Làm thế nào để đảm bảo con bạn được hỗ trợ ở trường

0 936

Sự hỗ trợ của nhà trường dành cho con luôn là mối quan tâm của phụ huynh bởi thời gian trong ngày của con phần lớn là ở trường. Các phụ huynh đều mong con nhận được đầy đủ và công bằng các điều kiện học tập tại trường học bao gồm cơ sở vật chất, ăn nghỉ bán trú và sức khỏe tâm lý. Các nhà trường luôn mong muốn được đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Vậy các bậc phụ huynh cần làm thế nào để con được hỗ trợ tốt nhất ở trường? Làm thế nào để hợp tác với nhà trường để đảm bảo điều đó? Bài viết dưới đây đề cập đến cách thức hỗ trợ con tại trường học dành cho các bậc phụ huynh.

Xem thêm: Những rắc rối ở trường hỗ trợ trẻ em 9-15 tuổi

Ít nhất 1/5 số trẻ em ở độ tuổi đi học bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần. Hai tình trạng phổ biến nhất ở trẻ em và lứa tuổi teen là lo âu và trầm cảm, nhưng còn có những khó khăn khác ảnh hưởng đến khả năng tham gia đầy đủ và hưởng lợi từ các trải nghiệm trên lớp, bao gồm thiếu tập trung – tăng động, rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn ăn uống.

Nhiều trẻ em cũng có thể phải chịu đựng các phản ứng cảm xúc đối với áp lực học tập, bệnh tật, tài chính gia đình, các vấn đề cá nhân hoặc các yếu tố gây căng thẳng khác. Mặc dù không phải mọi vấn đề về sức khỏe tâm thần đều ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, chức năng học tập hoặc trường học, nhưng nhiều người đang gặp phải vấn đề này và trường học có thể giúp đỡ.

Nếu tình trạng sức khỏe tâm thần của con bạn ảnh hưởng đến hoạt động của chúng ở trường, bước đầu tiên của bạn là xác định tình trạng của chúng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc bác sĩ nhi khoa và trình bày thông tin chẩn đoán này với nhà trường.

Với trẻ nhỏ hơn (mẫu giáo-lớp 5), có thể hữu ích khi bắt đầu bằng việc trao đổi với giáo viên của con bạn, trong khi với học sinh cấp hai hoặc cấp ba, tốt nhất nên bắt đầu với chuyên gia sức khỏe và của nhà trường. Hầu như tất cả các trường công lập và tư thục đều có ít nhất một người phụ trách các vấn đề về sức khỏe tâm thần của học sinh – một cố vấn hướng dẫn, nhân viên xã hội, y tá hoặc nhà tâm lý học. Và hãy nhớ rằng theo luật, các trường học bắt buộc phải cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần; tính chất cho học sinh và mức độ hỗ trợ đó tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của con bạn cũng như tài nguyên tại trường học. Tất nhiên, trường học của con bạn có thể có nhiều tài nguyên hơn bạn tưởng, tùy thuộc vào độ tuổi, điều kiện và hệ thống trường học cụ thể của con bạn.

Bước tiếp theo là đề nghị một cuộc họp với chuyên gia được chỉ định đó hoặc, nếu các vấn đề đã tiến đến một mức độ nghiêm trọng đáng kể, thì bạn cần họp với một đội ngũ lớn hơn, bao gồm các giáo viên và nhân viên khác của trường.

Hầu hết phụ huynh có một cuộc họp căng thẳng với ban giám hiệu nhà trường khi con họ có vấn đề về hành vi hoặc cảm xúc. Để chuẩn bị tinh thần của bạn một cách tốt nhất, hãy cân nhắc việc đề nghị cho phụ huynh khác hoặc người thân cùng bạn đến cuộc họp. Nếu con bạn đang làm việc với một chuyên gia sức khỏe tâm thần, hãy xem liệu có được mời người này đến cuộc họp không. Có thể cực kỳ hữu ích nếu một quan sát viên/ chuyên gia/ người ủng hộ khách quan đi cùng bạn!

