Cha mẹ điềm tĩnh có thể giúp trẻ em xử lý sự thất vọng tốt hơn

0 1,468

Bạn phản ứng thế nào khi con bạn thất vọng? Có phải sự thất vọng của con bạn kéo theo sự thất vọng của riêng bạn? Thử nghĩ xem nếu bạn đang vội đi đâu đó và con bạn chưa chuẩn bị xong hoặc không sẵn sàng để đi. Bản cảm thấy thế nào? Bạn có cảm thấy tồi tệ không? Bạn cư xử ra sao nếu con nói rằng: “Con không thể”? Sau khi bạn đã dành 20 phút để cố gắng giúp con giải Toán?

Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ phương thức mà trạng thái cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng đến cảm xúc của con.

Bạn phản ứng thế nào khi con bạn thất vọng? Có phải sự thất vọng của con bạn kéo theo sự thất vọng của riêng bạn? Thử nghĩ xem nếu bạn đang vội đi đâu đó và con bạn chưa chuẩn bị xong hoặc không sẵn sàng để đi. Một tình huống khác, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn có cảm thấy tồi tệ không? Bạn cư xử ra sao nếu con nói rằng: “Con không thể” sau khi bạn đã dành 20 phút để cố gắng giúp con giải Toán?
Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ phương thức mà trạng thái cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng đến cảm xúc của con.

Nghiên cứu tâm lý Tác động sinh lý đến trẻ em trong các mối quan hệ cha mẹ – con cái trải qua thử thách về cảm xúc

Một nhóm nghiên cứu thuộc khoa Tâm lý học tại Đại học California, Riverside, đã thực hiện một nghiên cứu trong đó trẻ em ở độ tuổi đi học và cha mẹ chúng phải đối mặt với một nhiệm vụ khó chịu. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi cha mẹ giữ bình tĩnh, đứa trẻ có thể tự điều chỉnh cảm xúc. Nghiên cứu có tên “Tác động sinh lý đến trẻ em trong các mối quan hệ cha mẹ – con cái trải qua thử thách về cảm xúc” (sẽ sớm được công bố) đã sử dụng theo dõi điện tâm đồ (ECG) của cả cha mẹ và con cái để đo trạng thái cảm xúc của họ. Sự lây lan cảm xúc xảy ra khi trẻ vô thức cảm nhận được tâm trạng của cha mẹ.

Trong nghiên cứu, mỗi cặp cha mẹ – con cái ở trong một căn phòng. Đứa con phải lắp một món lego, cha mẹ chỉ được hướng dẫn bằng lời chứ không được giúp đỡ. Sau đó, những đứa trẻ được cho thêm năm phút để hoàn thành món lego với sự giúp đỡ của cha mẹ. Dữ liệu ECG chỉ ra trạng thái cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng đến sự điều tiết cảm xúc của con nhưng trạng thái cảm xúc của con không ảnh hưởng đến cha mẹ.

Mặc dù đây là một phương pháp mới để xem xét mối quan hệ cha mẹ – con cái và cần nghiên cứu sâu hơn để xác minh, không thể phủ nhận giá trị của nó trong việc phản ánh cách hoạt động của hệ thống thần kinh của cha mẹ có thể tác động lên hệ thần kinh của con. Điều này đôi khi được gọi là thấu hiểu hoặc đồng quy định. Sự kết nối giữa cha mẹ và con trong giai đoạn thứ hai đã giúp con điều tiết cảm xúc hoặc “bình tĩnh lại”.

Cách cha mẹ phản ứng với con khi chúng buồn bã sẽ hình thành khả năng tự điều chỉnh của chúng.

Nếu một phụ huynh nói với một đứa trẻ đang khóc là “nín đi” hoặc “khóc lóc cái gì”, thế là to chuyện rồi, đứa trẻ sẽ không chịu đựng nổi. Mắng hoặc bảo con đi vào phòng cho đến khi bình tĩnh lại không giúp con biết cách tự điều chỉnh cảm xúc mà thường dẫn đến sự lặp lại hoặc thậm chí tăng mức độ phản ứng trong các tình huống bực bội tương tự.

