Sự chú ý và hành vi của con bạn

Sự chú ý của bạn là một phần thưởng lớn cho con bạn. Nếu con bạn cư xử theo cách riêng và thu hút sự chú ý của bạn, nhiều khả năng nó sẽ tái diễn. Khi bạn chú ý đến hành vi tốt, điều đó cho con thấy rằng nếu con cư xử đúng mực thì sẽ nhận được sự quan tâm tích cực. Tức là bạn có thể sử dụng sự chú ý để khuyến khích hành vi bạn muốn.

0 9,478

Sự chú ý của bạn là một phần thưởng lớn cho con bạn. Nếu con bạn cư xử theo cách riêng và thu hút sự chú ý của bạn, nhiều khả năng nó sẽ tái diễn.

Khi bạn chú ý đến hành vi tốt, điều đó cho con thấy rằng nếu con cư xử đúng mực thì sẽ nhận được sự quan tâm tích cực. Tức là bạn có thể sử dụng sự chú ý để khuyến khích hành vi bạn muốn.

Khi bạn bắt đầu chú ý đến hành vi tốt, bạn có thể nhận ra con thường xuyên cư xử tốt. Bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn vì tập trung vào hành vi tốt của con. Khi con bạn phản hồi ngày càng nhiều với sự chú ý tích cực của bạn, có thể bạn sẽ giảm thiểu được hành vi khó quản lý của con.

Sự chú ý tích cực cũng thể hiện ở niềm vui thích của con và sự ấm áp bạn dành cho con. Con bạn cảm thấy an toàn và được yêu thương, điều này rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé.

 Sử dụng sự chú ý của bạn để cải thiện hành vi

Chú ý tích cực nghĩa là ghi nhận những hành vi tốt của con. Bạn điều chỉnh những gì con làm và cho con biết rằng bạn ghi nhận, hài lòng với ứng xử đúng mực của con.

Có rất nhiều cách để thể hiện sự chú ý này:

  • khen ngợi – ví dụ: “Kezia ngoan đã biết chia sẻ.”
  • khuyến khích – ví dụ: “Lanchlan hãy  tiếp tục phát huy con nhé”
  • tác động vật lí hoặc cử chỉ – ví dụ như ôm và âu yếm, hoặc giơ ngón tay cái khi con bạn biết ý đi nhẹ nói khẽ trong lúc bạn nghe điện.
  • lắng nghe tích cực – ví dụ, lắng nghe chăm chú khi con bạn kể điều gì đó bằng giọng nói bình thường thay vì la hét.
Cử chỉ tích cực là một trong những cách thể hiện sự ghi nhận những hành vi tốt của con.

Loại chú ý này hiệu quả nhất nếu bạn thực hiện thường xuyên. Bởi vì điều đó tạo thói quen tìm kiếm những điều tích cực. Ngoài ra, con bạn liên tục được nhắc nhở về loại hành vi đúng đắn.

Bạn cũng có thể chú ý đến hành vi tốt ở bất cứ đâu – ở siêu thị, khi ăn, nấu ăn hoặc đi bộ đến trường và trên xe buýt. Bạn không mất thêm thời gian nếu những điều đó đã trở thành một phần cuộc sống thường nhật.

Khen ngợi hành vi tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi con cảm thấy khó khăn trong việc học cách ứng xử đúng mực. Bạn có thể khen ngợi nỗ lực cũng như hành vi. Ví dụ, con bạn phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều mới bỏ được tật ngắt lời khi bạn nghe điện thoại. Bạn có thể khen ngợi con: “Con ngoan lắm, Darcy. Mẹ biết chờ đợi là không dễ dàng đối với con nên mẹ rất vui vì con giữ trật tự khi mẹ đang nói chuyện”.

Nói chung, hãy khen ngợi con nhiều gấp sáu lần dạy bảo con.

Con sẽ luôn luôn cư xử đúng mực như bạn mong muốn. Vì vậy, bí quyết là hãy chú ý nhiều hơn đến hành vi bạn kì vọng ở con. Bạn có thể cho con biết hậu quả của hành vi xấu nhưng đừng tỏ ra quá nghiêm trọng.

 Chú ý đến con: làm thế nào để biến nó thành một phần của cuộc sống hàng ngày?

Bạn càng chú ý tích cực đến con, mọi chuyện càng trở nên tự nhiên hơn – và mối quan hệ của bạn với con cũng theo đó mà cải thiện. Một mối quan hệ tốt giữa bạn và con cũng cải thiện hành vi của con.

Dưới đây là một số việc mà bạn và con có thể cùng thực hiện để cải thiện mối quan hệ giữa đôi bên cũng như hành vi của con bạn:

  • Dành thời gian để điều chỉnh hành vi của con. Hãy chú ý đến những điều làm con say mê – vài cánh hoa trên một bông hoa, những con kiến ​​đang len lỏi trên vỉa hè, những chai nước sốt ở siêu thị – thay vì thúc giục con thực hiện các hoạt động tiếp theo. Hãy chú ý đến những cuốn sách mà con chọn ở thư viện hoặc những kỹ năng con học được khi chơi ở công viên. Con sẽ biết con được trân trọng biết bao nếu bạn quan tâm đến những điều mà con yêu.
  • Luôn bên con. Khi bạn dành thời gian cho con, bạn nên để con chọn trò chơi hoặc hoạt động bất cứ khi nào có thể. Điều này khiến con cảm thấy sở thích của con được tôn trọng, con được yêu thương và trở nên tự tin.
  • Thân thiết. Bạn có thể ngồi trên sàn nhà, quỳ trên cỏ hoặc ngồi xổm bên cạnh chiếc ghế con của bạn. Đối mặt với con bạn và di chuyển sang bên cạnh hơn là nhìn từ bên kia phòng. Nhìn sâu vào mắt con, mở rộng vòng tay và luôn luôn nở nụ cười.
  • Nhận xét về những gì con bạn đang làm. Ví dụ, bạn có thể nói: “Bố thấy con thích chiếc xe tải màu đỏ” hay “Con bọ mà con đang quan sát trông hay đấy”. Con sẽ cảm thấy bạn đang chú ý và quan tâm. Bạn tạo dựng niềm tin và sự tự tin cho con cũng như bện chặt tình yêu thương chỉ đơn giản nhờ sự chú ý.

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường học dịch

Nguồn: Raisingchildren

Leave A Reply

Your email address will not be published.