Chiến thuật rèn tính kỷ luật cho trẻ

Nề nếp kỷ luật giúp trẻ học cách cư xử phù hợp. Bạn có thể sử dụng một loạt các chiến thuật rèn tính kỷ luật để dạy con bạn những điều cơ bản về hành vi tốt. Các chiến thuật bạn chọn phụ thuộc vào độ tuổi của con.

0 2,848

Nề nếp kỷ luật giúp trẻ học cách cư xử phù hợp. Bạn có thể sử dụng một loạt các chiến thuật rèn tính kỷ luật để dạy con bạn những điều cơ bản về hành vi tốt. Các chiến thuật bạn chọn phụ thuộc vào độ tuổi của con.

Về nề nếp kỷ luật

Nề nếp kỷ luật giúp trẻ học cách cư xử phù hợp – đồng thời biết thế nào là cư xử không phù hợp. Việc này hiệu quả nhất khi bạn có một mối quan hệ ấm áp và yêu thương với con cái.

Kỷ luật không đồng nghĩa với trừng phạt. Trên thực tế, kỷ luật và chiến thuật rèn nề nếp kỷ luật là những vấn đề tích cực. Chúng được thiết lập dựa trên việc nói và nghe, chúng định hướng trẻ em:

  • biết hành vi nào là phù hợp, cho dù đó là ở nhà mình, nhà bạn, trường mầm non hay trường tiểu học…
  • tự quản lý hành vi và phát triển các kỹ năng quan trọng như hòa đồng, trong thời điểm hiện tại và khi chúng lớn lên.
  • học cách hiểu, quản lý và bày tỏ cảm xúc.

“Bố mẹ tôi thường bảo tôi về phòng khi tôi đánh nhau với chị gái. Tôi đã dành thời gian đi chơi với các con tôi nhưng tôi nhận ra việc lấy đi một món đồ chơi hoặc trò chơi yêu thích nhắc nhở lũ trẻ cư xử tốt hơn.” – Mẹ của hai đứa trẻ ở tuổi đi học cho biết.

Chọn phương pháp rèn nề nếp kỷ luật

Đó là vấn đề về tìm kiếm thang đo phù hợp.

Nếu kỷ luật lỏng lẻo, trẻ có thể cảm thấy bất an và cha mẹ cảm thấy mất kiểm soát. Nếu quá khắt khe và không có lấy một lời khen ngợi hay phần thưởng, trẻ có thể vẫn ngoan nhưng vì sợ hãi chứ không thực sự nghe lời. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về lòng tự trọng và lo âu sau này trong cuộc sống của trẻ.

Kỷ luật hiệu quả nhất khi nó chặt chẽ nhưng công bằng. Điều này có nghĩa là bạn đặt ra giới hạn và hậu quả cho hành vi của con bạn, đồng thời khuyến khích hành vi tốt bằng lời khen ngợi, phần thưởng và các chiến thuật khác.

Phương pháp rèn nề nếp kỷ luật của bạn cũng phụ thuộc vào những yếu tố như phong cách sống của bạn, giai đoạn phát triển và tính khí con của bạn.

Hình phạt thể chất – ví dụ như đánh đập – không dạy cho trẻ em cách cư xử. Khi cha mẹ sử dụng hình phạt thể chất, nhiều khả năng trẻ sẽ chống đối, lo âu hoặc trầm cảm. Việc đánh đập cũng có thể làm tổn thương con bạn.

Kỷ luật ở các độ tuổi khác nhau

Các cách thiết lập kỷ luật sẽ thay đổi khi con bạn lớn lên.

Em bé

Khi chưa đầy một tuổi, em bé không thực sự rút ra bài học từ sai lầm và không hư.

Rất nhiều hành vi của con chỉ là sự thử nghiệm xem con có thể làm gì và điều gì sẽ xảy ra. Vì vậy, khi con giật tóc bạn, bạn có thể nói “Không được làm thế” và chỉ cho con chạm nhẹ vào tóc bạn. Bạn cần làm đi làm lại nhiều lần vì bé có thể quên hết lần này đến lần khác.

