Tư Duy Khác Biệt Của Thế Kỷ XXI

0 3,611

Trong một thời đại bị chi phối bởi sự bùng nổ thông tin và khát khao xã hội hóa, liệu tư duy của học sinh có cần thay đổi không? Rốt cuộc, đây có phải là thế giới của Google? Trong thế giới đầy rẫy thông tin này, não chúng ta buộc phải xử lý dữ liệu liên tục và thường không có thời gian suy xét thấu đáo. Vì vậy, chúng ta vô tình đảo lộn mọi thứ để tránh gặp phải những mâu thuẫn và xung đột.

Hệ quả là, quá trình tư duy có thể kết thúc với sự thất thường, không chắn chắn, rụt rè hoặc tự mãn, “gió chiều nào xoay chiều ấy” hoặc lý tưởng hóa; do đó, sản phẩm của quá trình này rời rạc như những thành phần riêng rẽ, không liên quan đến nhau. Internet và các phương tiện truyền thông xã hội được thiết kế để kết nối, và với hiệu quả tuyệt vời, chúng thực sự kết nối các từ và cụm từ, hình ảnh và video, màu sắc và ánh sáng, nhưng không phải lúc nào cũng tạo hiệu ứng mạng lưới thực sự.

Bản chất của phương tiện truyền thông xã hội dựa trên cá tính, áp đặt tính chủ quan lên mọi thứ thông qua lượt thích, tương tác, chia sẻ và ghim. Thay vào đó, chúng ta có thể coi sự phản ánh liên tục được định hướng bởi các câu hỏi quan trọng như một cách mới để học hỏi trong thời đại thông tin.

Nhưng điều đó đòi hỏi chúng ta phải hình thành những thói quen tư duy mới.

Thông tin phong phú

Hầu hết học sinh thời nay sở hữu một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể chứa khối lượng thông tin của cả một đế chế từ ba nghìn năm trước.

Sự thật có thể không thay đổi nhưng thông tin thì có. Trong thời đại của truyền thông xã hội như hiện nay, nó phân chia và sao chép không ngừng.

Các bối cảnh mới – môi trường kỹ thuật số đóng vai trò như “cả nhân loại trong túi của bạn” – đòi hỏi những phương thức tiếp cận và thói quen mới. Cụ thể là thói quen tư duy.

  • Kiên trì.
  • Quản lý cảm xúc.
  • Đối mặt với nỗi sợ.
  • Đặt câu hỏi.
  • Đổi mới.
  • Tư duy đa chiều.

Và trong một kỷ nguyên của các tiêu chuẩn học thuật khác biệt và công nghệ phát triển chóng mặt, chúng ngày càng trở nên phù hợp.

Thói quen tư duy

Art Costa (Arthur L. Costa, nhà giáo dục, đồng sáng lập của Viện hành vi thông minh ở El Dorado Hills, Califonia) đã phát triển 16 Thói quen tư duy (Habits of Mind) như một phản ứng. Bena Kallick, một cộng sự của ông, giải thích rằng: “

Đó là trọng tâm của sự tư duy, mặc dù các học sinh thường có thể suy nghĩ phân tích, mặc dù họ có sẵn sàng làm như vậy không, thì thái độ hoặc cách suy nghĩ của một người cần có phải phù hợp với hoạt động tinh thần của họ để trả lời câu hỏi trong tầm hiểu biết đó. Những câu hỏi như vậy đã thúc đẩy sự phát triển thói quen tư duy.” Điều này không đề cập nhiều đến động lực của học sinh mà là tiềm năng của họ.

Trong thời đại đầy rẫy thông tin và sự thuận tiện để tìm hiểu thông tin như vậy thì tại sao ta vẫn phải học?

Thật kỳ lạ rằng chúng ta vẫn tiếp tục đặt ra câu hỏi này như một lẽ đương nhiên hoặc trả lời nó với tư cách những người trưởng thành. 

Thế kỉ XX là tiền đề của môi trường thế kỷ XXI

Nếu mô hình thế kỷ XX là để đo lường tính chính xác và quyền sở hữu thông tin thì mô hình thế kỷ XXI là dạng thức và sự tương thuộc lẫn nhau. Quá trình tư duy cần thiết để nắm bắt điều này không nằm ngoài khả năng của một học sinh cấp hai bình thường, nhưng nó có thể nằm ngoài thói quen tư duy của họ.

Đối mặt với hàng loạt thông tin, nhiệm vụ và thói quen mà họ thường gặp hàng ngày trong lớp học, qua các trò chơi điện tử, video YouTube, phương tiện truyền thông xã hội và tin nhắn, học sinh hình thành thói quen kỹ thuật số như một phản xạ tự nhiên. Những thói quen này thuộc về vấn đề tồn tại và bảo vệ, đặc biệt là khi họ tìm kiếm lợi ích và giá trị trong học tập. Bản năng được kích hoạt và họ nhanh chóng thiết lập những gì quan trọng nhất trong một bối cảnh nhất định.

