Liên lạc với giáo viên của con: Những điều nên và không nên

0 1,276

Giao tiếp giữa bạn và giáo viên của con đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ để con thành công trong học tập. Cả bạn và giáo viên của con chính là những người thấu hiểu con ở các khía cạnh khác nhau.

Xem thêm: Chiến thuật giải quyết vấn đề cho phụ huynh và giáo viên

Việc liên lạc với giáo viên của con bạn không phải lúc nào cũng dễ dàng bởi thời gian trên lớp của giáo viên dành cho các học sinh bao gồm cả con bạn. Nếu bạn biết được một số điều nên và không nên trong giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên thì bạn sẽ bớt sự lo lắng không đáng có này và có thể giúp bạn tạo kết nối tốt hơn với giáo viên của con bạn.

Giữ liên lạc giữa phụ huynh và giáo viên 

Không nên: Cảm thấy như thể bạn đang gây phiền toái. Dù bạn muốn bày tỏ nỗi lo lắng, thắc mắc hay chỉ đơn giản là nói lời cảm ơn, bạn hoàn toàn có quyền liên lạc với giáo viên của con bạn. Đó là một phần của quá trình liên lạc giữa đôi bên.

Nên: Ủng hộ con bạn. Giáo viên của con có thể dành sáu giờ một ngày với con và biết con trong không gian trường học, nhưng bạn ở cùng con suốt thời gian còn lại và hiểu con dưới góc nhìn rất khác. Nếu con cần gì hoặc có điều gì đó không ổn, hãy lắng nghe.

Không nên: Đợi đến khi có rắc rối mới liên lạc với giáo viên của con bạn.

Nên: Cố gắng tự giới thiệu bản thân, bằng văn bản hoặc qua điện thoại, để bắt đầu mối quan hệ phụ huynh – giáo viên một cách tốt đẹp.

Không nên: Gọi cho giáo viên của con bạn trong ngày học và nóng lòng trao đổi với cô/ anh ấy ngay lập tức.

Nên: Hãy cho giáo viên của con bạn biết cách thức và thời gian thuận tiện nhất để liên lạc với bạn. Giáo viên bận rộn cả ngày và thường sử dụng giờ nghỉ để tắm, ăn trưa qua loa và/ hoặc chuẩn bị kế hoạch bài học. Vì vậy, bạn có thể phải đợi sau giờ học để nói chuyện điện thoại. Tuy nhiên, nếu bạn cho giáo viên biết rằng bạn có thể liên lạc qua ghi chú/ email hoặc sáng sớm là thời điểm thuận tiện nhất, bạn có cơ hội trao đổi sớm hơn.

Không nên: Nói với người trực điện thoại: “Hãy thông báo với anh/ cô ấy là cô Jane Smith gọi” và mong giáo viên biết bạn là ai và bạn muốn có một cuộc gọi lại.

Nên: Để lại một tin nhắn cho biết bạn là phụ huynh của học sinh nào và trình bày ngắn gọn lý do bạn gọi điện. Nếu bạn muốn được gọi lại, hãy chắc chắn đề cập đến điều đó trong tin nhắn của bạn.

Không nên: Gọi giáo viên của con bạn ở nhà trừ khi anh/ cô ấy nói rõ là không sao.

Nên: Hỏi giáo viên xem có thể đến nhà anh/ cô ấy vào buổi tối để thảo luận về vấn đề mà con bạn đang gặp phải không. Mặc dù nhiều giáo viên không muốn bị làm phiền ở nhà, một số người khá thoải mái và cung cấp số điện thoại nhà của họ cho phụ huynh mà họ biết là sẽ không lạm dụng nó. Nếu bạn có số điện thoại nhà của giáo viên, hãy đảm bảo tôn trọng thời gian của họ, gọi vào một giờ hợp lý và chỉ trong các tình huống khẩn cấp (thường là các vấn đề cần giải quyết trước ngày học tiếp theo).

Không nên: Ngần ngại khi yêu cầu trao đổi trực tiếp.

Nên: Hãy cho giáo viên của con bạn biết nếu bạn cần một vài phút trao đổi trực tiếp. Chỉ cần chắc chắn cho anh/ cô ấy biết lý do gặp, liệu bạn có cảm thấy bất tiện nếu các nhân viên khác ở đó không và dự kiến ​​cuộc trao đổi sẽ kéo dài bao lâu. Bằng cách đó, giáo viên có thể dành đủ thời gian cho bạn.

Không nên: Mặc định rằng gọi điện và ghi chú là cách duy nhất để trao đổi với giáo viên.

Nên: Tìm hiểu xem trường học của con bạn có mạng nội bộ (nơi cung cấp cho mỗi giáo viên một địa chỉ email làm việc tại trường) không. Email là một cách rất nhanh chóng và dễ dàng để liên lạc với giáo viên và có thể cung cấp một nền tảng liên lạc tuyệt vời giữa phụ huynh và giáo viên, trong đó các vấn đề hoặc câu hỏi có thể được giải quyết mà không cần gọi điện hay gặp mặt.

Không nên: Gửi một ghi chú chưa niêm phong cho giáo viên của con bạn và nghĩ rằng con trai hoặc con gái của bạn không đọc được nó.

Nên: Niêm phong ghi chú trong một phong bì hoặc gấp lại và dập ghim. Đảm bảo ghi rõ tên của giáo viên bên ngoài nếu không muốn ai khác đọc được. Bằng cách đó, nếu giáo viên nghỉ hôm nay thì ghi chú sẽ được để sang một bên. Lưu ý mọi khoản tiền đưa cho con mang đi nộp nên được dán nhãn bên ngoài. Ví dụ: “Tiền ăn trưa của John” hoặc “Thông tin thay đổi xe buýt.”

Amanda Morin

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Xem thêm

12 cách để tạo dựng mối quan hệ tốt với giáo viên của con

Lời khuyên cho phụ huynh: 4 lý do phổ biến mà giáo viên liên lạc với bạn và cách giải quyết

Leave A Reply

Your email address will not be published.