Trẻ em ở mọi lứa tuổi thường gặp căng thẳng liên quan đến trường học. Điều này thường rõ ràng nhất vào cuối mùa hè, khi năm học mới sắp bắt đầu, nhưng nó có thể xảy ra quanh năm. Sự căng thẳng và lo âu đến từ đâu? Các yếu tố xã hội, học thuật và kế hoạch đóng một vai trò quan trọng, cũng như các yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn trong môi trường.
Những căng thẳng xã hội
Nhiều trẻ em trải qua một số mức độ căng thẳng hoặc lo âu trong các tình huống xã hội mà chúng gặp phải ở trường. Trong khi một số vấn đề tạo cơ hội quan trọng cho sự phát triển, đa phần chúng phải được xử lý cẩn thận và có thể gây ra lo âu nghiêm trọng.
Giáo viên
Trải nghiệm tốt với một giáo viên chu đáo có thể gây ấn tượng lâu dài cho cuộc sống của một đứa trẻ – một trải nghiệm tồi tệ cũng thế. Trong khi hầu hết các giáo viên cố gắng hết sức cung cấp cho học sinh trải nghiệm giáo dục tích cực, một số em lại phù hợp hơn với các kiểu giảng dạy và loại lớp học nhất định. Nếu có sự bất đồng giữa học sinh và giáo viên, học sinh có thể nảy sinh những cảm xúc tiêu cực kéo dài về trường học hoặc năng lực của chính mình.
Xem thêm: Phải Làm Gì Khi Con Bạn Có Giáo Viên Tồi?
Chia sẻ của giáo viên: phụ huynh nên làm gì nếu không đồng tình với chương trình giảng dạy
Bạn bè
Trong khi hầu hết các học sinh sẽ nói rằng bạn bè là một trong những khía cạnh yêu thích của họ ở trường, bạn bè cũng có thể là một nguồn gây căng thẳng. Lo ngại về việc không có đủ bạn, không học cùng lớp với bạn, không thể theo kịp bạn ở môn này môn kia, xung đột giữa các cá nhân và áp lực từ bè bạn là hai trong số những cách thức rất phổ biến khiến trẻ em bị căng thẳng bởi cuộc sống xã hội ở trường. Việc một mình đối phó với những vấn đề này có thể gây ra lo âu ở cả những đứa trẻ an toàn nhất.
Xem thêm: Thanh thiếu niên: áp lực và ảnh hưởng từ bạn bè
Những kẻ bắt nạt
Mọi thứ đã và đang thay đổi trong thế giới của những kẻ bắt nạt. Tin tốt là những ngày giáo viên tảng lờ và phụ huynh để trẻ tự mình đối phó với bắt nạt gần như đã qua. Nhiều trường hiện có các chương trình và chính sách chống bắt nạt. Mặc dù nạn bắt nạt vẫn xảy ra ở nhiều trường, ngay cả những trường có chính sách này, sự giúp đỡ thường dễ tiếp cận hơn so với hồi xưa.
Tin xấu là bắt nạt đã phát triển thành dạng thức công nghệ cao. Nhiều học sinh sử dụng Internet, điện thoại di động và các thiết bị truyền thông khác để bắt nạt bạn cùng trường, và kiểu bắt nạt này thường diễn tiến phức tạp. Một lý do là những kẻ bắt nạt có thể ẩn danh và tranh thủ lôi kéo thêm nhiều thành phần tiêu cực khác để khiến nạn nhân trở nên khốn khổ; một lý do khác là họ không phải đối mặt với nạn nhân nên sẽ dễ dàng rũ bỏ mọi sự đồng cảm manh nha. Có nhiều cách để chống lại tình trạng “bắt nạt trên mạng”, nhưng nhiều phụ huynh không biết và nhiều đứa trẻ bị bắt nạt cảm thấy khó đối phó với tình huống này.
Xem thêm: Làm thế nào để đối phó với việc con bị bạn bè bắt nạt?
Lịch học quá tải
Gần đây, đã có nhiều ý kiến về việc lên lịch học quá tải cho trẻ em, những vấn đề vẫn còn tiếp diễn. Trong một nỗ lực để tạo lợi thế hoặc cung cấp những trải nghiệm phát triển tốt nhất có thể cho con, nhiều phụ huynh đang đăng ký cho con tham gia quá nhiều hoạt động ngoại khóa. Khi trẻ em trở thành thiếu niên, các hoạt động ngoại khóa ở trường trở nên khắt khe hơn nhiều. Các tiêu chuẩn tuyển sinh đại học cũng ngày càng cạnh tranh, gây khó khăn cho học sinh cuối cấp ba.
Xem thêm: Tìm hoạt động ngoại khóa phù hợp nhất với sở thích của con bạn
Thiếu thời gian dành cho gia đình
Một phần do sự bận rộn của trẻ em, một phần do cuộc sống và lịch trình bận rộn của hầu hết các bậc cha mẹ, bữa tối gia đình đã trở thành ngoại lệ thay vì thói quen trong nhiều gia đình. Mặc dù có nhiều cách khác để kết nối, nhiều gia đình cảm thấy quá bận rộn để dành thời gian cho nhau, bao gồm cả những cuộc thảo luận quan trọng và tổng kết một ngày bình thường có thể hữu ích cho trẻ em trong việc giải quyết các vấn đề họ gặp phải. Do không có thời gian dành cho gia đình, nhiều phụ huynh mất kết nối với con cái hoặc không hiểu biết về các vấn đề họ gặp phải, như họ muốn.
