Chuẩn bị đón nhận “tuổi nổi loạn” của con: một ý tưởng tuyệt vời

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng họ sẽ phải đối mặt với những rắc rối tuổi teen của con họ. Đó có thể là khoảng thời gian thử thách nhưng việc chứng kiến con mình trưởng thành là một trải nghiệm tuyệt vời.

0 1,175

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng họ sẽ phải đối mặt với những rắc rối tuổi teen của con họ. Đó có thể là khoảng thời gian thử thách nhưng việc chứng kiến con mình trưởng thành là một trải nghiệm tuyệt vời.

Chuẩn bị đón nhận “tuổi nổi loạn” của con: một ý tưởng tuyệt vời

Cảm thấy e ngại khi con bước vào giai đoạn tuổi teen là điều bình thường. Đó là thời điểm của những thay đổi lớn lao ở con bạn và mối quan hệ giữa bạn với con. Bạn phải chấp nhận thực tế đó. Tuy nhiên, đó sẽ không phải là trải nghiệm tiêu cực đối với bạn hoặc con, đặc biệt nếu bạn có sự chuẩn bị.

Suy tính: cân nhắc mọi chuyện Trước khi con bước vào giai đoạn tuổi teen, bạn có thể cần phải nghiên cứu một chút để dự đoán tình hình. Hãy tìm hiểu về những thay đổi thể chất, cảm xúc và xã hội mà con sẽ phải trải qua, điều đó giúp bạn hiểu những biến chuyển trong hành vi và mối quan hệ giữa bạn với con.

Nhớ lại thời niên thiếu của bản thân có thể giúp bạn hiểu con. Cố gắng nhớ những gì bạn đã trải qua và cảm nhận của bạn hồi đó. Tận dụng những cảm nhận và trải nghiệm đó để giải quyết các tình huống của con bạn.
Hành vi của thiếu niên có thể gây khó chịu nhưng thường thì đó là một phần của quá trình hình thành năng lực tự chủ và trưởng thành.

Thay đổi cách nghĩ của bạn về hành vi của thiếu niên có thể sẽ hữu ích trong trường hợp này. Việc con thường xuyên tranh cãi về các vấn đề trong đời sống hàng ngày như rắc rối ở trường, việc nhà và thời gian xem TV có thể khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho thấy con bạn đang hình thành năng lực tự chủ, phát triển sự tự giác và tự tin cũng như chịu trách nhiệm về bản thân.
“Tuổi nổi loạn” không phải lúc nào cũng trôi qua êm đẹp và dù làm gì đi chăng nữa, bạn sẽ không tránh khỏi những lúc cãi vã. Tuy nhiên, “tuổi nổi loạn” của con không tồn tại mãi mãi. Hãy nhớ rằng tình trạng đó là một bước đệm hướng đến mục tiêu quan trọng hơn – biến đứa con non nớt của bạn trở thành một thanh niên tự chủ.
Đó có thể là một ý tưởng tốt để chuẩn bị ứng phó với các vấn đề thường gặp trước khi chúng xảy ra. Nghĩ xem mình làm gì bây giờ dễ hơn nhiều việc cố gắng nảy ra một chiến thuật hợp lý khi sự đã rồi, đặc biệt đối với các tình huống gian lận.
Khuyến khích sự tự chủ – theo cách an toàn. Hãy nghĩ trước xem mình sẽ làm gì. Ví dụ, nếu đứa con 13 tuổi của bạn muốn đi xem phim với bạn bè, bạn có thể quyết định cho phép con đi, những bạn cũng có thể muốn đặt ra một số giới hạn để con được an toàn nhất có thể. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn cân nhắc các giới hạn:

  • Con bạn đi chơi với ai?
  • Con làm thế nào để đến chỗ hẹn?
  • Địa điểm hẹn chính xác là ở đâu?
  • Mấy giờ con sẽ về nhà?
  • Con sẽ xử lý thế nào nếu có tình huống phát sinh?

Đây là giai đoạn mà bạn có thể bắt đầu thiết lập một quá trình gọi là giám sát. Hiểu đơn giản là bạn sẽ phải đặt những câu hỏi nêu trên. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn trao đổi với con về việc giám sát trước giai đoạn dậy thì của con – điều này sẽ giúp con bạn làm quen với chuyện đó. Nó cũng làm giảm nguy cơ con chống đối việc giám sát.
Thiếu niên rõ ràng tự chủ hơn trẻ con nhưng bạn vẫn cần đặt ra những giới hạn và nguyên tắc bắt buộc, bạn có quyền dạy con biết cư xử chừng mực. Hãy nói với con rằng bạn kỳ vọng những gì và điều gì sẽ xảy ra nếu con không đạt được những kỳ vọng đó.
Sự thương lượng, giao tiếp và hệ quả tự nhiên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các nguyên tắc kỷ luật. Bố mẹ nghiêm khắc thì con được nhờ – bố mẹ đặt ra các giới hạn nhưng cũng hiểu rằng con mình cần phát triển năng lực tự chủ.
Một mối quan hệ bền chặt và tích cực với con bạn có thể là nguồn vốn tích lũy. “Năng nhặt chặt bị”, bạn sẽ không rơi vào tình trạng đối đầu căng thẳng khi con bước vào giai đoạn dậy thì. Nó có thể giúp bạn tạo không khí trò chuyện cởi mở, kết nối chặt chẽ với con, có được niềm tin và sự tôn trọng từ con.
Mạng xã hội và điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong đời sống của thiếu niên. Họ sử dụng chúng để cho bạn bè biết họ đang làm gì và cảm thấy như thế nào. Nó có thể giúp bạn cân nhắc định hướng và thương lượng với con những nguyên tắc về an toàn và chịu trách nhiệm trên mạng xã hội và điện thoại di động.

Chăm sóc bản thân

Làm thế nào để các bậc cha mẹ có thể theo dõi sát sao và giao tiếp với con mình trong giai đoạn này? Bạn cảm thấy thế nào về những thay đổi trong cuộc sống của chính bạn? Sức khỏe của chính bạn, cảm giác hài lòng và các mối quan hệ khác của bạn có thể ảnh hưởng đến cách bạn đối xử với con bạn.
Nếu bạn muốn chia sẻ cảm nhận hoặc các mối quan hệ của bạn với ai đó, có rất nhiều lựa chọn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn hoặc con bạn đang cảm thấy phải chịu đựng lẫn nhau hoặc bạn lo lắng về các vấn đề khác như trầm cảm, lo âu, bạo lực hoặc lạm dụng, tốt nhất nên tìm đến các chuyên gia tâm lý học hoặc tư vấn viên. Bác sĩ địa phương hoặc trường mà con bạn đang theo học có thể giới thiệu ai đó cho bạn và con bạn.
Nếu bạn có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, bạn có thể cần cân nhắc một vài điều khi chuẩn bị đón nhận “tuổi nổi loạn” của con. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tham khảo một số bài viết của chúng tôi về thanh thiếu niên mắc ASD – cá tính và lòng tự trọng, sẵn sàng cho tuổi dậy thì, các kỹ năng xã hội, các hoạt động xã hội và giải trí, đi tình nguyện và đi làm.

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Nguồn: Raisingchildren

Leave A Reply

Your email address will not be published.