sẽ phát triển sự tự tin và các kỹ năng quan trọng – sẽ được duy trì, sử dụng trong lớp học.

(Alisa Ruffin, Hiệu trưởng trường trung học, Trường Christian Southfield)

Táo trường học dịch 

(theo – https://metroparent.com)

Leave A Reply

Your email address will not be published.