Xem thêm: Tạo dựng một cuộc sống gia đình tích cực cho trẻ em
Ngủ không đủ giấc
Thật không may, đây không chỉ là vấn đề mà người lớn phải đối mặt. Khi lịch học cuốn chiếu với bài tập về nhà, hoạt động ngoại khóa, thời gian dành cho gia đình và (hy vọng) một vài khoảng nghỉ mỗi ngày, trẻ em thường ngủ ít hơn mức cần thiết. Hoạt động trong tình trạng thiếu ngủ không chỉ có nghĩa là buồn ngủ, nó cũng có thể dẫn đến hoạt động nhận thức kém, thiếu phối hợp, ủ rũ và các tác động tiêu cực khác. Hãy xem xét giúp gia đình bạn áp dụng một số thói quen để có giấc ngủ ngon hơn.
Làm việc quá sức
Có rất nhiều áp lực đặt lên vai trẻ em từ thời điểm sớm hơn so với các thế hệ trước. Ví dụ, trong khi một vài thập kỷ trước, mẫu giáo là thời gian học chữ cái, số và những điều cơ bản, hầu hết trẻ mẫu giáo ngày nay được kỳ vọng biết đọc. Với điểm kiểm tra được đánh giá cao và công khai, các trường và giáo viên phải chịu áp lực rất lớn để thúc đẩy học sinh đạt điểm kiểm tra tốt; áp lực đó có thể bị truyền sang trẻ em.
Xem thêm: Đừng quá áp lực! 4 nguyên nhân gây căng thẳng ở những học sinh giỏi
Công việc quá dễ dàng
Giống như căng thẳng nảy sinh khi xử lý một khối lượng công việc nặng nề và đầy thách thức, một số trẻ em có thể gặp căng thẳng vì công việc không đủ khó khăn. Họ có thể phản ứng bằng cách nghịch ngợm trong lớp, điều này dẫn đến hiệu suất học tập kém, che giấu gốc rễ của vấn đề và duy trì sự khác biệt quan hệ.
Phương pháp học tập không phù hợp
Bạn có thể đã biết rằng có nhiều cách học khác nhau, một số người học tốt hơn bằng cách lắng nghe, những người khác giữ thông tin hiệu quả hơn nếu họ đọc, và nhiều người khác thích học bằng cách thực hành. Nếu có sự không phù hợp trong phong cách học tập và lớp học hoặc con bạn bị khuyết tật học tập (đặc biệt là trường hợp chưa được phát hiện), điều này rõ ràng có thể dẫn đến một trải nghiệm học tập căng thẳng.
Xem thêm: Làm thế nào để giúp con bạn thành công trong và ngoài trường học năm 2020
Vấn đề bài tập về nhà
Trẻ em đang được chỉ định hoàn thành một khối lượng bài tập về nhà nặng hơn so với những năm trước, và việc đó có thể gia tăng áp lực cho một lịch học bận rộn và phải trả phí.
Xem thêm: Chia sẻ của giáo viên: cha mẹ học sinh nên biết gì về bài tập về nhà
Sợ kiểm tra
Nhiều người trong chúng ta trải qua cảm giác lo âu khi kiểm tra, bất kể chúng ta chuẩn bị tốt hay chưa. Thật không may, một số nghiên cứu cho thấy mức độ sợ kiểm tra cao hơn thực sự có thể cản trở hiệu suất trong các kỳ thi. Hạn chế lo âu khi kiểm tra có thể cải thiện điểm số.
Xem thêm: Làm thế nào để đối phó với căng thẳng thi cử
Ăn kiêng
Với tình trạng dư thừa thực phẩm tiện lợi hiện nay và thời gian trải nghiệm hạn chế, chế độ ăn uống trung bình của trẻ chứa nhiều đường và ít chất dinh dưỡng được khuyến nghị. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi tâm trạng, thiếu năng lượng và các tác động tiêu cực khác đối với mức độ căng thẳng.
Ô nhiễm tiếng ồn
Tin hay không thì ô nhiễm tiếng ồn từ sân bay, giao thông đông đúc và các nguồn khác đã được chứng minh là gây căng thẳng ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ em ở trường.
Thiếu sự chuẩn bị
Không có đồ dùng cần thiết có thể là một trải nghiệm rất căng thẳng đối với một đứa trẻ, đặc biệt khi trẻ còn rất nhỏ. Nếu một đứa trẻ không được ăn trưa đầy đủ, không mang theo đơn xin nghỉ học có chữ ký hoặc không có một chiếc áo đỏ để mặc trong “Ngày áo đỏ” chẳng hạn, con có thể cảm thấy khá căng thẳng. Trẻ nhỏ hơn có thể cần hỗ trợ trong những tình huống như vậy.
Xem thêm:
Giải pháp xử lý nỗi lo âu tại trường học
Tuổi teen: 5 chiến lược đơn giản giúp con đối phó với lo âu
Nguồn: verywellf Family