Sự đa dạng văn hóa quan trọng đối với trường học của bạn như thế nào?

Học tập và sinh hoạt tại một trường với thành phần học sinh đa dạng có thể trang bị cho con bạn nền tảng để trở thành công dân của một nền dân chủ đa văn hóa.

0 3,688

Học tập và sinh hoạt tại một trường với thành phần học sinh đa dạng có thể trang bị cho con bạn nền tảng để trở thành công dân của một nền dân chủ đa văn hóa.

Khi Mĩ trở thành một quốc gia đa văn hóa và đa sắc tộc, các trường công lập ngày càng trở nên đa dạng hơn.

Một xu thế phát triển

Cục điều tra dân số dự đoán đến năm 2100, dân số thiểu số Mĩ sẽ trở thành đa số với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha chỉ chiếm 40% dân số Mĩ. Không nghi ngờ gì học sinh sẽ cần phải học cách tương tác trong một môi trường đa dạng. Jean Snell, giáo sư lâm sàng của bộ phận đào tạo giáo viên tại Đại học Maryland, tin rằng sự đa dạng văn hóa cũng nâng cao kinh nghiệm của trường. “Các học sinh có cá tính khác nhau làm việc cùng nhau sẽ tạo ra sự phong phú”, bà lưu ý.

Học sinh theo học các trường có thành phần học sinh đa dạng có thể phát triển sự nhận thức về quan điểm của trẻ em từ các bối cảnh khác nhau và học cách hoạt động trong một môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc. Tuy nhiên, khi các trường công lập trở nên đa dạng hơn, nhu cầu tìm ra những cách hiệu quả nhất giúp tất cả học sinh thành công trong học tập cũng như học cách hòa thuận với nhau có chiều hướng gia tăng. Giáo viên đang phải đối mặt với thách thức trong việc giảng dạy “đáp ứng văn hóa” của tất cả học sinh một cách bình đẳng. Một nghiên cứu năm 2007 của Public Agenda và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo viên toàn diện quốc gia cho thấy 76% giáo viên mới nói rằng họ được đào tạo để dạy một tập thể học sinh đa dạng về chủng tộc nhưng ít hơn 4/10 người lại nói rằng việc đào tạo giúp họ đối phó với những thách thức.

Trường học phải chủ động tiếp cận để thừa nhận tính đa dạng

Phụ huynh cần phải nhìn xa hơn các con số để đánh giá cách tiếp cận đa dạng của trường học. Để tạo ra một môi trường tích cực nơi học sinh và giáo viên tôn trọng các bối cảnh văn hóa khác nhau, trường học phải chủ động. “Trên tất cả, các trường học không chỉ ngồi không làm gì”, Rosemary Henze, phó giáo sư ngôn ngữ học và phát triển ngôn ngữ tại Đại học bang San Jose ở California và là tác giả của Lãnh đạo sự đa dạng: Các nhà lãnh đạo trường học thúc đẩy quan hệ ngoại giao tích cực như thế nào.

Các hoạt động được thiết kế trong lớp học có thể làm nổi bật sự đa dạng. Bà gợi ý rằng giáo viên cấu trúc bài giảng làm sao để chấp nhận các quan điểm khác nhau. Ví dụ, trong một bài học lịch sử về chiến tranh Việt Nam, họ nên thu hút sự chú ý đến những quan điểm của công dân ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam, cảm nhận của những người lính và quan điểm đa dạng của người Mĩ. Trong một lớp học, giáo viên có thể cấu trúc các nhóm học tập đa dạng và đưa ra các hoạt động yêu cầu mỗi học sinh đóng góp cho nhóm. Bằng cách này, học sinh học được rằng mỗi người trong một nhóm có thể đóng góp và phát biểu một ý kiến có giá trị.

Sự tôn trọng lẫn nhau là một phần của sự cân bằng. Henze tin rằng giáo viên không bao giờ nên chịu đựng sự thiếu tôn trọng. Họ nên thiết lập các quy tắc cơ bản cho lớp học và thậm chí cho học sinh cùng thiết lập các quy tắc này.

Bà cũng tin rằng hiệu trưởng đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra một môi trường nơi mọi người tôn trọng ý kiến ​​của người khác và mở ra nhiều quan điểm về bất kỳ vấn đề nào. Điều này nên được làm mẫu cho học sinh, cũng như trong quan hệ với giáo viên và nhân viên.

Đạo luật Không đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau (No Child Left Behind) soi sáng những khoảng cách về thành tích giữa các nhóm học sinh đa dạng. Đạo luật liên bang No Child Left Behind đã buộc các trường học nhìn nhận rằng tất cả học sinh đều thành công, bất kể sắc tộc hay ngôn ngữ của họ. Các trường được yêu cầu đáp ứng các mục tiêu “tiến bộ đầy đủ hàng năm” của tiểu bang đối với toàn thể học sinh và các nhóm nhỏ trong đó, bao gồm các nhóm đối tượng dân tộc thiểu số, nhóm có hoàn cảnh khó khăn, nhóm thành thạo tiếng Anh (LEP) và nhóm khuyết tật. Nếu các trường này không đáp ứng được các mục tiêu trong hai năm hoặc hơn, họ sẽ bị xếp loại là trường “cần cải thiện” và đối mặt với hậu quả. Một phương pháp tiếp cận bao quát là tốt nhất để giải quyết những khoảng cách về thành tích.