Trong lớp học, những yếu tố được ưu tiên – bao gồm sự nhất quán, tuân thủ và đánh giá bên ngoài. Điều này có hiệu quả khi học sinh không còn lựa chọn nào khác, nhưng ngày nay có vô vàn các lựa chọn học tập, chúng giới hạn các tổ chức học tập chính quy bằng mọi cách nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các bậc cha mẹ, giáo viên và các nhà giáo dục.

Vậy làm thế nào để phát triển các thói quen tư duy, vấn đề này không đơn giản.

Điều đó nhắc nhở Johnny hãy kiên trì đối mặt với nghịch cảnh. Đó là một cách khác để cậu bé tìm mọi lý do và cơ hội thực hiện kế hoạch của mình, nuôi dưỡng quyết tâm bằng mô hình, tài nguyên và các yếu tố liên quan. Nếu Johnny được khen ngợi và khuyến khích thay vì đánh giá cậu bé đúng hay sai, tốt hay xấu thì chúng ta có thể thúc đẩy hình thành và phát triển thói quen tư duy.

Thói quen, về bản chất, có tính phản hồi, dễ tiếp cận và thích nghi, không giống như kiến ​​thức. Đây là điểm không thể bỏ qua. Các mô hình nhận thức và phản hồi nội tại nảy sinh một cách bản năng và liên tục chuyển giao. 

Trên hết, người học trong thế kỷ XXI cần tự nhận thức và định vị bản thân, hai ý tưởng rất rộng xuất phát từ quá trình tư duy bền bỉ, sự nhẫn nại, quản lý cảm xúc và xử lý nỗi sợ hãi.

Kết luận

Sự thay đổi về mức độ linh hoạt và bản chất vô hình của thông tin không phải là một vấn đề nhỏ. Tư duy về thông tin như một loại mật chảy liên tục có giá trị đa dạng chứ không phải là hình ảnh tĩnh và bộ lọc đúng/ sai.

Nhưng trước sự phong phú của truyền thông, chúng ta cần khẩn trương xem xét sự thay đổi như vậy.

Các hình thức học tập cũ tập trung vào người nghĩ hơn là chính suy nghĩ, nguồn thông tin thay vì chính thông tin và đặt nặng việc trích dẫn đúng nguồn chứ không phải nhận thức về giá trị của nó. Chúng ta cũng cần tư duy phản biện để “tham gia” vào cuộc đối thoại quy mô hơn. Để Immanuel Kant (triết gia nổi tiếng người Đức) biết phải thêm gì vào Triết học, ông ấy cần nắm được những quan điểm mới. Albert Einstein và Khoa học, Flannery O’Connor (một tiểu thuyết gia người Mỹ) và Văn học, Google và dữ liệu, Mark Zuckerberg và Truyền thông xã hội, các trường hợp này cũng vậy.

Sự phong phú của các phương tiện truyền thông, nhu cầu tư duy về các cuộc đối thoại quy mô, lâu dài và hợp tác xuất hiện thường xuyên trên Internet, sau đó chuyển sang các lĩnh vực phi kỹ thuật số của các trường đại học, doanh nghiệp, sách và các cuộc trò chuyện tại quán cà phê.

Ý tưởng về sự phản hồi liên tục được định hướng bởi các câu hỏi quan trọng có vẻ quá ngẫu hứng đối với thế hệ “mỳ ăn liền”. Dữ liệu chính xác là điều buộc phải có nhưng khi chúng ta tìm kiếm các khái niệm đơn giản về “mức độ thành thạo” thông qua thói quen tư duy của một người, chúng ta bỏ lỡ điều gì đó, phải không?

Mô hình tư duy trong thế kỷ XXI không nên hời hợt hay phô trương, chơi trội hay “đồng phục” mà chỉ đơn giản là phụ thuộc lẫn nhau, hình thành dựa trên một thước đo phù hợp với môi trường và ý thức hệ rộng hơn, thứ hiện diện hàng ngày trên Instagram, YouTube, Netflix, Twitter, Facebook, và một tỷ màn hình điện thoại thông minh.

Terry Heick

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Bài đã đăng trên teachthought năm 2012, hiện tại nó đã được cập nhật và tái bản.

Xem thêm

Làm cha mẹ thật khó tư duy phát triển có thể giúp

Vấn đề với hệ thống giáo dục hiện nay trên toàn thế giới

Leave A Reply

Your email address will not be published.