Bế đứa bé khi nó khóc thì nó sẽ ngừng khóc vì nhìn hoặc nghe thấy cha mẹ. Ôm và chia sẻ sự đồng cảm với đứa con mới biết đi, trấn an khi con buồn bã giúp con bình tĩnh lại. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể khuyến khích con sử dụng từ ngữ để bày tỏ cảm xúc. Khi cha mẹ liên tục phớt lờ, phản ứng tiêu cực hoặc trừng phạt trẻ khi chúng buồn bã thì sau này lớn lên, chúng có thể sẽ thường xuyên phản ứng kích động trong những tình huống bực bội.

Khi thấy một đứa bé đang khóc hoặc một đứa trẻ buồn bã, điều đầu tiên bạn cần làm là tập trung và giữ bình tĩnh.

Việc hít một vài hơi sâu có ích với hầu hết mọi người. Trả lời một cách bình tĩnh hoặc khách quan là đang giúp con bạn vì chúng vô tình tiếp nhận sự bình tĩnh của bạn và hệ thần kinh của chúng dịu lại. Con bạn cảm thấy an toàn. Sau đó, bạn nên tận dụng khoảnh khắc để giúp một đứa trẻ lớn hơn học các kỹ năng như thở sâu, nhìn nhận lại vấn đề (theo hướng tích cực hơn) cũng như sử dụng từ ngữ để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc.

Một phụ huynh có thể nghĩ rằng con họ cố tình chọn khóc lóc, la hét hoặc dậm chân hơn là sử dụng từ ngữ. Chuyện sẽ đáng kể hơn nếu đứa trẻ chưa có đủ vốn từ vựng cảm xúc. Một cuộc hỗn chiến có thể là thời điểm hoàn hảo để dạy con bạn những cách thích hợp để diễn đạt cảm giác.

Khi một đứa trẻ có thể cho bạn biết nó cảm thấy như thế nào và tại sao lại cảm thấy như vậy, bạn có thể giúp con học cách giải quyết vấn đề và/ hoặc chấp nhận một số tình huống mặc dù mỗi người có một cách nghĩ khác nhau.

Cha mẹ càng dành nhiều thời gian giúp con mình phát triển các kỹ năng xử lý tình huống, chúng càng tốn ít thời gian xử lý những cơn bùng nổ cảm xúc.

Điều này sau đó sẽ giúp con học được cách bày tỏ nhu cầu với người khác và thấu hiểu nhu cầu của người khác.

Lắng nghe con bạn không có nghĩa là bạn sẽ từ bỏ hoặc thực hiện mọi mong muốn của chúng nhưng điều đó giúp chúng cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe bạn, như vậy thì bạn có thể dạy họ các kỹ năng xử lý tình huống bao gồm điều tiết cảm xúc, giải quyết vấn đề cũng như đồng cảm và thấu hiểu người khác.

Lắng nghe con giúp chúng cảm thấy được tôn trọng

Dưới đây là một vài bí kíp cơ bản giúp con bạn lấy lại bình tĩnh:

1. Hít một hơi thật sâu và/ hoặc im lặng đếm đến 10 nếu bạn cảm thấy khó chịu.

2. Nhìn con bạn và chú ý đến bất kỳ tín hiệu cảm xúc nào, bao gồm ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và lời nói nếu con sử dụng cách này.

3. Bình tĩnh xác định cảm xúc của con bằng cách nói “Bố mẹ thấy con… (tức giận, bực bội, buồn bã, thất vọng, buồn,…)”

4. Tiếp theo, hãy cố gắng hiểu lý do con cảm thấy buồn. Nếu bạn không chắc mình nên bình luận gì thì hãy nói “Cho bố mẹ biết điều gì đang làm con cảm thấy khó chịu đi”. Nếu con có thể nói với bạn, hãy thể hiện rằng bạn đang chú tâm bằng cách nói “Bố mẹ cảm thấy là con… vì… có phải không? Bố mẹ hiểu…”

5. Với trẻ nhỏ hơn, bạn có thể nói “Bố mẹ cảm thấy rất tiếc…” và lái vấn đề sang hướng khác bằng cách nói “Ồ con nhìn xem… Bố mẹ cá là con có thể…”

6. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể phải quyết đoán và nói “Bố mẹ biết điều đó đang khiến con cảm thấy… nhưng…” (giải thích cho con hiểu rằng mong muốn của chúng là không thực tế).

7. Trong một số trường hợp, giải quyết vấn đề có thể là một cách tiếp cận phù hợp.

8. Dành thời gian để dạy các kỹ năng xử lý tình huống cơ bản cho trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn là điều cần làm.

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Nguồn : childdevelopmentinfo.com

Leave A Reply

Your email address will not be published.