Belinda Williams, nhà nghiên cứu giáo dục và là đồng tác giả của Thu hẹp khoảng cách thành tích: Một tầm nhìn để thay đổi niềm tin và thực hành, khuyên các nhà lãnh đạo trường học thực hiện một loạt các chiến lược để cải thiện việc dạy và học, chứ không phải là sửa vội. Cuốn sách lập luận rằng các nhà giáo dục phải trở nên nhạy cảm hơn với quan điểm thế giới của những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kết hợp nhận thức này vào công việc hàng ngày của họ.

Henze thấy giá trị của việc tổ chức các sự kiện đặc biệt tại trường là nâng cao nhận thức về sự đa dạng nhưng cũng lưu ý rằng “những sự kiện này nên gắn liền với truyền thống nhà trường, chứ không phải chỉ làm một lần rồi thôi.”

Nhà trường nên cố gắng tạo ra một môi trường mà tất cả trẻ em cảm thấy được tôn trọng và đều có thể học hỏi. Snell nói rằng hiệu trưởng nên đặt ra nguyên tắc “không bào chữa”. Nếu có vấn đề với một học sinh cụ thể, bà ấy cho rằng hiệu trưởng và giáo viên nên tự hỏi: “Chúng ta cần làm gì để đảm bảo rằng đứa trẻ này tham gia học tập?” và “Chúng ta có thể làm được gì hơn?” Điều này nghĩa là cần theo dõi xem học sinh có môi trường học tập thích hợp, các bữa ăn lành mạnh và tất cả sự hỗ trợ cần thiết hay chưa.

Những gì cha mẹ học sinh có thể làm để góp phần xây dựng một môi trường tích cực thúc đẩy thành tích của tất cả học sinh trong trường:

  • Tìm trường của bạn và kiểm tra điểm thi trên hồ sơ của trường. Hãy đặc biệt chú ý đến kết quả của các nhóm học sinh, nếu có.
  • Nếu trường của bạn có sự chênh lệch về kết quả ở các nhóm học sinh khác nhau (thường được gọi là “khoảng cách thành tích”), bạn nên hỏi tại sao và tìm hiểu các biện pháp mà nhà trường đang thực hiện để thu hẹp khoảng cách.
  • Hỏi xem trường học đáp ứng nhu cầu đa dạng của các học sinh như thế nào và có các chương trình hỗ trợ dành cho học sinh không đạt tiêu chuẩn hay không. Hỏi xem có hướng dẫn đặc biệt dành cho học sinh là người học tiếng Anh hay không.
  • Trường có tổ chức hội chợ văn hóa để làm nổi bật sự đa dạng không? Nếu không, hãy làm việc với PTA hoặc nhóm phụ huynh của bạn để tổ chức một hội chợ hoặc sự kiện gì tương tự.
  • Thể hiện mối lo ngại của bạn nếu bạn thấy những hậu quả kỉ luật khác nhau đối với các nhóm học sinh khác nhau, hoặc nếu các giáo viên giỏi nhất chỉ dạy cho các học sinh tốt nhất.
  • Quan sát xem ai chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo trong tập thể học sinh. Nó có phải là một nhóm đa dạng về chủng tộc? Nếu không, hãy hỏi tại sao.
  • Nhà trường có theo dõi các lớp học theo nhóm năng lực cao và thấp không? Nếu bạn thấy các chủng tộc hoặc sắc tộc trong các lớp học này hoặc có nhiều chủng tộc thiểu số hơn trong các nhóm năng lực thấp hơn, hãy hỏi tại sao.
  • Quan sát ngoại hình chung của đội ngũ nhân viên nhà trường. Có phải tất cả các giáo viên đều là người da trắng và tất cả các trợ lý đều là người da màu không? Có một hệ thống phân cấp chủng tộc ở trường không? Hãy hỏi nhà trường có thể làm gì để thay đổi các khuôn mẫu này.
  • Nhóm phụ huynh của bạn có liên lạc với phụ huynh của các học sinh đa dạng về chủng tộc không?
  • Đừng lo lắng nếu bạn thấy các nhóm học sinh tách biệt bởi sắc tộc vào giờ ăn trưa hoặc giờ nghỉ. Henze nói: “Không nhất thiết là một điều tồi tệ khi ở trong nhóm của mình vào giờ giải lao. Họ có thể cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở ở đó.” Nhưng hãy chú ý đến những gì diễn ra trong lớp học. “Các hoạt động trong lớp học tạo điều kiện cho trẻ tương tác với các nhóm khác nhau có thể giúp phá vỡ rào cản”, Henze lưu ý.
  • Hiệu trưởng có sử dụng nhiều cách khác nhau để lấy ý kiến ​​của phụ huynh không? Henze nói: “Sự tham gia của cha mẹ học sinh có thể không phải là tập quán ở một số nền văn hóa. Nhà trường không nên bỏ qua những cha mẹ im lặng. Hiệu trưởng cần phải lắng nghe tất cả các phụ huynh và thử nghiệm các cách khác nhau để lấy ý kiến từ họ như văn bản viết tay, phiên dịch viên và các cuộc điện thoại. Nhà trường nên bỏ công sức và thời gian để giao tiếp với phụ huynh, không chỉ khi có vấn đề với học sinh.”

Greatschools

Táo trường học dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.