Trừng phạt hoặc dọa dẫm em bé là cách không hiệu quả, vì em bé không hiểu mình đã làm sai cái gì. Em bé cần sự chăm sóc ấm áp, yêu thương thì mới cảm thấy an tâm.

Mẫu giáo bé

Từ khoảng một tuổi, trẻ nhỏ bắt đầu hiểu thêm một chút về nguyên nhân và kết quả. Con bạn đôi khi làm một cái gì đó để gây chú ý – ví dụ, ném thức ăn hoặc la hét.

Mẫu giáo lớn

Từ ba tuổi, hầu hết trẻ em đều hiểu rõ hành vi nào là có thể chấp nhận. Lũ trẻ cũng phải tập làm quen với việc xa nhà (ở trường mầm non, mẫu giáo, chăm sóc trẻ em và nhóm chơi), vì vậy chúng có nhiều cơ hội để kiểm chứng hành vi xã hội nào là chấp nhận được.

Trẻ em ở độ tuổi đi học

Trẻ em ở độ tuổi đi học có thể biết cách cư xử ở những địa điểm khác nhau – ví dụ như trường học, nhà hoặc thư viện. Nhưng chúng vẫn cần bạn nhắc nhở về các giới hạn và thưởng cho trẻ vì hành vi tốt.

Ở Úc, hầu hết giáo viên đều có chiến thuật tích cực để quản lý hành vi thách thức trong lớp học và sân chơi. Nếu bạn lo lắng về hành vi của con, nói chuyện với giáo viên phụ trách là khởi đầu tuyệt vời.

Kỷ luật: đặt kỳ vọng hành vi

Việc kỳ vọng vào hành vi của con đặt nền tảng cho phương pháp rèn nề nếp kỷ luật của bạn. Đây là cách để bắt đầu.

  1. Quyết định nội quy gia đình

Ban đầu chỉ nên đề xuất 4-5 quy tắc. Ví dụ:

  • Nói chuyện lịch thiệp.
  • Chăm sóc lẫn nhau.
  • Giúp đỡ lẫn nhau.
  • Tự bảo quản đồ đạc.

Khi trẻ em ở độ tuổi đi học trở lên, bạn có thể cho chúng tham gia thiết lập nội quy.

  1. Dạy con bạn những hành vi được kỳ vọng

Trẻ học thông qua bắt chước. Cho con bạn thấy hành vi đúng mực bằng cách làm mẫu cho con học theo. Ví dụ, nếu bạn muốn con bạn ngồi ăn, bạn có thể làm mẫu trong các bữa cơm gia đình.

  1. Khen ngợi con vì hành vi tốt

Khen ngợi con khi con làm theo những gì bạn dạy. Nếu con được khen vì cư xử tốt, có thể con sẽ muốn phát huy.

Khen ngợi ý nghĩa là nói với con chính xác những gì bạn hài lòng. Đây là cách tốt nhất để khuyến khích hành vi tốt. Ví dụ, “Ari, mẹ thực sự hài lòng khi con biết cách nhờ vả và cảm ơn. Con ngoan lắm”.

  1. Đặt ra giới hạn và hậu quả rõ ràng

Đưa ra hậu quả cho việc vi phạm nội quy. Ví dụ, bạn có thể giữ lại tiền tiêu vặt của đứa con tám tuổi nếu con không làm việc nhà. Nhưng nếu con đánh anh trai, cấm túc là hình phạt phù hợp.

Khi bạn đặt ra giới hạn và hậu quả theo cùng một cách và áp dụng cho cùng một hành vi vi phạm nhiều lần, con bạn sẽ biết điều chỉnh hành vi cho đúng mực.

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường học dịch

Nguồn: Raisingchildren

Leave A Reply

Your email address will not be published.