Xem thêm: Phải làm gì nếu việc bắt nạt vẫn không ngừng

Sự hợp tác của bạn với nhà trường góp một phần quan trọng trong việc đảm bảo con bạn nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Vì vậy, dưới đây là một số lời khuyên để hợp tác hiệu quả nhằm đảm bảo cho con cón được sự hỗ trợ tốt nhất:

1. Trung thực, trực tiếp và cụ thể. Hầu hết nhân viên nhà trường sẽ đáp lại với lòng trắc ẩn và sẵn sàng giúp đỡ nếu họ hiểu những gì đang xảy ra với con bạn và cảm thấy bạn lo lắng cho chúng. Nếu bạn mơ hồ, hoặc dường như không muốn tiết lộ thông tin, họ sẽ khó hiểu hơn và họ có thể ít đồng cảm hơn.

2. Đặt câu hỏi về những gì giáo viên chứng kiến ở trường lớp. Đừng cho rằng họ cũng chỉ thấy những gì bạn thấy ở nhà. Một số trẻ em ngoan ngoãn trên lớp và yêu sách khi về nhà. Ngược lại, một số đứa trẻ có vẻ ổn khi ở nhà nhưng có thể quậy phá, mất tập trung hoặc không vui vẻ trong môi trường lớp học. Hỏi giáo viên của con bạn về cách con cư xử khi ở trường. Đừng cho rằng bạn biết toàn bộ câu chuyện.

3. Nếu bạn không chắc chắn trường học của con bạn có những tài nguyên tốt nhất ở lĩnh vực nào, hãy yêu cầu tham dự một cuộc họp nhân viên. Nói chuyện trực tiếp với nhóm nhân viên có thể hỗ trợ con bạn hiệu quả hơn là gửi một email dài, chi tiết hoặc trò chuyện qua điện thoại với một giáo viên/ nhân viên.

4. Nắm vững luật về hỗ trợ giáo dục đặc biệt. Nếu giáo viên, cố vấn và nhân viên khác phụ trách con bạn không thể hỗ trợ con bạn một cách tích cực (hoặc bạn chỉ muốn đảm bảo hệ thống trường học sẽ thực thi tốt nhiệm vụ từ năm này sang năm khác), hãy yêu cầu đánh giá xem con bạn có đủ điều kiện hưởng các dịch vụ giáo dục đặc biệt không. Theo Đạo luật Giáo dục Người khuyết tật Hoa Kỳ (IDEA), bệnh tâm thần là cơ sở cho nhu cầu “giáo dục đặc biệt” trong các hệ thống trường công lập với điều kiện can thiệp vào khả năng tiến bộ trong học tập của con bạn. Ngay cả những học sinh có nhu cầu về sức khỏe tâm thần không đáp ứng các tiêu chuẩn của IDEA cũng có thể được hưởng những điều khoản khiêm tốn hơn theo Mục 504 của Đạo luật Phục hồi.

Xem thêm: 15 quyền của phụ huynh trong trường học

Vai trò quan trong của cha mẹ trong giáo dục đặc biệt

Các bậc cha mẹ có thể gặp nhiều khó khăn hơn là chỉ chứng kiến con mình gặp khó khăn về mặt cảm xúc. Có thể khó đối diện với vấn đề và khó tin rằng những người lớn khác sẽ hiểu, quan tâm đủ sâu sắc hoặc biết phải làm gì. Nhưng giáo viên, cố vấn học tập hoặc hiệu trưởng ở trường mà con bạn đang theo học có thể đã gặp những học sinh có vấn đề tương tự và hầu hết các nhà giáo dục sẽ có khuynh hướng thích nghi, theo dõi và hỗ trợ con bạn. Đó là trách nhiệm của họ, việc của bạn là tranh thủ sự giúp đỡ của họ.

Xem thêm: Làm thế nào để giúp con bạn thành công trong và ngoài trường học năm 2020 L

Deborah Offner

Đặng Thanh Hiền – Táo Trường Học dịch

Leave A Reply

Your email address will not be published.