LÀM CHA MẸ THẬT KHÓ – TƯ DUY PHÁT TRIỂN CÓ THỂ GIÚP

0 1,236

Nghiên cứu chỉ ra rằng các bậc cha mẹ có một tầm ảnh hưởng to lớn đến tư duy của con cái họ. Ngôn từ bạn dùng và hành động bạn làm chỉ cho con trẻ điều mà bạn mong đợi. Đưa ra khen ngợi quá trình, nói về não, nhìn nhận lỗi lầm là cơ hội học hỏi, và hiểu về vai trò của cảm xúc trong học tập đều là những điều bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay.

Nên nói thế này, Không nên nói thế kia

Cách chúng ta khen ngợi con trẻ có một tác động lớn lên tư duy của chúng. Nghiên cứu về sự ngợi khen và các tư duy chỉ ra rằng khi chúng ta khen trẻ vì thông minh, có thể hình thành một tư duy cố định. Điều này gửi đến một thông điệp rằng những thành công của trẻ là dựa trên đặc điểm về tính cách, và gắn với những thứ bẩm sinh. Ngược lại, việc khen ngợi trẻ vì cố gắng, chăm chỉ hình thành nên một tư duy phát triển. Điều này gửi đến một thông điệp rằng sự nỗ lực của trẻ chính là thứ dẫn chúng đến thành công. Bạn muốn biết thêm những gợi ý về những điều nên nói và không nên nói khi khen ngợi trẻ đúng không? Nên nói thế này, không nên nói thế kia!

Nên nói Không nên nói
“Bố có thể thấy con đã cố gắng về việc đó”
Nên nói bởi vì nó giúp con bạn hiểu bạn đang đánh giá cao nỗ lực của chúng.
“Con thật thông minh.”
Không nên nói bởi vì nó khiến trẻ nghĩ rằng thông minh là phẩm chất cố định.
“Có vẻ như đã đến lúc thử một điều mới.”  
Nên nói bởi vì nó giúp cho con bạn hiểu rằng chúng kiểm soát kết quả bằng việc lựa chọn hành động.
“Ổn thôi. Có vẻ như con đã không có khiếu về việc này.”
Không nên nói bởi vì nó làm con bạn nghĩ rằng chúng không có khả năng giải quyết.
“Mẹ thích chứng kiến con làm như thế.”
Nên nói bởi vì Nó truyền tải thông điệp bạn tán đồng một hành động của con đã say xưa làm, bất kể kết quả ra sao.
Con thật là thiên tài ! 

Không nên nói bởi vì lần sau con có thất bại hoặc phạm lỗi, chúng sẽ nghĩa chúng chẳng có tài năng gì hết.
“Có vẻ điều đó quá dễ dàng với con. Hãy thử tìm một thứ gì đó khó hơn để bộ não của con có thể phát triển.”
Nên nói bởi vì nó có thể dạy trẻ rằng học tập cần được thử thách, và nếu việc đó quá dễ thì não không thể phát triển được.
“Đúng rồi! Con làm điều đó thật nhanh gọn và dễ dàng; rất tốt!”  

Không nên nói bởi vì khen con hoàn thành một việc mà không tốn sức vẽ nên một sự cố gắng với màu sắc tiêu cực và khuyến khích tư duy cố định.
“Điều đó không đúng. Con chưa hiểu nó. Con có thể cố gắng làm gì đó để hiểu nó hơn không?”

Nên nói bởi vì Chân thành là rất quan trọng về những điều mà con bạn biết và không biết, nhưng cũng nên giải thích rằng bạn tin vào khả năng của con bạn có thể khắc phục được.
“Điều đó không đúng. Con đã tập trung trong lớp chưa vậy? Có vẻ như con thậm chí còn chưa làm thử.”

Không nên nói bởi vì phản ứng đấu tranh có thể ngăn cản việc con bạn cố gắng trong lớp.  
“Điều đó thật khó. Con đã có cố gắng rồi! Lần sau con sẽ sẵn sàng cho những thử thách như thế.”
Nên nói bởi vì việc gợi cho trẻ cách chúng có thể vượt qua thử thách bằng cách cần cố gắng hơn sẽ nuôi dưỡng tư duy phát triển.
“Điều đó thật khó. Bố/mẹ thấy vui sướng nó đã qua và con không phải làm lại nó nữa.”  
Không nên nói bởi vì luôn có những thử thách, và trẻ cần cảm thấy rằng chúng có công cụ cho những gì diễn ra sắp tới.
“Con đã làm rất tốt để trở thành một tay viết cừ khôi. Con nên thử thách bản thân với một lớp học khó hơn, và học hỏi những điều con chưa biết.”

Nên nói bởi vì việc đặt trẻ vào vùng thử thách chính là cách truyền cảm hứng học tập suốt đời.
“Con là một thiên tài đích thực. Con nên tham gia một lớp học viết sáng tạo vì con rất giỏi.”    

Không nên nói bởi vì nếu bạn chỉ khuyến khích con mình làm những việc mà chúng giỏi, chúng sẽ không dám thử thách và học hỏi điều mới.

Nói về Bộ não

Nguồn: mylovemystory2013.blogspot

Bộ não dẻo dai hơn chúng ta từng nghĩ. Dạy trẻ rằng chúng hoàn toàn có thể kiểm soát sự phát triển bộ não của chúng thông qua các hành động của mình là trao quyền. Nói với trẻ rằng khi chúng cố gắng cũng là cảm giác các neuron thần kinh kết nối. Từ nhánh này kết nối đến các nhánh khác, việc cố gắng kết nối làm cho bộ não khỏe hơn. Những thứ thúc đẩy kết nối này là luyện tập, đặt những câu hỏi, và chủ động trong học tập.  Khi trẻ hiểu rằng não chúng thay đổi về thể chất cùng với sự nỗ lực, điều đó khiến động lực và thành quả được tăng lên. Chỉ cho trẻ video hoạt cảnh bộ não để giải thích.

Nhìn nhận lỗi lầm là cơ hội học tập

Một trong những cách tốt nhất bạn có thể minh họa tư duy phát triển là nói thẳng thắn về những lỗi mà bạn đã phạm phải, và những bài học rút ra. Nói một cách tích cực về những lỗi, những khó khăn của bạn, và điều này sẽ chỉ cho con bạn thấy dám mạo hiểm và phạm lỗi là một phần tự nhiên của việc học. Giải thích cho con bạn rằng cố gắng không ngừng là cách giúp chúng ta khôn lớn, và bạn không phải lúc nào cũng có thể trở nên hoàn hảo khi cố gắng nhiều như vậy!

Hiểu về Vai trò của Cảm xúc trong Học tập

Khi chúng ta tức giận, sợ hãi, hoặc cảm thấy bị đe dọa thì phản ứng đấu tranh của chúng ta xuất hiện. Điều này cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi chúng ta sợ nhện hoặc môn Toán! Bộ não của ta được kích hoạt kết nối để bảo vệ chúng ta khi ta cảm thấy bị đe dọa, và các triệu chứng căng thẳng như vã mồ hôi, co thắt dạ dày, và trí óc của bạn trở nên trống rỗng là điều hết sức bình thường. Có một vài cách hữu ích mà bạn có thể áp dụng khi phản ứng đấu tranh xuất hiện. Một trong các cách đó là phương pháp Square Breathing (động tác hít thở sâu) và nó có thể phá vỡ hooc-môn adrenaline có trong máu và ngăn chặn việc học diễn ra.

Người dịch: Lê Hải Thanh

Nguồn: <https://www.mindsetworks.com/parents/growth-mindset-parenting>

Leave A Reply

Your email address will not be published.