Tuổi teen: 5 chiến lược đơn giản giúp con đối phó với lo âu

0 1,451

Mùa xuân đến, những bông hoa đang nở rộ, khắp nơi cây cối ngày càng xanh hơn, không khí tràn ngập là những mùi hương ngọt ngào tươi mới. Nhưng tôi dám cá rằng những đứa trẻ tuổi teen nhà bạn khó lòng có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng đó bởi chúng còn đang trải qua cảm giác căng thẳng của những kỳ thi nối tiếp những kỳ thi, chưa kể chọn trường đại học rồi tham gia buổi chia tay cuối cấp. Thêm vào đó áp lực từ bạn bè cũng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của chúng lúc này bởi trường học đã trở thành một phần xã hội của thanh thiếu niên nơi mà sự chấp nhận hay phản đối từ bạn bè là quan trọng. Một khi những tiêu chuẩn học tập, sự cạnh tranh chạy đua vào các trường đại học, cách hoạt động ngoại khóa và sở thích cá nhân tất cả có thể là nguyên nhân dẫn đến cảm giác thất bại và từ chối đó có thể mở cánh cửa để lo âu tràn vào.

Lo lắng là một cảm giác bình thường và không thể tránh khỏi trong cuộc sống, đặc biệt là khi chúng ta sắp trải nghiệm điều gì đó mới hoặc chuyển sang một giai đoạn mới trong cuộc sống. Đối với tuổi teen, sự lo lắng có thể xuất hiện theo một biểu hiện như: khó thở, bứt rứt, choáng ngợp, hoặc hoảng loạn đột ngột. Lo lắng thậm chí có thể xuất hiện trong suy nghĩ, chẳng hạn như suy nghĩ về việc bị đánh giá hoặc chỉ trích, suy nghĩ dai dẳng về tương lai.

Cách bạn thừa nhận và phản ứng đối với con đang có dấu hiện lo lắng là rất quan trọng trong việc giúp con nuôi dưỡng ý thức về lo lắng và khả năng kiểm soát cảm xúc.

Vậy cha mẹ có thể làm gì để giúp thanh thiếu niên nhà mình có kỹ năng vượt qua thời kỳ lo lắng cao độ này? Dưới đây là 5 chiến lược đơn giản mà bạn có thể cân nhắc thực hiện:

  1. Dành thời gian bên con chất lượng

Tuổi teen chính là lứa tuổi đặc trưng cho giai đoạn mà sức ảnh hưởng của bố mẹ đến con dần giảm sút khi những đứa trẻ bắt đầu dần trở nên xa cách với giá trị của cha mẹ tạo nên trước đó. Nhưng thật may mắn đó không phải là vấn đề quá lớn, chúng ta vẫn còn có cách giải quyết. Với nhiều năm kinh nghiệm trong giáo dục và sức khỏe tâm thần đã giúp tôi nhận ra rằng cho dù mối quan hệ giữa cha mẹ và con ở lứa tuổi thanh thiếu niên không phải lúc nào cũng yên bình nhưng đó vẫn là mối quan hệ trụ cột. Những đứa trẻ dù ở tuổi teen vẫn luôn cần được cảm thấy cha mẹ và những người thân yêu thương và hướng dẫn chúng khi chúng khôn lớn và trưởng thành. Có những nghiên cứu thậm chí còn cho rằng trẻ ở tuổi teen cần thời gian chất lượng từ cha mẹ nhiều hơn cả giai đoạn tập đi! Giao tiếp và sự hỗ trợ cởi mở của cha mẹ có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của tuổi teen. Làm cho bản thân sẵn sàng về thể chất và tinh thần ngay cả khi bạn cảm thấy bạn bị đẩy ra xa trong mối quan hệ với con mỗi khi con gặp căng thẳng. Một cuộc trò chuyện ngẫu hứng với con trong bữa ăn gia đình, trong lúc lái xe đưa con đến sân bóng chính là những khoảng thời gian bên con chất lượng nếu cha mẹ biết cách tận dụng nó. Dần dần theo thời gian, cả cha mẹ và con sẽ tự cân bằng nhu cầu riêng tư hay thân mật với nhau.

Nên nhớ rằng mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái ở tuổi teen không phải lúc nào cũng bình yên nhưng chúng chính là mấu chốt.

2. Khuyến khích những khoảng thời gian không có công nghệ

Do sự phổ biến của công nghệ trong xã hội hiện đại làm cho cha mẹ và cả những đứa trẻ đang gặp khó khăn trong việc ngừng kết nối công nghệ. Một học sinh gần đây đã chia sẻ kinh nghiệm một tuần trải nghiệm thử thách mang tên Giả độc Phương tiện Truyền thông Xã hội (Social Media Detox) do giáo viên tiếng Anh của mình đặt ra. Ý nghĩ từ bỏ sử dụng các mạng xã hội ban đầu thật đáng sợ, nhưng sau đó cô lại cảm thấy vô cùng tự do.

Hầu hết thanh thiếu niên sử dụng các mạng xã hội, internet vì lí do xã hội hơn là học tập. Và thách thức đối với các bậc cha mẹ là gần như không thể giới hạn quyền truy cập hay sử dụng công nghệ của con. Thay vào đó, cha mẹ nên hướng dẫn và giám sát ngay cả trong giai đoạn con tuổi teen. Duy trì tốt hơn đối phó. Khuyến khích con tự sắp xếp để dành 1 giờ nghỉ ngơi có thể giúp con giảm áp lực và sự quá tải. Đối với những trường hợp con bạn không thể dứt ra khỏi màn hình ipad hay điện thoại thì bạn nên đưa ra một thỏa hiệp như xóa dấu trang đã lưu khỏi trình duyện internet, hoặc tắt các thông báo trên màn hình thiết bị của con… ít nhất một ngày cuối tuần.

3. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Thời gian này là quan trọng với trẻ bởi nó là giai đoạn hình thành bản sắc. Với áp lực ngày càng tăng của thành tích học tập, áp lực từ bè bạn hay mặc cảm về ngoại hình thì không có gì lạ khi sự lo lắng ở tuổi teen ngày càng tăng. Mặc dù vậy, có một thông tin mà bạn nên biết đó là thanh thiếu niên phản ứng tích cực và học hỏi từ bất cứ ai chúng cảm thấy có mối liên hệ cá nhân. Một mẹo nuôi dạy con mà tôi thích đó là suy ngẫm về thời gian mà bạn đã trải qua một thử thách tương tự như của con. Đặt mục tiêu cho cuộc trò chuyện với kéo dài 10-15 phút bất cứ lúc nào bạn bên con như trong ô tô, hoặc đi dạo. Nhưng trước khi làm vậy, bạn hãy tự hỏi mình:

  • Bạn đã ước bố mẹ sẽ làm gì để giúp bạn?
  • Bạn đã buốn nghe điều gì từ bố mẹ?
  • Bố mẹ đã làm gì mà bạn coi trọng?

Trả lời những câu hỏi của con bạn bằng sự đồng cảm và chia sẻ cách bạn thành công để vượt qua lúc khó khăn. Hoặc, làm thế nào mà ban đầu mà bạn không thành công như vậy. Sau đó, cho phép con khám phá những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình liên quan đến những gì bạn chia sẻ.

4. Đưa ra quan điểm của bạn

Hành trình từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành thật khó khăn. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, trẻ đã phải trải qua những thay đổi đáng kể về thể chất và tinh thần. Các quyết định đến ngẹt thở như chọn trường đại học nào? Nên học đại học trong nước hay đi du học? Làm nghề gì để trang trải thêm chi phí học hành đắt đỏ? … khiến cho những những đứa trẻ tuổi teen trở nên sợ hãi. Thực tế của sự độc lập có thể đáng sợ hơn bao giờ hết. Thanh thiếu niên thường cảm thấy áp lực trở thành một con người nào đó với bất kỳ ai. Nhắc nhở con việc chúng là ai quan trọng hơn nhiều sơ với điểm thi đại học hay người mà chúng sẽ hẹn hò. Khuyến khích con bạn hiểu rằng những lo lắng về tương lai của chúng là một phần bình thường và tự nhiên của sự trưởng thành. Cha mẹ có thể thực hiện các bước cụ thể để giúp con cái hiểu rõ hơn về trải nghiệm độc đáo của mình thông qua việc viết nhật ký, đọc truyện ngắn và xem những bộ phim kỷ niệm hành trình thanh thiếu niên của mình. Vâng, một số lựa chọn về tương lai cần phải được thực hiện ngay bây giờ, nhưng cũng không sao khi không biết tất cả mọi thứ và tiếp tục khám phá. Đưa ra quan điểm liên tục nhắc nhở con bặn rằng với bạn chúng luôn được yêu thương hoàn toàn bởi vì chúng là ai, trên một chặng đường dài hướng tới nâng cao lòng tự trọng và giảm bớt lo lắng.

5. Hoạt động thể chất

Thanh thiếu niên cần cả thử thách và trải nghiệm. Những thanh thiếu niên mà tôi tiếp xúc thường mô tả sự lo lắng như là… sự hốt hoảng. Lo lắng có thể là sự cạn kiệt cả thể chất và tinh thần. Chúng thiếu năng lượng vì hoạt động thể chất quá ít. Do vậy, sự căng thẳng của một trải nghiệm học tập có thể được cân cằng với một hoạt động thể chất như aerobic. Ngay cả khi con không thích thể thao, hãy giúp con sống chậm lại, vui vẻ hơn và tìm kiếm cuộc sống căn bằng hơn. Bowling, trượt băng, hoặc đơn giản là đọc một cuốc sách hay chính là nhưng cách tuyệt vời để giải toả căng thẳng. Tham gia vào các hoạt động vui chơi, thư giãn như các môn nghệ thuật, khiêu vũ, âm nhạc có thể khơi gợi những cảm xúc tích cực và sự gắn kết xã hội.

Các triệu chứng thể chất, tinh thần của sự lo lắng có thể rất đáng sợ và khó hiểu đối với thanh thiếu niên. Thật may mắn, lo lắng là rất phổ biến và có thể được giải quyết. Hoặc là áp đảo. Nếu con bạn đang gặp khó khăn, lo lắng thì sẽ rất hữu ích cho bạn nếu bạn nói chuyện với bác sĩ, cố vấn tâm lí, tư vấn học đường. Hãy kiên nhẫn tìm kiếm các chiến lược phù hợp cho những đứa trẻ tuổi teen của bạn, cùng với lòng trắc ẩn, sự tích cực có thể làm nên điều kỳ diệu.

Dr. Chinwé Williams ǀ Lê Hải Thanh – Táo Trường Học dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.